Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Distribution là gì? Tầm quan trọng của distribution trong Marketing

Kiến thức

Distribution là gì? Tầm quan trọng của distribution trong Marketing

15 Tháng Mười, 2023

Distribution được hiểu là hình thức để doanh nghiệp phân phối sản phẩm/dịch vụ của mình đến gần với người tiêu dùng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng làm rõ về khái niệm này nhé!

Distribution là gì? Tầm quan trọng của distribution trong Marketing

Distribution là gì?

Distribution là định nghĩa của phẩn bổ và phân phối. Thuật ngữ này trong marketing nó còn được gọi theo cách khác là Place (địa điểm) – là một trong những yếu tố của mô hình 4P. Có thể hiểu, Distribution là quá trình doanh nghiệp mang sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng thông qua bên trung gian. Các kênh phân phối giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với rộng rãi người tiêu dùng, mở rộng phạm vi tiếp cận.

Những kênh phân phối hoặc địa điểm để cung cấp sản phẩm và người tiêu dùng có thể dễ dàng mua. Loại hình phân phối có thể là cửa hàng truyền thống hay các trang web bán hàng trực tuyến.

Một số khái niệm khác liên quan đến Distribution

Ngoài ra, Distribution còn có những định nghĩa khác như:

Một số khái niệm khác liên quan đến Distribution
Một số khái niệm khác liên quan đến Distribution

Distribution Channel- Kênh phân phối

Đây là kênh phân phối bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm và dịch vụ đến gần người tiêu dùng. Các kênh phân phối đó sẽ tạo nên một dòng chảy đưa hàng hóa từ phía nhà sản xuất hoặc thông qua trung gian để đến với người tiêu dùng cuối cùng.

Distribution Strategy – Chiến lược phân phối

Theo như Philip Kotler nhận định, chiến lược phân phối là bao gồm những nguyên tắc giúp doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu đã được đề ra trong chiến lược marketing. Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy mô và những mục tiêu khác nhau, do đó chiến lược phân phối họ đề ra cũng sẽ khác nhau.

Xem thêm: Kênh phân phối là gì? Cách xây dựng kênh phân phối hiệu quả

Tầm quan trọng của kênh phân phối trong chiến lược marketing

Kênh phân phối được xem là cầu nối để doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với nhà sản xuất và cả người tiêu dùng.

Quá trình phân phối sản phẩm, những yếu tố như: tắc nghẽn hàng hóa, thiếu hụt trong giao hàng,… Những vấn đề này khiến người tiêu dùng mất niềm tin với nhà cung cấp. Với kênh phân phối, doanh nghiệp có thể kiểm soát được số lượng hàng hóa, qua đó có thể tạo được sự tin tưởng cho khách hàng.

Với sự đa dạng trong kênh phân phối sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được số lượng sản phẩm để tung ra thị trường. Việc này không chỉ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn đảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Thêm vào đó, với Distribution doanh nghiệp còn có thể nắm bắt được thị trường, lượng khách mua hàng từ phía các kênh phân phối. Để chiến lược phân phối hiệu quả, doanh nghiệp cần kiểm soát được quá trình phân phối, sao cho nó diễn ra đúng tiến độ nhằm đảm bảo đáp ứng và tạo sự hài lòng đến người dùng.

4 kênh phân phối thường được sử dụng

Sau khi đã tìm hiểu sơ lược về Distribution, có thể hiểu rằng trên thị trường hiện nay có khá nhiều kênh phân phối. Nhưng hiện tại có 4 kênh được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay như:

4 kênh phân phối thường được sử dụng
4 kênh phân phối thường được sử dụng

Direct Sales – Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối này được xem là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp hiện nay. Với kênh phân phối này, nhà sản xuất cần phải tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, mà không thông qua bất cứ trung gian nào, từ khâu mua bán cho đến vận chuyển. Những sản phẩm thường sử dụng kênh phân phối trực tiếp có thể kể đến: văn phòng phẩm, trang sức, máy lạnh hoặc máy lọc không khí,…

Kênh phân phối gián tiếp – Indirect channel

Đây là hình thức phân phối ngược lại với phân phối trực tiếp. Có nghĩa là nhà sản xuất sẽ phải tìm đến một bên thứ ba để phân phối sản phẩm của mình. Phía trung gian này sẽ là cầu cho phía sản xuất và người dùng. Khi doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối gián tiếp, thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ mất đi một phần kiểm soát về sản phẩm và các nhóm khách hàng.

Tuy nhiên, hình thức phân phối này vẫn có những ưu điểm riêng đó là giúp doanh nghiệp giảm thiểu về thời gian cũng như chi phí nhân sự. Thêm vào đó, việc sử dụng kênh phân phối gián tiếp giúp cho doanh nghiệp tiếp cận chính xác đúng khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu (Target Market). Qua đó, giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường mục tiêu và gia tăng doanh thu, lợi nhuận.

Kênh phân phối bán buôn/bán lẻ

Đối với kênh phân phối này, nhà sản xuất sẽ kết hợp với các nhà bán lẻ và bán buôn để tạo nên một chuỗi liên kết. Khi doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối này, sẽ khá khó khăn trong việc bán được sản phẩm. Để việc kinh doanh có thể diễn ra hiệu quả hơn, doanh nghiệp cần phải tìm cách để xây dựng và duy trì mối quan hệ với phía nhà bán buôn và bán lẻ.

Kênh phân phối điện tử

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số 4.0, nền tảng thương mại điện tử trở thành công cụ không thể thiếu với các doanh nghiệp, do đó mà kênh phân phối điện tử rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Kênh phân phối này có khá nhiều ưu điểm được tích hợp từ các loại hình phân phối truyền thống.

Có thể nói với kênh phân phối điện tử giúp cho doanh nghiệp có thể vừa sản xuất và  quảng bá sản phẩm cùng lúc mà không cần nhiều đến bên trung gian. Với kênh điện tử, doanh nghiệp có thể dễ dàng tương tác với người dùng và quảng bá sản phẩm một cách rộng rãi hơn.

Xem thêm: Top 5 mô hình kênh phân phối hiện nay

3 bước để xây dựng một kênh phân phối hiệu quả

Để có thể xây dựng được một kênh phân phối hiệu quả thì đầy tiêu doanh nghiệp cần phải nắm được làm thế nào để phân tích được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên dưới đây là 3 bước để doanh nghiệp có thể xây dựng kênh phân phối hiệu quả:

3 bước để xây dựng một kênh phân phối hiệu quả
3 bước để xây dựng một kênh phân phối hiệu quả

Bước 1: Phân tích về khách hàng mục tiêu

Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu, chính là yếu tố đầu tiên. Hình dung ra được chân dung khách hàng mà bạn nhắm đến là ai, các yếu tố về nhân khẩu học như: nơi sống và làm việc, thói quen mua sắm, sở thích và tần suất mua hàng của họ. Khi đã xác định được những thông tin trên thì doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được mục tiêu của chiến dịch phân phối, cũng như lựa chọn kênh phân phối phù hợp.

Với tính năng CRM của GoSELL, giúp doanh nghiệp dễ dàng thống kê và phân tích hành vi của khách hàng một cách hiệu quả theo: hành vi mua sắm của khách hàng, nền tảng mua hàng, nhân khẩu học của khách hàng,… nhằm hỗ trợ các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và Marketing / Remarketing

Bước 2: Xác định mục tiêu của kênh phân phối

Khi tiến hành xây dựng quy trình kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu của mình. Để xác định được mục tiêu, thì hầu hết các doanh nghiệp sẽ sử dụng mô hình SMART: S – Specific (Tính cụ thể), M – Measurable (Đo lường được), A – Actionable (Tính Khả thi), R – Relevant (Sự Liên quan). Distribution sẽ giúp doanh nghiệp có được mục tiêu khả thi một cách rõ ràng và tận dụng được nguồn lực cũng như hình thức phân phối để có thể lựa chọn kênh phân phối.

Xem thêm: Ý nghĩa mô hình SMART trong kinh doanh

Bước 3: Đánh giá lựa chọn phương án và giải pháp

Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh phân phối sao cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, qua đó doanh nghiệp cũng cần biết làm sao để dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng và hiểu rõ được những gì doanh nghiệp đang muốn truyền tải.

Như đã nói, kênh phân phối điện tử hiện nay đang chiếm khá nhiều ưu điểm dành cho các doanh nghiệp, nó nổi trội hơn các hình thức truyền thống khá nhiều. Do đó, tiếp thị sản phẩm thông qua kênh phân phối sàn TMĐT, website bán hàng. Đây là kênh tiếp thị được đánh giá mang đến hiệu quả tốt và nhanh chóng.

Xây dựng kênh phân phối trên nền tảng website

Với website GoWEB, doanh nghiệp có thể trưng bày tất cả sản phẩm và dịch vụ của mình lên cửa hàng online, nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng ở bất cứ đâu. Từ đó, xây dựng và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng một cách hiệu quả. Với các tính năng này, doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình quản lý phân phối tối ưu, bao gồm:

Xây dựng kênh phân phối trên nền tảng website
Xây dựng kênh phân phối trên nền tảng website

Quản lý đơn hàng

Với GoWEB, nhà kinh doanh có thể dễ dàng quản lý và xử lý đơn hàng nhanh chóng và chính xác, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Quản lý kho sản phẩm

Toàn bộ các thông tin về sản phẩm từ các kênh bán hàng cũng sẽ được quản lý một cách đồng nhất tại trang quản trị. Nhà bán hàng có thể quản lý được số lượng sản phẩm và bất kỳ những biến động nào có liên quan đến kho hàng.

Thêm vào đó, GoWEB còn cung cấp đến nhà bán hàng rất nhiều các tính năng hỗ trợ xây dựng kênh phân phối trên website hiệu quả như: quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý đa chi nhánh,… Và các công cụ thúc đẩy doanh số bán hàng như: Thiết lập chiến dịch email marketing, tạo mã giảm giá, flash sale.

Đa dạng hình thức vận chuyển và thanh toán cho khách hàng

Khách hàng được tự do lựa chọn đơn vị vận chuyển cũng như hình thức thanh toán phù hợp, nhằm mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mua sắm hài lòng nhất:

  • Liên kết với các đơn vị vận chuyển hàng đầu trong nước như Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, AhaMove, VNPost.
  • Cho phép khách hàng thỏa sức giao dịch với đa dạng hình thức thanh toán: Thẻ ATM, Thẻ tín dụng/trích nợ (Visa, MasterCard, JCB), MoMo, Chuyển khoản, COD, Paypal.

Mở rộng mô hình phân phối, bán hàng

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có mong muốn mở rộng quy mô và kênh bán hàng để có thể phát triển hoạt động kinh doanh, cũng như hỗ trợ quảng bá thương hiệu đến rộng rãi với khách hàng hơn. Thì với tính năng đại lý bán hàng được tích hợp trên GoWEB sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện một cách hiệu quả hơn:

  • Cho phép đại lý xây dựng website riêng và doanh nghiệp có thể theo dõi toàn bộ hoạt động trên hệ thống.
  • Với tính năng xây dựng đại lý bán hàng đa tầng, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một cách chuyên nghiệp, tạo đơn chuyển hàng và quản lý quá trình vận chuyển một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể theo dõi và nắm bắt biến động tồn kho.
  • Nhà bán hàng có thể dễ dàng quản lý đơn hàng, % hoa hồng và quy trình thanh toán hoa hồng cho phía đại lý bán hàng.

Đồng bộ quản lý sàn TMĐT

Tính năng đồng bộ và kết nối các sàn TMĐT như: Shopee, Lazada, TikTok Shop, GoMUA tại trang quản trị GoSELL giúp nhà bán hàng tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực cho việc quản lý số lượng hàng hóa, sản phẩm, khách hàng,… đảm bảo quy trình bán hàng được diễn ra thuận lợi hơn.

Bên cạnh GoWEB, GoSELL còn có cung cấp đến doanh nghiệp những sản phẩm tối ưu kinh doanh đa kênh như: app bán hàng (GoAPP), kinh doanh tại cửa hàng (GoPOS), kinh doanh trên mạng xã hội (GoSOCIAL), xây dựng landing page (GoLEAD), chăm sóc khách hàng (GoCALL). Cùng bộ tính năng hỗ trợ marketing và tối ưu kinh doanh hiệu quả.

Kết luận

Thông qua những tổng hợp và chia sẻ của GoSELL, có thể thấy rằng Distribution là một trong những kênh hiệu quả để kết nối người tiêu dùng và nhà sản xuất. Với sự phát triển của thời đại công nghệ số, ngày càng có nhiều kênh phân phối xuất hiện, mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội để tiếp thị và phân phối sản phẩm. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được kênh phân phối hiệu quả cho riêng mình.

Bài viết cùng chuyên mục