Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Salon là gì? Kinh nghiệm kinh doanh salon thành công

Kiến thức

Salon là gì? Kinh nghiệm kinh doanh salon thành công

5 Tháng Mười Một, 2023

Ý tưởng kinh doanh tiệm làm tóc không phải là một ý tưởng mới mẻ nhưng tỷ lệ hồi vốn lại khá nhanh, vì vậy dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng đây vẫn là sự lựa chọn của đông đảo chủ đầu tư. Trong bài viết này, GoSELL sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm về salon và một số kinh nghiệm giúp bạn kinh doanh salon thành công.

Salon là gì? Kinh nghiệm kinh doanh salon thành công

Salon là gì?

Salon là những tiệm cắt tóc tạo kiểu dành cho cả nam và nữ, khách hàng khi đến đây vừa có được kiểu tóc ưng ý mà còn có cơ hội được trải nghiệm một số dịch vụ kèm theo như gội đầu, massage, hấp dầu,… Các đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận thấy ở các tiệm tóc là:

  • Thường sẽ có nhiều máy móc như máy uốn, máy duỗi, máy ép, máy hấp,…
  • Ngoài ra tiệm cũng sẽ trưng bày các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu gội – dầu xả,… để khách hàng có thể quan sát ngay khi bước vào tiệm.
Salon là gì?
Salon là gì?

Mở tiệm làm tóc cần có những chi phí nào?

Sau khi hiểu rõ về khái niệm, tiếp theo bạn cần liệt kê danh sách các chi phí cần phải chi trả để đưa tiệm làm tóc sẵn sàng đi vào hoạt động. Trong đó, các khoản chi phí bạn cần chi trả gồm có: 

Chi phí thuê mặt bằng

Khoản chi phí đầu tiên cần phải quan tâm khi mở tiệm là chi phí thuê mặt bằng. Tuy nhiên, việc tìm được mặt bằng phù hợp còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và quy mô của tiệm tóc. Mức giá thuê cũng sẽ có sự khác biệt, chẳng hạn như:

  • Đối với khu vực thành phố thì chi phí thuê sẽ cao hơn so với khu vực nông thôn, thường rơi vào khoảng chục triệu cho đến vài chục triệu đồng.
  • Trong khi ở vùng nông thôn, giá mặt bằng chỉ rơi vào khoảng từ 2-5 triệu đồng.

Lưu ý trong quá trình tìm kiếm mặt bằng, bạn nên chọn nơi tập trung đông dân cư, có nhiều người qua lại như gần chợ, gần trường học, gần khu làm việc,…

Chi phí mua sắm trang thiết bị và thuê thiết kế

Nếu tiệm tóc của bạn có quy mô nhỏ, thì bạn chỉ cần bỏ ra từ 20-30 triệu chi phí thiết kế và mua sắm thiết bị cho tiệm. Về thiết kế, bạn nên thiết kế tiệm tối ưu công năng để tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra ở công đoạn này.

Còn về trang thiết bị, bạn nên cân nhắc mua sắm những vật dụng cần thiết trước trong thời gian đầu khi mới mở tiệm. Một số thiết bị cần có cho tiệm tóc là: gương, bàn ghế, giá để đồ, đồ nghề làm tóc, áo choàng,… Thời gian sau, khi tiệm đã hoạt động ổn định, lúc này bạn có thể trang bị thêm cho tiệm các máy móc hiện đại hơn.

Chi phí mua sắm trang thiết bị và thuê thiết kế
Chi phí mua sắm trang thiết bị và thuê thiết kế

Chi phí quảng cáo tiệm làm tóc của bạn

Hầu hết các công ty, doanh nghiệp, kể cả các chủ kinh doanh nhỏ lẻ đều áp dụng các chiến dịch tiếp thị truyền thông. Nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu và đến gần hơn với các khách hàng tiềm năng. Có rất nhiều cách tiếp thị mà bạn có thể áp dụng như:

  • Phát tờ rơi, đặt biển quảng cáo.
  • Hoặc thực hiện tiếp thị trên các kênh mạng xã hội: Facebook, Instagram, Tiktok,…
  • Hoặc tặng kèm mã giảm giá, tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn.

Lưu ý: khoản chi phí cho tiếp thị còn phụ thuộc vào hình thức tiếp thị mà bạn chọn để ước lượng con số cụ thể.

Chi phí trang trí cho tiệm tóc

Trước khi bắt tay vào trang trí tiệm, bạn cần xác định xem đối tượng khách hàng mà bạn muốn thu hút là ai và thu nhập của họ như thế nào. Nếu bạn tập trung vào các đối tượng khách hàng đã đi làm và có thu nhập cao, thì bạn nên trang trí salon theo phong cách sang trọng. 

Nhưng nếu bạn tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên thì bạn có thể trang trí không gian tối giản, đảm bảo gọn gàng và sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số xu hướng trang trí đang hot ở thời điểm hiện tại để trang trí phù hợp với thị hiếu của khách hàng hơn.

Chi phí nhập các sản phẩm chăm sóc tóc

Ngày nay, nhu cầu chăm sóc tóc của khách hàng tăng cao, nên việc đầu tư các sản phẩm chăm sóc tóc là rất cần thiết. Bạn nên nhập các sản phẩm chăm sóc tóc tốt, uy tín, có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng để tạo lòng tin, ấn tượng với khách hàng.

Song song đó, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm nào đang làm mưa làm gió trên thị trường, để kịp thời bổ sung và làm phong phú thêm danh sách các sản phẩm chăm sóc tóc của bạn. Chi phí để nhập các sản phẩm này sẽ dao động từ 5-6 triệu đồng.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách kinh doanh phụ liệu tóc thành công

Chi phí thuê nhân viên

Mở salon thì không thể thiếu chi phí thuê nhân viên, nếu quy mô tiệm tóc nhỏ thì bạn có thể thuê từ 1-2 thợ phụ để phục vụ các công việc như gội đầu, sấy tóc, pha thuốc, nhuộm tóc,… Đối với nhân viên phụ việc, không cần phải yêu cầu quá cao về trình độ và bạn có thể trực tiếp đào tạo họ. Chi phí để chi trả cho nhân viên sẽ dao động từ 4-6 triệu/nhân viên.

Sau một thời gian làm quen và dần thành thạo với công việc, bạn có thể xem xét đào tạo họ trở thành thợ chính hoặc tuyển thêm thợ chính để việc phục vụ nhu cầu làm đẹp của khách hàng ngày một chuyên nghiệp hơn. Đối với tiệm tóc có quy mô lớn hơn, bạn có thể thuê nhiều nhân viên hơn.

Các khoản chi phí phát sinh

Ngoài các chi phí vừa nêu trên, thì bạn cần dự trù thêm kinh phí để chi trả cho các khoản như tiền thuê mặt bằng, hóa đơn điện nước,… Trong đó, chủ kinh doanh cần phải đóng tối thiểu ba loại thuế, gồm có lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

Xem thêm: Có nên kêu gọi vốn kinh doanh từ bạn bè và người thân?

Một số kinh nghiệm giúp bạn kinh doanh salon tóc hiệu quả

Khi đã xác định được mở salon tóc cần bao nhiêu vốn, thì bước kế tiếp bạn cần chuẩn bị và thực hiện theo một số yếu tố mà GoSELL đã tổng hợp dưới đây:

Một số kinh nghiệm giúp bạn kinh doanh salon tóc hiệu quả
Một số kinh nghiệm giúp bạn kinh doanh salon tóc hiệu quả

Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể

Trước khi bắt đầu thực hiện việc gì, kể cả mở salon tóc thì bạn đều phải lập kế hoạch chi tiết, cụ thể. Dựa vào đây, bạn có thể xác định mục tiêu kinh doanh của bạn là gì để đi đúng hướng và nắm được lộ trình phát triển rõ ràng theo từng giai đoạn để cố gắng. 

Trong bản kế hoạch kinh doanh sẽ gồm: số vốn để mở tiệm làm tóc, vị trí kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu, thị hiếu của khách hàng,… Nhìn chung, một bản kế hoạch càng cụ thể thì bạn sẽ hoạch định chuẩn xác hơn, nâng cao cơ hội cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh là vô cùng cần thiết, thông qua nghiên cứu và phân thích, bạn sẽ biết được đâu là điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ. Hoặc biết được đối thủ đã làm được những gì và chưa làm được những gì.

Từ đó, bạn có thể tiếp thu những điểm mạnh phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Đồng thời nhanh chóng nghiên cứu và phát triển những gì mà họ chưa làm được cũng như cải thiện những điểm yếu mà họ đang mắc phải. Chỉ có như vậy, bạn mới thật sự nổi bật và tạo được ấn tượng với khách hàng trước đối thủ.

Xem thêm: Quy trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Việc xác định đối tượng mục tiêu giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí các hoạt động tiếp thị, khoanh vùng các đối tượng phù hợp mà bạn đang nhắm đến để chỉ tập trung vào nhóm đối tượng này. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng đặt mình vào vị trí của khách hàng và nhìn nhận vấn đề từ vị trí của họ.

Sau khi nắm được vấn đề, bạn sẽ ở tâm thế chủ động hơn bằng cách giúp họ vượt qua trở ngại đó. Thông qua việc cung cấp dịch vụ làm tóc, chăm sóc tóc phù hợp để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Có một cách giúp bạn xác định đối tượng mục tiêu đơn giản, đó là sử dụng tính năng quản lý khách hàng  – CRM của GoSELL.

CRM sẽ giúp bạn lưu trữ tất cả thông tin khách hàng trên các kênh (từ cửa hàng truyền thống cho đến website, app bán hàng, Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, GoMUA, Tiktok Shop,…). Dựa vào các thông tin thu thập được, bạn có thể phân nhóm khách hàng theo các tiêu chí: họ tên, sở thích, độ tuổi, số lần ghé đến tiệm,… Song, lên kế hoạch chăm sóc khách hàng, hoặc thực hiện các chiến dịch marketing phù hợp bằng cách tạo chương trình khách hàng thành viên. 

Tại đây, bạn có thể thiết lập hình thức tích điểm cho khách hàng thành viên theo từng mức khác nhau. Nhằm khuyến khích họ tạo thẻ thành viên và tích điểm mỗi khi trải nghiệm dịch vụ để đổi lấy ưu đãi bất kỳ.

Tìm kiếm mặt bằng thích hợp

Mặt bằng là yếu tố góp phần quyết định việc kinh doanh salon của bạn có thành công hay không. Trường hợp bạn không có quá nhiều vốn thì có thể chọn những khu vực ở đầu ngõ, hoặc khu vực tập trung nhiều học sinh, sinh viên,… không phải ở mặt đường lớn để ổn định kinh doanh.

Còn nếu tệp khách hàng bạn hướng đến là những người có thu nhập cao, bạn có thể chọn khu vực trung tâm, nơi có đông dân văn phòng, hoặc các tòa nhà chung cư,… để dễ thu hút khách hàng. Khi tìm kiếm mặt bằng bạn cần phải hết sức thận trọng, bởi một mặt bằng thật sự phù hợp thì bạn sẽ có cơ hội thu về 60% doanh thu cho tiệm tóc từ các khách hàng sinh sống ở khu vực đó, kể cả khách hàng vãng lai.

Chuẩn bị đầy đủ các giấy phép cần thiết

Khi kinh doanh tiệm tóc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy phép cần thiết, tùy vào quy mô bạn chọn mà bạn có thể đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra, để việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh được đầy đủ và đỡ tốn nhiều thời gian, bạn có thể đến cơ quan nhà nước để được hỗ trợ, tư vấn kỹ hơn. 

Việc xin giấy phép kinh doanh rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự ổn định trong quá trình hoạt động kinh doanh của bạn. Vì nếu không có giấy phép đăng ký kinh doanh, khi cơ quan chức năng kiểm tra thì bạn sẽ phải nộp phạt.

Tham khảo thêm: Cách đăng ký giấy phép kinh doanh

Lên kế hoạch quản lý nhân viên

Đào tạo nhân viên là quy trình không thể bỏ qua, nhất là đối với nhân viên mới. Bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để đào tạo họ về chuyên môn lẫn phong cách phục vụ. Bởi để làm hài lòng khách hàng là điều chưa từng dễ dàng, nhưng cần phải thể hiện thái độ tận tình, vui vẻ, chu đáo để tạo được thiện cảm với họ. Phong cách chuyên nghiệp của nhân viên sẽ góp phần vào việc duy trì khách hàng trung thành.

Đồng thời, để đảm bảo từng khách hàng đều có được trải nghiệm tốt nhất, tính năng quản lý nhân viên của GoSELL sẽ giúp bạn theo dõi hoạt động của từng nhân viên, quản lý thời gian và năng suất làm việc của họ. Mỗi khi có nhân viên mới, bạn có thể linh hoạt nhập thông tin của nhân viên và phân quyền cho họ vào nhóm công việc tương ứng.

Trường hợp salon của bạn mở rộng thêm nhiều chi nhánh, bạn cũng có thể lựa chọn chi nhánh làm việc cho từng nhân viên và quản lý nhân viên ở từng chi nhánh chặt chẽ. Hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ được tính minh bạch, tính năng sẽ cập nhật top nhân viên làm việc xuất sắc để lên danh sách.

Thông qua đó, bạn có thể lên kế hoạch khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần làm việc của họ và giúp tăng thêm sự gắn bó của nhân viên. Như vậy, bạn có thể giảm bớt thời gian và chi phí để thuê nhân sự mới.

Lên kế hoạch tiếp thị, quảng bá salon

Nếu bỏ qua marketing thì coi như bạn đã gián tiếp bỏ qua một cơ hội đầy tiềm năng trong quá trình thu hút khách hàng. Bạn có thể sử dụng một số hình thức tiếp thị sau đây của GoSELL:

  • Chương trình khách hàng thân thiết giúp bạn tạo nhiều cấp độ khách hàng thành viên và tích lũy điểm thưởng, kích thích khách hàng ghé đến tiệm trải nghiệm dịch vụ để quy đổi điểm thưởng nhằm nhận được ưu đãi bất kỳ. Từ đó giúp bạn duy trì lòng trung thành từ họ.
  • Hoặc kích cầu nhu cầu sử dụng dịch vụ của họ với tính năng tạo mã giảm giá, nhằm tạo ra lý do khiến khách hàng quay lại tiệm của bạn và đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ của họ.
  • Hoặc nếu bạn kinh doanh thêm các mặt hàng chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, serum dưỡng tóc,… thì bạn có thể sử dụng tính năng Flash Sale để thu hút sự chú ý khách hàng và nhanh chóng bán được hàng.

Tổng kết

Vừa rồi là những thông tin và một số kinh nghiệm khi kinh doanh salon mà GoSELL muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về lĩnh vực này và tự tin dấn thân vào lĩnh vực bạn đã chọn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến đội ngũ của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Bài viết cùng chuyên mục