Trang chủ » Bài học kinh doanh » Khấu hao là gì? Ý nghĩa là phương pháp tính khấu hao mới nhất

Bài học

Khấu hao là gì? Ý nghĩa là phương pháp tính khấu hao mới nhất

28 Tháng Mười, 2023

Khấu hao là gì luôn là một mối quan tâm mà doanh nghiệp luôn phải theo dõi và tính toán để nắm được một phần tình hình kinh doanh của mình. Vậy khấu hao là gì và đâu là phương pháp tính khấu hao chính xác nhất? Cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Khấu hao là gì? Ý nghĩa là phương pháp tính khấu hao mới nhất

Khấu hao là gì?

Khấu hao là gì? Khấu hao tài sản cố định là quá trình ước tính sự giảm giá trị của tài sản trong một năm tài chính cụ thể. Chẳng hạn, khi xem xét các tài sản như tòa nhà, trang thiết bị, hoặc phương tiện, bạn sẽ nhận thấy giá trị của những tài sản này giảm dần theo thời gian do việc sử dụng và cũ hóa.

Chuẩn mực kế toán cũng quy định rằng chúng ta không thể ghi nhận toàn bộ giá trị của một tài sản vào trong một năm tài chính bởi vì giá trị của nó phải được chia thành các phần và phân phối ra trong một thời gian nhất định – thời gian sử dụng dự kiến.

Khi doanh nghiệp ghi nhận chi phí khấu hao này trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (income statement), giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán sẽ giảm đi một lượng tương đương. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi giá trị của tài sản đã được tính vào chi phí đầy đủ hoặc khi tài sản được bán hoặc thay thế.

Điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng về hiệu suất tài sản cố định và quyết định các chi phí liên quan đến sản xuất và cung cấp dịch vụ. Nó cũng cho phép họ xây dựng nguồn tiền dự trữ để thay thế các tài sản không còn hữu ích nữa.

Ý nghĩa của khấu hao là gì?

Ý nghĩa về mặt kinh tế

Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp chắc chắn không thể tránh khỏi việc tài sản này sẽ bị hao mòn. Thực tế cũng cho thấy việc xác định mức độ hao mòn này khá phức tạp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn bởi nó đòi hỏi sự quản lý và giám sát đều đặn.

Việc thực hiện khấu hao tài sản cố định là một giải pháp hiệu quả để giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này. Nó cho phép doanh nghiệp phản ánh giá trị thực tế của tài sản cố định, chi phí khấu hao này sẽ được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp và dẫn đến giảm lợi nhuận.

Ý nghĩa của khấu hao là gì?
Ý nghĩa của khấu hao là gì?

Xem thêm: Hệ số đòn bẩy tài chính là gì? Hướng dẫn cách tính chính xác nhất hiện nay

Ý nghĩa về mặt tài chính

Khấu hao tài sản cố định được tính bằng một mức giá trị tiền tệ cụ thể, bất kể tài sản đó hao mòn như thế nào. Ngay cả khi tài sản này được bán đi, số tiền thu được từ việc bán này sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc được sử dụng để tái đầu tư vào quỹ khấu hao của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Chi phí cố định – Đặc điểm, cách phân loại và công thức tính

Các phương pháp tính khấu hao tài sản

Có 3 phương pháp tính khấu hao tài sản theo quy tắc kế toán, mỗi phương pháp này sử dụng các yếu tố khác nhau và mang lại kết quả khấu hao khác nhau.

Khấu hao tuyến tính (Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng)

Phương pháp này dùng để tính mức độ hao mòn của tài sản cố định theo thời gian cụ thể.

Công thức tính khấu hao theo phương pháp này như sau:

  • Chi phí khấu hao mỗi năm = Nguyên giá tài sản cố định / Thời gian khấu hao.
Khấu hao là gì? Công thức tính toán chỉ số khấu hao tuyến tính dành cho doanh nghiệp
Khấu hao là gì? Công thức tính toán chỉ số khấu hao tuyến tính dành cho doanh nghiệp

Trong đó, mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích chia cho 12 tháng trong năm.

Phương pháp này được đánh giá là đơn giản và chính xác, do đó thường được ưa chuộng trong lĩnh vực kế toán. Nó cũng thường được sử dụng khi tính toán sổ sách của các doanh nghiệp, dù có thể áp dụng cách trích khấu hao giảm dần đều hoặc tổng năm. Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng dẫn đến việc trừ giá trị của tài sản nhanh hơn ở giai đoạn đầu của vòng đời của nó.

Lấy một ví dụ để minh chứng, nếu bạn mua một chiếc xe máy với giá 50 triệu đồng và quyết định khấu hao nó trong vòng 5 năm, chi phí khấu hao hàng năm bằng 40 triệu đồng.

Khi đó, chi phí khấu hao hàng năm dựa trên phương pháp tính khấu hao tuyến tính là 40/5 = 8 triệu đồng/năm (khoảng 0.67 triệu đồng/tháng).

Khấu hao theo số dư giảm dần

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là một phương thức tính khấu hao tài sản trong đó chi phí khấu hao cao nhất xuất hiện trong những giai đoạn đầu tiên của tài sản và sau đó giảm dần theo thời gian.

Trái ngược với phương pháp khấu hao theo sự tuyến tính, phương pháp này phù hợp cho các tài sản mà giá trị của chúng giảm dần theo thời gian, thể hiện sự hao mòn tự nhiên. Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ có thể tính toán chính xác hơn trong việc đánh giá hao mòn vì các tài sản thường có giá trị sản xuất cao hơn trong những năm đầu sử dụng và sau đó giảm đi.

Để minh họa, với một chiếc xe máy mới, trong giai đoạn đầu, xe hoạt động tốt và không cần nhiều chi phí bảo dưỡng, do đó giá trị của nó sẽ cao hơn và người dùng không cần chi nhiều tiền cho việc duy trì.

Công thức tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần là:

  • Giá trị khấu hao hàng năm = Giá trị gốc của tài sản tại năm tính toán * Tỷ lệ khấu hao nhanh.

Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng * Hệ số điều chỉnh.

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng (%) = (1 / Thời gian trích khấu hao) * 100%.

Khấu hao theo khối lượng của sản phẩm

Phương pháp này tính giá trị hao mòn của tài sản theo thời gian, với sự trích khấu hao cao hơn trong những năm mà tài sản được sử dụng nhiều. Doanh nghiệp có thể xem xét áp dụng phương pháp trong các tình huống sau:

  • Tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất.
  • Doanh nghiệp có khả năng xác định số lượng và khối lượng sản phẩm mà tài sản cố định đã tham gia vào việc sản xuất.
  • Công suất sử dụng bình quân của tài sản không dưới 100% so với công suất thiết kế.

Công thức tính:

Mức trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng * Mức trích khấu hao trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm.

Khấu hao theo khối lượng của sản phẩm
Khấu hao theo khối lượng sản phẩm

Trong đó:

  • Mức trích khấu hao bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm là kết quả của việc chia nguyên giá của tài sản cố định cho sản lượng theo công suất thiết kế.
  • Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định là tổng mức trích khấu hao tích lũy trong suốt 12 tháng.

Khấu hao tài sản là một trong những chỉ số tài chính quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Dựa vào các chỉ số này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh và quản lý tài sản của họ một cách hiệu quả hơn. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc này, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL cung cấp tính năng phân tích báo cáo hiệu quả, giúp doanh nghiệp theo dõi các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận một cách chính xác và chi tiết.

Tạo phân tích báo cáo doanh thu, lợi nhuận chính xác và chi tiết trên hệ thống của GoSELL

GoSELL cung cấp tính năng tạo báo cáo phân tích doanh thu và lợi nhuận, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất kinh doanh trong các khoảng thời gian cụ thể. Doanh nghiệp có thể sử dụng các con số này để tính toán các chỉ số tài chính khi kinh doanh, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình kinh doanh tổng thể.

Hơn nữa, GoSELL cho phép các doanh nghiệp thực hiện phân tích báo cáo về doanh thu và lợi nhuận từ nhiều kênh khác nhau. Điều này giúp cho các doanh nghiệp đa kênh không còn phải lo lắng về việc thống kê và theo dõi doanh thu khi kinh doanh trên nhiều nền tảng bán hàng khác nhau.

Tạo phân tích báo cáo doanh thu, lợi nhuận chính xác và chi tiết trên hệ thống của GoSELL
Tạo phân tích báo cáo doanh thu, lợi nhuận chính xác và chi tiết trên hệ thống của GoSELL

GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các phân tích báo cáo đa kênh một cách chính xác. Cụ thể, phần mềm này cho phép doanh nghiệp phân tích doanh thu theo đơn hàng ở các giai đoạn khác nhau và lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng và phương thức thanh toán của đơn hàng. Điều này giúp theo dõi các chỉ số quản trị kế toán quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng số đơn hàng, phí giao hàng và giá trị trung bình của đơn hàng một cách dễ dàng.

Ngoài việc phân tích báo cáo về doanh thu và lợi nhuận, GoSELL còn cung cấp nhiều giải pháp và tính năng khác để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng đa kênh của họ.

Các giải pháp, tính năng toàn diện của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

GoSELL mang đến cho doanh nghiệp gói sản phẩm GoSELL OAO giúp tối ưu quy trình bán hàng đa kênh với các giải pháp như:

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Các giải pháp, tính năng toàn diện của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL
Các giải pháp, tính năng toàn diện của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng nhiều tính năng quản lý bán hàng toàn diện như quản lý đơn hàng, sản phẩm, kho hàng, khách hàng, đại lý bán hàng, hỗ trợ các chiến dịch marketing,… trên cùng một trang quản trị duy nhất. Quá trình tiếp cận khách hàng và phát triển kinh doanh toàn diện của doanh nghiệp cũng được hỗ trợ tối đa bởi các tính năng hiện đại mà nền tảng GoSELL cung cấp.

Kết luận

Bài viết trên chắc chắn đã giúp bạn nắm được khấu hao là gì cũng như ý nghĩa, các tính khấu hao đối với doanh nghiệp. Bên cạnh khấu hao tài sản, các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận cũng là các chỉ số tài chính quan trọng đối với doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh đa kênh.

Bài viết cùng chuyên mục