Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Disclaimer là gì? Ý nghĩa của disclaimer trong website

Kiến thức

Disclaimer là gì? Ý nghĩa của disclaimer trong website

7 Tháng Mười Một, 2023

Nếu bạn đang quản trị một website hoặc sở hữu website thì thuật ngữ Disclaimer là yếu tố không nên bỏ qua. Bởi nếu không biết và hiểu về Disclaimer rất có thể website của bạn sẽ bị vướng vào những cáo buộc không đáng có từ phía người đọc. Vậy Disclaimer là gì? Và tại sao nó lại cần thiết cho website của bạn.

Disclaimer là gì? Ý nghĩa của disclaimer trong website

Disclaimer là gì?

Disclaimer là gì? Thuật ngữ có thể hiểu là tuyên bố từ chối trách nhiệm, nó là tuyên bố về pháp lý nhằm mục đích hạn chế tối đa về mặt trách nhiệm từ phía nhà cung cấp đến người dùng.

Disclaimer trên website có thể sẽ bao gồm các yêu cầu về việc sử dụng và truy cập trên website, các giới hạn về trách nhiệm pháp lý đối với tất cả các nội dung được cung cấp và hiển thị trên website. Thông thường Disclaimer sẽ  được đặt ở vị trí dễ thấy trên website.

Ví dụ như: Một trang Blog cung cấp các thông tin về sức khỏe có thể đưa ra tuyên bố từ chối chịu trách nhiệm về các nội dung và mục đích cung cấp thông tin, đó chỉ là những thông tin khuyến cáo và không nên coi đó là lời khuyên từ phía y tế chuyên nghiệp.

Xem thêm: 10 ý tưởng nội dung viết blog chuyên sâu cho website

Tầm quan trọng của Disclaimer là gì với Website

Disclaimer là gì đối với website? Nó có tầm quan trọng như thế nào mà được hầu hết các website hiện nay sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

Tầm quan trọng của Disclaimer là gì với Website
Tầm quan trọng của Disclaimer là gì với Website

Làm rõ nghĩa vụ với người đọc

Khi người dùng truy cập vào website, phía nhà cung cấp hoặc chủ sở hữu website sẽ sử dụng Disclaimer để có thể làm rõ các giới hạn và hạn chế các nội dung hiển thị trên website. Và thông báo đến cho người đọc rằng họ sẽ không chịu trách nhiệm đến các nội dung bên ngoài tài liệu được cung cấp trên website, hay những hành động của người dùng trên website đó.

Tránh khỏi những cáo buộc bên thứ ba

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Disclaimer để website tránh khỏi các cáo buộc bên thứ ba. Những cáo buộc đó có thể kể đến: các thông tin sai lệch, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các tranh chấp pháp lý,… Với những yêu cầu và giới hạn mà website đưa ra đối với người dùng trong quá trình sử dụng website.

Khi sử dụng Disclaimer, chủ sở hữu hoặc người quản trị website có thể cung cấp đến cho người dùng các giới hạn và hạn chế liên quan đến trách nhiệm pháp lý cải mình đối với các nội dung và thông tin được đăng tải trên website. Nếu có các vấn đề về pháp lý xảy ra liên quan đến website hoặc các thông tin được đăng tải trên đó, khi này Disclaimer sẽ được coi như là bằng chứng bảo vệ website.

Các bước viết Disclaimer chuẩn cho website

Phía trên, chúng ta đã làm rõ về khái niệm của Disclaimer là gì. Vậy làm sao để viết Disclaimer cho website đúng chuẩn, đây là yếu tố quan trọng để bạn có thể bảo vệ quyền lợi cá nhân và cho website, qua đó thông báo rõ ràng về các giới hạn và trách nhiệm về pháp lý. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách để triển khai Disclaimer đúng chuẩn cho website.

Bước 1: Xác định mục đích viết Disclaimer là gì?

Xác định rõ mục đích viết Disclaimer là gì, ví dụ như: về thông tin cung cấp trên website không mang tính chuyên nghiệp, không đảm bảo tính chính xác hoặc là toàn diện. Nhằm đảm bảo rằng Disclaimer sẽ không mang đến tác động tiêu cực về quyền lợi của người dùng, cũng như tuân thủ về quy định pháp luật hiện hành.

Bước 2: Tiêu đề Disclaimer là gì?

Nên bắt đầu tiêu đề Disclaimer với một tiêu đề mạnh mẽ và rõ ràng như “ Tuyên bố từ chối trách nhiệm” hoặc “Tuyên bố về pháp lý”.

Bước 3: Thông báo từ chối trách nhiệm

Người viết cần đưa ra một tuyên bố dạng miễn trừ trách nhiệm rõ ràng, ví dụ như: “Tất cả thông tin được chia sẻ trên website chỉ mang tính chất tham khảo và không đảm bảo tính chính xác hoặc toàn diện.”

Thông báo từ chối trách nhiệm
Thông báo từ chối trách nhiệm

Bước 4: Đảm bảo tính chính xác

Cần rõ ràng về vấn đề không đảm bảo về tính chính xác của các thông tin được cung cấp trên website và hoàn toàn không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào từ việc sử dụng những thông tin đó.

Bước 5: Vấn đề trách nhiệm pháp lý

Đưa ra một tuyên bố rõ ràng về trách nhiệm pháp lý, ví dụ: “Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, ngẫu nhiên hoặc hậu quả nào phát sinh từ việc sử dụng hoặc không thể sử dụng thông tin trên website.”

Bước 6: Phạm vi và thay đổi

Xác định rõ ràng rằng bạn là người có quyền thay đổi nội dung và phạm vi của Disclaimer theo ý muốn và đề nghị người dùng kiểm tra định kỳ để có thể cập nhật được những thông tin mới nhất.

Bước 7: Liên kết với bên thứ ba

Nếu như website của bạn đang có liên kết đến website của một bên thứ ba hoặc chứa các thông tin từ bên thứ ba, cần đưa ra một tuyên bố rõ ràng việc không chịu trách nhiệm về nội dung hoặc các hành động diễn ra trong website bên thứ ba.

Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký DMCA để bảo vệ bản quyền cho website

Bước 8: Thông tin cá nhân

Nếu bạn đang thu thập thông tin cá nhân của người dùng, hãy cung cấp tuyên bố về quyền riêng tư và bảo mật về thông tin cá nhân. Đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật về việc bảo vệ thông tin cá nhân.

Bước 9: Sự đồng ý của người dùng

Đưa ra yêu cầu người dùng đồng ý với những điều khoản và điều kiện đã được quy định trong Disclaimer, thông qua việc sử dụng cụm từ: “Bằng cách truy cập và sử dụng website này, bạn sẽ phải đồng ý và tuân thủ các điều khoản, điều kiện được quy định trong Disclaimer.”

Bước 10: Liên hệ thông tin

Cung cấp thông tin liên hệ của bạn như địa chỉ email hoặc số điện thoại để người dùng có thể liên hệ đến bạn khi họ có bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề liên quan đến Disclaimer hoặc website.

Bước 11: Kiểm tra pháp lý

Cần đảm bảo rằng Disclaimer sẽ tuân thủ theo các quy định về pháp luật hiện hành trong lĩnh vực bạn đang hoạt động. Nếu như cần, bạn nên tham khảo từ phía các luật sư để có thể đảm bảo rằng tuân thủ đầy đủ.

Disclaimer nên đặt ở vị trí nào trên website?

Disclaimer nên đặt ở vị trí nào trên website?
Disclaimer nên đặt ở vị trí nào trên website?

Sau khi đã tìm hiểu sơ lược về Disclaimer là gì. Bạn cũng cần biết được vị trí nên đặt Disclaimer trên website, nó có thể phụ thuộc vào các loại nội dung mà website của bạn có. Tuy nhiên, dưới đây là các vị trí trên website nên đặt disclaimer:

Đặt tại trang chủ

Nếu website của bạn có trang chủ thì nên đặt Disclaimer ở vị trí sidebar sẽ giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy.

Trang chủ thường là trang đầu tiên mà người dùng sẽ tiếp cận khi truy cập vào website của bạn. Với những website được thiết kế bởi GoWEB, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa giao diện theo ý muốn và thay đổi các thành phần trong giao diện mà không cần phải biết về lập trình. Chính vì vậy mà bạn cũng có thể dễ dàng thêm Disclaimer ở vị trí mà mình mong muốn trên trang chủ vô cùng nhanh chóng.

Đặt tại Footer

Vị trí các thông tin liên hệ hay hình thức thanh toán nằm ở Footer rất phù hợp để đặt Disclaimer.

Tại Footer website của GoWEB cho phép người dùng có thể tự chỉnh sửa giao diện và đặt thêm các Disclaimer cũng như các thông tin hình thức thanh toán, vận chuyển mà doanh nghiệp đang hỗ trợ. Bạn cũng có thể thêm các thông tin liên hệ như: số điện thoại, email, các nền tảng mạng xã hội của doanh nghiệp,… giúp người dùng dễ dàng liên hệ khi có bất cứ thắc mắc nào.

Trang sản phẩm hoặc dịch vụ

Việc đặt Disclaimer tại các trang sản phẩm và dịch vụ của website sẽ giúp cho người dùng hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình khi sử dụng nội dung hiển thị trên website của bạn.

Đối với một website bán hàng thì đây là vấn đề không thể thiếu. Do đó mà trên website GoWEB tại trang sản phẩm và dịch vụ sẽ cho phép nhà bán hàng đăng tải những thông tin khẳng định về và vấn đề về trách nhiệm như: Sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về mẫu mã và chất lượng nếu không đúng mô tả, hoặc vấn đề về tình trạng giao hàng,… Và nếu có những vấn đề nằm ngoài phạm vi kiểm soát thì doanh nghiệp sẽ không chịu trách nhiệm.

Đặt tại từng trang riêng lẻ

Ngoài các trang trên, bạn cũng có thể đặt Disclaimer tại cuối mỗi trang trên website của mình, để có thể đảm bảo được rằng người dùng tiếp cận và đọc được nội dung trước khi đi đến phần cuối cùng của trang.

Để có thể đảm bảo hơn về việc các Disclaimer có thể tiếp xúc đến người dùng dù họ đang ở đâu trên website. Do đó việc triển khai Disclaimer trên từng trang riêng lẻ sẽ giúp cho người dùng dễ dàng nhìn thấy hơn. Với GoWEB, người dùng có thể dễ dàng chỉnh sửa từng trang lẻ và thêm các nội dung Disclaimer theo ý muốn ngay trên nền tảng quản trị website.

Ngoài ra, hiện tại website GoWEB còn hỗ trợ các nhà bán hàng rất nhiều các tính năng hữu ích khác như: đa dạng hình thức thanh toán và vận chuyển, quản lý sản phẩm và dịch vụ, quản lý kho hàng, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên,…. Và thêm vào đó là các tính năng hỗ trợ marketing như: tối ưu SEO, email marketing, flash sale,… sẽ giúp bạn phát triển hoạt động bán hàng trực tuyến hiệu quả hơn.

Hỗ trợ triển khai kinh doanh đa kênh

Hỗ trợ triển khai kinh doanh đa kênh
Hỗ trợ triển khai kinh doanh đa kênh

Ngoài việc hỗ trợ thiết kế website, hiện nay GoSELL còn cung cấp đang dạng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu kinh doanh trên đa kênh từ app bán hàng (GoAPP), bán hàng tại quầy (GoPOS), kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội (GoSOCIAL), tạo landing page quảng bá (GoLEAD), tổng đài ảo CSKH (GoCALL), đồng bộ quản trị kinh doanh các nền tảng TMĐT.

Trên đây là những tổng hợp chia sẻ về thông tin xoay quanh Disclaimer. Mong rằng với tất cả những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về Disclaimer là gì và cách để viết Disclaimer đúng chuẩn cho website của mình. Nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động cho website của bạn.

Bài viết cùng chuyên mục