Trang chủ » Digital Marketing » Tìm hiểu khái niệm CPA và ý nghĩa của nó trong Affiliate Marketing

Digital Marketing

Tìm hiểu khái niệm CPA và ý nghĩa của nó trong Affiliate Marketing

16 Tháng Tám, 2023

CPA marketing được biết đến là phương thức hoạt động hiệu quả nhất trong affiliate marketing hiện nay. Đây là hình thức đem lại nhiều lợi ý và cơ hội cho các nhà quảng cáo. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu khái niệm CPA là gì?

Tìm hiểu khái niệm CPA và ý nghĩa của nó trong Affiliate Marketing

CPA Marketing là gì?

CPA là viết tắt của cụm từ Cost Per Action, đây là hình thức quảng cáo mà người quảng cáo sẽ phải trả chi phí cho các hoạt động được người dùng thực hiện như: cài ứng dụng, đăng ký tài khoản, điền form,… Nói dễ hiểu hơn, người dùng sẽ nhận được khoản hoa hồng từ nhà quảng cáo khi có khách hàng thực hiện một hành động nào đó theo đường link affiliate được chỉ định.

Đây cũng là hình thức quảng cáo được áp dụng và sử dụng nhiều hiện nay và có rất nhiều hình thức quảng cáo, tiếp thị khác áp dụng theo mô hình này. Nhóm này sẽ được gọi chung là kiếm tiền với Cost Per Action trong Marketing.

3 hình thức tính phí của CPA trong marketing là gì?

Để có thể đảm bảo được sự công bằng trong việc chi trả lợi nhuận cao trong quá trình làm việc, CPA sẽ thực hiện tính hoa hồng cho người thực hiện Cost Per Action qua 3 hình thức tính phí sau: 

3 hình thức tính phí của CPA trong marketing là gì?
3 hình thức tính phí của CPA trong marketing là gì?

CPI (Cost Per Install)

Đây là khoản tiền hoa hồng mà người thực hiện Cost Per Action sẽ nhận được khi khách hàng tiếp cận cài đặt ứng dụng từ nhà quảng cáo. Hiện tại, có rất nhiều ứng dụng được phát triển trên đa nền tảng khác nhau. 

Ứng dụng mà người dùng lựa chọn có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: đặt đồ ăn, nghe nhạc,… Do đó, nhiệm vụ chính của người thực hiện Cost Per Action là làm thế nào để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và giúp cho nhà quảng cáo trở nên thu hút và thôi thúc khách hàng cài đặt ứng dụng. 

Sau khi khách hàng đã hoàn tất quá trình cài đặt thành công cũng chính là lúc người thực hiện Cost Per Action nhận được hoa hồng từ nhà quảng cáo.

CPL (Cost Per Lead) 

CPL viết tắt của Cost Per Lead, đây chính là khoản hoa hồng mà người thực hiện Cost Per Action sẽ nhận được khi khách hàng mà bạn tiếp cận đã thực hiện và hoàn thành các hoạt động trong link affiliate mà nhà quảng cáo mong muốn như: điền form, cung cấp thông đăng ký khảo sát,…

Xem thêm: Lead là gì? Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi lead trong sale hiệu quả

CPS (Cost Per Sale)

CPS là tiền hoa hồng người thực hiện Cost Per Action sẽ nhận được khi khách hàng mua hàng thành công.

Ví dụ như: Khi khách đặt phòng trên ứng dụng Booking.com thông qua link giới thiệu của bạn thì bạn sẽ được trả hoa hồng khi có khách thanh toán qua đường link bạn giới thiệu. 

Ý nghĩa của Cost Per Action là gì trong marketing?

Ý nghĩa của Cost Per Action là gì trong marketing?
Ý nghĩa của Cost Per Action là gì trong marketing?

Với Merchant (nhà quảng cáo)

Đối với Merchant (nhà quảng cáo) hình thức tiếp thị liên kết Cost Per Action đem đến cho họ bài toán rõ nét về kinh doanh. Cụ thể nó đem đến cho nhà quảng cáo con số chính xác rằng họ sẽ phải bỏ ra bao nhiêu chi phí và thu lại được bao nhiêu.

Không giống với những hình thức quảng cáo truyền thông cũ, Cost Per Action Marketing mang đến những hiệu quả thiết thực thông qua tiếp thị liên kết. Cụ thể là nhà quảng cáo chỉ phải chi tiền cho những hành động của người dùng mang lại kết quả cho họ.

Với Affiliate (người phân phối)

Khác với CPM hay CPC, Cost Per Action được cho là thử thách đối với người phân phối bởi hoa hồng chỉ phát sinh khi người dùng thực sự hoàn thành hành động mà nhà quảng cáo mong muốn. Và không phải người phân phối nào cũng chấp nhận thực hiện đúng và đủ những hành động mà phía nhà quảng cáo yêu cầu.

Một số người chỉ click vào quảng cáo nếu thấy có ích, phù hợp với họ. Do đó, điều khó nhất đối với người phân phối khi làm Cost Per Action marketing là làm thế nào để người đọc chấp nhận đầy đủ các hành động mà nhà quảng cáo đưa ra. Đây là công việc không hề đơn giản nếu khách hàng phải bỏ tiền túi ra, nhưng đổi lại người phân phối sẽ nhận được mức hoa hồng xứng đáng. 

Với khách hàng

Khi khách hàng thực hiện những hành động qua Cost Per Action bạn sẽ nhận được những hỗ trợ như:

  • Quà tặng.
  • Giảm giá.
  • Khuyến mãi từ nhà quảng cáo theo chương trình mà họ đang triển khai. 

Nhờ những lợi ích này, khách hàng sẽ dễ dàng chọn được dòng sản phẩm/dịch vụ phù hợp với mình và họ cũng không muốn bị làm phiền với những sản phẩm/dịch vụ mà họ không mong muốn. 

Các hình thức giúp thực hiện Cost Per Action hiệu quả?

Phương pháp để kiếm tiền với affiliate marketing hiệu quả mình đã chia sẻ rất nhiều trên blog, mình sẽ liệt kê ra các cách phổ biến nhất bạn có thể làm và sẽ để thêm đường dẫn đến những bài viết chi tiết hơn:

  • Làm website, lên kế hoạch xây dựng nội dung xung quanh chủ đề chiến dịch mà bạn tham gia trên CPA network. Kết hợp SEO web là một trong những phương án giúp bạn có được nguồn thu nhập bền vững và thụ động khi kiếm tiền với Cost Per Action. 
  • Chạy quảng cáo là cách giúp mang lại kết quả nhanh chóng nhất, nhưng bạn cần có đủ vốn và kinh nghiệm với việc lên chiến dịch quảng cáo, các bước phân tích và tối ưu quảng cáo, quan trọng nhất người thực hiện Cost Per Action phải lựa chọn được offer cao để bù lại những chi phí đã bỏ ra cho hình thức này. Có thể chạy quảng cáo qua 2 kênh phổ biến hiện nay như: Facebook Ads, Google Ads.
  • Thiết kế Landing Page: Chỉ vì một quảng cáo thu hút sự chú ý của ai đó không có nghĩa là bạn đã hoàn thành. Tuy nhiên, bạn cần thiết kế một trang đích hấp dẫn truyền tải giá trị rõ ràng. Để làm được điều này, hãy thu hút sự tò mò của người xem bằng các tiêu đề và tiêu đề phụ hấp dẫn, đồng thời xóa các liên kết bên ngoài khỏi trang đích để cho phép khách truy cập rời khỏi kênh.
Các hình thức giúp thực hiện Cost Per Action hiệu quả?
Các hình thức giúp thực hiện Cost Per Action hiệu quả?

Làm thế nào để tối ưu chi phí? 

Với các phương pháp trên, bạn có thể ứng dụng các công cụ hỗ trợ marketing của GoSELL nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả hoạt động của các phương pháp thực hiện Cost Per Action một cách hiệu quả nhất: 

  • SEO: Trợ lý đắc lực giúp các chiến dịch và chủ đề xây dựng trên website và bài viết lên top trên các công cụ tìm kiếm, tăng khả năng hiển thị với người dùng. 
  • Blogs: Cho phép truyền tải những kiến thức hữu ích hay thông tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn đến khách hàng truy cập nhằm nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
  • Tạo landing page: Sản phẩm cho phép người dùng bạn có thể dễ dàng tạo không giới hạn landing page quảng cáo, bán hàng, giúp thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng, hỗ trợ quá trình truyền thông hiệu quả, tăng tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
  • Email marketing: Cho phép bạn tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Xem thêm: Kinh nghiệm tối ưu ngân sách Marketing cho chuỗi cửa hàng bán lẻ

Lưu ý khi kiếm tiền với CPA marketing

Khi lựa chọn hình thức kiếm tiền với CPA marketing bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây để gia tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện:

  • Nắm rõ các thông tin, thủ thuật, hướng dẫn reg net offer trước khi tiến hành tham gia vào CPA network, đặc biệt là mạng lưới nước ngoài. 
  • Tăng thu nhập cho bản thân bằng cách tham gia vào nhiều CPA network.
  • Tập trung và kiên trì vào việc phát triển các kênh quảng bá sản phẩm, dịch vụ để tăng lượng khách tiềm năng cho doanh nghiệp mình.
  • Cập nhật và áp dụng các xu hướng marketing một cách thường xuyên. 
  • Tìm hiểu kỹ các network và các offer trước khi tham gia. 

Ưu, nhược điểm của Cost Per Action đối với marketing

Ưu điểm 

  • Trả tiền cho mỗi hành động chuyển đổi: Lần này, hãy hạn chế nhấp chuột ảo hoặc đánh bại đối thủ của bạn như chiến lược CPC, CPV.
  • Khả năng kiểm soát: Bạn có thể dễ dàng kiểm soát chi phí cho chiến dịch của mình.
  • Chuyển đổi tốt hơn: Quảng cáo nhận được chuyển đổi tốt nhất dựa trên chi phí Cost Per Action.

Nhược điểm

  • Khả năng hiển thị quảng cáo: Nó không hoạt động trơn tru như chiến lược giá mỗi nhấp chuột thủ công, khiến khách hàng lần đầu nhìn thấy quảng cáo của bạn khó hơn.
  • Mục tiêu không chất lượng: Có mục tiêu Cost Per Action là tạo chuyển đổi (chẳng hạn như mua hàng), nhưng nếu bạn không có lịch sử chuyển đổi từ một số lượng lớn khách hàng tiềm năng, chất lượng của những chuyển đổi mới này sẽ kém.

Ngoài các vấn đề vừa kể trên, đối với các nhà quảng cáo để có thể quản lý thông tin từng cá nhân, quản lý chiết khấu cho các đơn đã được CTV hoàn thành và đo lường hiệu quả các chiến dịch affiliate marketing cũng là điều khá khó khăn nếu như doanh nghiệp hợp tác với lượng lớn cộng tác viên. Do đó, các nhà quảng cáo hay doanh nghiệp sử dụng hình thức affiliate marketing cần ứng dụng phần mềm như GoSELL vào việc quản lý cộng tác viên. 

Quản lý hệ thống cộng tác viên hiệu quả với GoSELL 

Tính năng affiliate dropship giúp bạn quản lý và xây dựng hệ thống cộng tác viên chia sẻ bán hàng chuyên nghiệp lên đến hàng nghìn người với đa dạng cấp bậc khác nhau, nhằm hỗ trợ quảng bá thương hiệu rộng rãi đến khách hàng với chi phí tối ưu nhất.

Quản lý hệ thống cộng tác viên hiệu quả với GoSELL 
Quản lý hệ thống cộng tác viên hiệu quả với GoSELL

Quản lý đội ngũ affiliate

Tính năng cho phép bạn linh hoạt tạo tài khoản cho cộng tác viên, và dễ dàng kiểm tra số lượng cộng tác viên theo trạng thái (như CTV hoạt động, CTV chờ duyệt, CTV không được duyệt,…). Bên cạnh đó, khi có cộng tác viên mới đăng ký thì tính năng sẽ hiển thị thông báo. Lúc này, bạn có thể tùy chọn phê duyệt hoặc từ chối đăng ký cộng tác viên. Hoặc cài đặt tự động phê duyệt công tác viên tham gia hệ thống với mức hoa hồng chỉ định sẵn.

Hệ thống cộng tác viên đa cấp bậc

Để các sản phẩm của doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng, bạn có thể mở rộng hệ thống quản lý cộng tác viên theo mô hình đa cấp bậc. Bằng cách khuyến khích cộng tác viên đang tham gia hệ thống chia sẻ đường link, mã giới thiệu,… đến với nhiều người đang có nhu cầu làm cộng tác viên.

Sau đó, bạn có thể cài đặt hoa hồng nhận được từ cộng tác viên cấp dưới theo công thức riêng. Đồng thời, phân cấp bậc cộng tác viên để các cộng tác viên có cấp bậc cao hơn dễ dàng quản lý và hưởng hoa hồng từ các cộng tác viên cấp dưới.

Tạo đường link affiliate dễ dàng

Tính năng link sản phẩm cho phép tạo ra đường dẫn mua hàng cho một hoặc nhiều sản phẩm. Qua đó, bạn có thể tùy ý chia sẻ đường link, đồng thời áp dụng mã giảm giá tự động giúp tối ưu quy trình và thời gian mua hàng, mở rộng mạng lưới kinh doanh tăng, tỉ lệ chuyển đổi mua hàng.

Quản lý các đơn hàng từ cộng tác viên chặt chẽ

Khi cộng tác viên có đơn hàng mới, thì ngay lập tức bạn sẽ nhận được thông báo từ hệ thống GoSELL. Lúc này, bạn có thể tìm kiếm đơn hàng theo cộng tác viên và lọc đơn hàng theo tình trạng thanh toán/giao hàng/phê duyệt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cài đặt tự động duyệt/từ chối hoa hồng cho đơn hàng cộng tác viên và tự động phân khách hàng cho cộng tác viên sau khi tạo khách hàng mới.

Đối với cộng tác viên, tính năng sẽ cho phép họ phân quyền lên đơn hàng ngay trên website/app và tùy chọn các hình thức thanh toán (như ship COD/chuyển khoản/ ghi nợ).

Quản lý và thanh toán hoa hồng nhanh chóng

Theo dõi chiết khấu của toàn bộ cộng tác viên theo từng trạng thái (đã duyệt, bị từ chối, chờ thanh toán, đã chi trả). Cho phép xem lại toàn bộ lịch sử thanh toán hoặc theo thời gian cụ thể. Nhập xuất file báo cáo thanh toán chiết khấu cho cộng tác viên. Có thể khấu trừ thuế vào trong thu nhập của cộng tác viên.

Trên đây là những chia sẻ của GoSELL về CPA là gì trong marketing, cũng như ý nghĩa của nó đối với affiliate marketing. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn đang muốn tìm hiểu cách kiếm tiền thông qua tiếp thị liên kết và cả những doanh nghiệp đang muốn triển khai kế hoạch affiliate marketing. 

Bài viết cùng chuyên mục