Trang chủ » Bài học kinh doanh » Tầm quan trọng của data analyst trong thời đại số

Bài học

Tầm quan trọng của data analyst trong thời đại số

18 Tháng Năm, 2023

Trong thời đại kỹ thuật số, data analyst được xem là cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra các quyết định quan trọng. Với nguồn tài nguyên quý giá này, doanh nghiệp có thể tận dụng vào việc tìm hiểu thị trường, nhu cầu khách hàng để phát triển các sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp với đông đảo thị hiếu của người tiêu dùng. Vậy data analyst là gì? Tầm quan trọng của data analyst trong các chiến dịch Digital Marketing như thế nào? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Tầm quan trọng của data analyst trong thời đại số

Data analyst là gì?

Với sự bùng nổ của dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), tất cả thông tin trên Internet đều được kết nối với nhau tạo thành một bức tranh khổng lồ. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, nguồn dữ liệu đang ngày một nhiều lên đáng kể.

Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích thị trường, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, thương hiệu theo đúng insight khách hàng. Tuy nhiên, việc tận dụng nguồn tài nguyên quý giá này như thế nào lại là bài toán khiến các nhà quản trị phải đau đầu. Vậy làm thế nào để xử lý vấn đề quản lý dữ liệu hiệu quả trong doanh nghiệp? Đây là lý do vì sao cần có data analyst.

Data analyst hay phân tích dữ liệu là quá trình xây dựng tập câu hỏi, thu thập thông tin khách hàng qua phần mềm CRM, phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý dữ liệu doanh nghiệp… Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích, xây dựng chiến lược, đồng thời đưa ra những phương hướng và quyết định kinh doanh một cách đúng đắn, khoa học.

Data analyst là gì?
Data analyst là gì?

Tầm quan trọng của data analyst đối với doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc thích nghi và bắt kịp xu hướng thị trường là chìa khóa làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Vì thế, những ai có thể nhanh chóng tiếp thu, ứng dụng phân tích dữ liệu vào quy trình quản trị sẽ chiếm được ưu thế rất lớn trên thị trường.

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Có thể nói, việc theo dõi và nắm bắt tình hình thị trường là điều cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện nếu muốn tồn tại, phát triển và gia tăng lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, các nhân viên data analyst cần thu thập, phân tích thông tin một cách nhanh chóng theo thời gian thực để đưa ra những nhận định khách quan nhất về tình hình thị trường hiện tại.

Xem thêm: Phân tích thị trường là gì? Tầm quan trọng của phân tích thị trường đối với doanh nghiệp

Nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Trong mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, khách hàng luôn được xem là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến sự thành công của toàn bộ doanh nghiệp. Data analyst được tổng hợp từ nhiều công cụ, thuật toán khác nhau, giúp bạn dễ dàng tổng hợp, phân tích thông tin khách hàng như nhân khẩu học, độ tuổi, sở thích, giới tính, thu nhập, hành vi mua sắm… một cách toàn diện và chính xác nhất.

Tầm quan trọng của data analyst đối với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của data analyst đối với doanh nghiệp

Phát hiện những cơ hội kinh doanh mới

Ngày nay, việc thu thập thông tin khách hàng không còn bị giới hạn bởi hình thức truyền thống như gọi điện thoại, khảo sát trực tiếp, phỏng vấn… mà còn có thể thông qua các tương tác trên website, mạng xã hội, email, tin nhắn… Điều này đã góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng hệ thống kinh doanh, tiếp thị đa kênh và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới mẻ, tiềm năng.

Thiết kế, cải tiến sản phẩm mới

Để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, các doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến, cho ra mắt những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người dùng. Và ở thời điểm hiện tại, data analyst chính là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp chúng ta thực hiện điều đó.

Xây dựng quan hệ bền vững với khách hàng

Mặc dù tìm kiếm khách hàng mới là cần thiết nhưng việc xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng lại càng quan trọng hơn. Nhờ có data analyst mà quá trình phân tích khách hàng của doanh nghiệp sẽ hạn chế được những yếu tố không mong muốn phát sinh có ảnh hưởng tới mối quan hệ với khách hàng.

Chủ động trong việc xây dựng các chiến lược Digital Marketing

Digital Marketing ngày càng phổ biến và chứng tỏ được tầm quan trọng của mình. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt những chiến lược này. Khi đó, quản lý dữ liệu sẽ là cơ sở để bạn quy hoạch và chọn lọc thông tin, đồng thời mang đến những giải pháp tối ưu cho khách hàng.

Chủ động trong việc xây dựng các chiến lược Digital Marketing
Chủ động trong việc xây dựng các chiến lược Digital Marketing

Nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ

Trong bất kỳ thị trường, lĩnh vực nào cũng tồn tại vấn đề cạnh tranh. Do đó, để nhận được sự công nhận của khách hàng và giữ vững vị thế trên thị trường, bạn cần phải liên tục phân tích dữ liệu từ các đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh các chiến lược sao cho phù hợp nhất.

Xem thêm: Quy trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Công việc chính của data analyst

Sau khi đã làm rõ khái niệm cũng như vai trò data analyst, hãy cùng GoSELL tìm hiểu các công việc chính của data analyst nhé.

Thu thập dữ liệu

Với lượng thông tin khổng lồ từ các website, mạng xã hội, feedback khách hàng… thì việc mà một nhà data analyst cần làm là thu thập dữ liệu của toàn bộ khách hàng trên các nền tảng đó. Đây được xem là nền tảng cho một chiến lược kinh doanh và tiếp thị thành công.

Với lượng dữ liệu khổng lồ đổ dồn từ nhiều kênh khác nhau từ online đến offline sẽ mang đến cho bạn những khó khăn nhất định trong quá trình thu thập, hợp nhất dữ liệu, khiến hệ thống quản lý dữ liệu trở nên phức tạp, phân tách, ảnh hưởng đến quá trình thấu hiểu khách hàng của doanh nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần một công cụ mạnh mẽ giúp thu thập, quản lý, hợp nhất dữ liệu khách hàng hiệu quả để khai phá tiềm năng dữ liệu. Và GoSELL chính là một giải pháp tối ưu dành cho vấn đề này.

Tính năng hỗ trợ thu thập dữ liệu khách hàng

Có rất nhiều cách để thu thập dữ liệu khách hàng, bao gồm tương tác qua website, mạng xã hội, email… Và những kênh này đều được tích hợp trong nền tảng quản lý bán hàng GoSELL, mang đến cho bạn một giải pháp toàn diện với những tính năng như: 

  • Đánh giá sản phẩm: Tính năng cho phép người mua hàng tự do đánh giá sản phẩm, giúp xây dựng thương hiệu, tạo độ uy tín và niềm tin với sản phẩm. Đồng thời, đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp điều chỉnh các chiến lược của mình.
  • Email Marketing: Cho phép bạn tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, thu thập thông tin, đồng thời nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Landing page: Hỗ trợ thu thập thông tin, dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện một mục tiêu chuyển đổi cụ thể, hỗ trợ quá trình truyền thông hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
  • Google Analytics: Giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (bao gồm cả website và app), từ đó thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của người dùng, từ đó đưa ra các đề xuất để cải thiện trải nghiệm của họ.
  • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads và tối ưu hóa chiến lược quảng cáo theo đúng tệp khách hàng mục tiêu.

Tính năng đồng bộ quản lý dữ liệu khách hàng

Như đã đề cập ở trên, việc quản lý dữ liệu khách hàng đa kênh sẽ tồn tại một số khó khăn và rủi ro nhất định. Do đó, việc ứng dụng một phần mềm CRM hỗ trợ vấn đề này là vô cùng cần thiết. Với tính năng CRM của GoSELL, doanh nghiệp có thể dễ dàng: 

  • Lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng (họ tên, số điện thoại, email, ngày sinh, giới tính, công ty, mã số thuế…) tại Việt Nam và trên thế giới tập trung tại một nơi duy nhất.
  • Tự động thu thập và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau: Website, App bán hàng, bán hàng tại quầy, các trang Landing page và bán hàng qua các sàn TMĐT như: Shopee, Lazada nhanh chóng và đầy đủ.
  • Tìm kiếm thông qua kênh bán hàng, phân nhóm khách hàng và chi nhánh mua hàng dễ dàng.
  • Hỗ trợ phân nhóm khách hàng theo các tiêu chí: thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thông tin đơn hàng, theo thẻ khách hàng, giá trị đơn hàng, sản phẩm đã mua và những tiêu chí khác.
  • Giúp dễ dàng quản lý và xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng, hỗ trợ cho các chiến lược Marketing (thông báo đẩy, Email marketing…).
Tính năng đồng bộ quản lý dữ liệu khách hàng
Tính năng đồng bộ quản lý dữ liệu khách hàng

Xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi được data analyst thu thập về chưa thể sử dụng ngay mà cần chắt lọc, thêm bớt để từ đó đưa ra dữ liệu chuẩn. Tiếp theo là công đoạn phân tích dữ liệu thô bằng các dụng cụ thống kê như SQL, SPSS, STATA. Kết quả sẽ đưa ra những con số thống kê cụ thể cho từng câu hỏi.

Thiết kế báo cáo

Để mang đến bức tranh tổng quan về những dữ liệu đã được thu thập và xử lý, chuyên viên data analyst sẽ tiến hành chuyển đổi các con số này sang dạng biểu đồ. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn nhiều dạng biểu đồ khác nhau như biểu đồ cột, biểu đồ cột, biểu đồ vùng, biểu đồ tán xạ, biểu đồ tần suất…

Gửi lên các phòng ban

Cuối cùng, sau khi đã hoàn tất báo cáo, bạn có thể nộp lên phòng ban, doanh nghiệp để họ nghiên cứu, đánh giá và nhận ra những điểm cần khắc phục trong hệ thống kinh doanh của mình. 

Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong data analyst là gì và tầm quan trọng của nó trong thời đại chuyển đổi số. Với việc ứng dụng data analyst, doanh nghiệp có thể tối ưu quy trình quản lý của mình, đồng thời đề ra những chiến lược hiệu quả nhất nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu bạn cảm thấy bài viết trên là hữu ích thì đừng ngần ngại chia sẻ với những người xung quanh nhé.

Bài viết cùng chuyên mục