Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Mô hình canvas là gì? Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Canvas cho doanh nghiệp

Kiến thức

Mô hình canvas là gì? Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Canvas cho doanh nghiệp

4 Tháng Bảy, 2023

Doanh nghiệp có thể xác định đúng hướng đi và phát triển lâu dài hay không còn tùy thuộc vào việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Một trong những mô hình được đa số doanh nghiệp tham khảo là mô hình canvas. Vậy mô hình canvas là gì? Cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này.

Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Canvas cho doanh nghiệp

Mô hình canvas là gì?

Mô hình canvas còn được biết đến với tên gọi BMC (viết tắt của Business Model Canvas), được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thụy Điển – Alexander Osterwalder. Đây là công cụ hỗ trợ xây dựng mô hình kinh doanh trực quan, thường được các nhà quản lý chiến lược tin dùng.

Mô hình cung cấp đến bạn một cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp thông qua 9 yếu tố chính. Dựa vào đó bạn có thể phân tích, so sánh về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng đầu tư. Đồng thời đưa ra những nhận xét khách quan thông qua ngôn ngữ chung được sử dụng tại mô hình.

Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ biết cần phải thay đổi và phát huy những gì để tạo ra những mới mẻ độc đáo, giúp doanh nghiệp hướng đến sự phát triển vượt trội.

Vì sao nên sử dụng mô hình canvas trong kinh doanh?

Vì mô hình canvas sở hữu ba ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Mô hình giúp bạn dễ dàng nhìn nhận tổng quan doanh nghiệp của mình thông qua bản kế hoạch được trình bày đơn giản, ngắn gọn nhưng đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết.
  • Chính nhờ sự giản lược, không đồ sộ như những bản kế hoạch thông thường, nên mô hình canvas giúp bạn nhanh chóng nắm bắt, đối chiếu và so sánh giữa các hạng mục trên bản kế hoạch.
  • Mô hình có thể áp dụng với hầu hết mọi quy mô doanh nghiệp, kể cả đặc thù các ngành sản phẩm. Nhất là đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch kinh doanh, thì mô hình canvas chính là sự lựa chọn thích hợp.

Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình canvas hiệu quả

Khi đã hiểu khái niệm và những ưu điểm mà mô hình canvas mang lại, câu hỏi kế tiếp được đặt ra: làm thế nào để lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình canvas hiệu quả? Một mô hình canvas hoàn chỉnh sẽ có sự xuất hiện của các yếu tố sau:

Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình canvas hiệu quả
Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình canvas hiệu quả

Xác định phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt tay vào xây dựng mô hình canvas, bạn cần xác định phân khúc khách hàng mà bạn muốn nhắm đến. Phân khúc khách hàng là công việc chia các khách hàng cùng sở thích, thói quen tiêu dùng,…. thành từng nhóm. Gợi ý một số câu hỏi giúp bạn xác định phân khúc khách hàng dễ hơn:

  • Khách hàng mục tiêu có đặc điểm chính là gì?
  • Họ có sở thích và thói quen mua sắm như thế nào?
  • Họ đang gặp khó khăn hay quan tâm đến các giải pháp như thế nào?
  • Khách hàng dựa vào các tiêu chí nào để cân nhắc lựa chọn, đánh giá một giải pháp?

Tuy nhiên, để việc phân khúc được chính xác và đạt hiệu quả cao, bạn cần có công cụ hỗ trợ lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng thật chi tiết. Sử dụng phần mềm quản lý khách hàng CRM của GoSELL, bạn có thể lưu trữ một lượng lớn danh sách khách hàng để cải thiện việc tổ chức thông tin phù hợp.

CRM còn giúp việc truy cập vào tệp dữ liệu trở nên tiện lợi hơn, tài nguyên data khách hàng được khai thác triệt để. Từ đó đưa ra chiến dịch marketing, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Tránh tình trạng sót khách, tiêu tốn quá nhiều chi phí cho marketing mà không thu lại kết quả gì.

Xác định giá trị của doanh nghiệp

Giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng là một trong các yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Vì giá trị của doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với nhu cầu của khách hàng. Để xác định giá trị mà bạn muốn cung cấp đến khách hàng, bạn cần trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Lợi ích mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng là gì?
  • Doanh nghiệp có thể giải quyết khó khăn nào của khách hàng?
  • Giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp có gì vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh?
  • Vì sao khách hàng nên lựa chọn giải pháp của doanh nghiệp?

Xác định kênh phân phối

Kênh phân phối là các kênh mà doanh nghiệp dùng để tiếp xúc, tương tác với khách hàng. Thông qua kênh phân phối, bạn có thể mang đến cho tệp khách hàng những sản phẩm mà khách hàng mong muốn. Kênh phân phối còn là hình thức phổ biến đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến với khách hàng.

Gồm có hai kênh phân phối chính là kênh phân phối trực tiếp (như đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp, điểm bán trực tiếp,…) và kênh phân phối gián tiếp (như các đại lý, cửa hàng của đối tác).

Xem thêm: Kênh phân phối là gì? Cách xây dựng kênh phân phối hiệu quả

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Yếu tố tiếp theo không thể thiếu trong mô hình canvas là xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua việc theo dõi toàn bộ trải nghiệm khách hàng tại doanh nghiệp của bạn. Từ khi khách hàng nhận thức về doanh nghiệp, sản phẩm cho đến khi họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Vì chỉ khi bạn hiểu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng thành công, thì bạn mới có thể tiếp tục xây dựng kế hoạch thu hút thêm nhiều khách hàng mới, phát triển và duy trì lượng khách hàng cũ. 

Để xây dựng mối quan hệ với khách hàng ngày càng vững chắc, GoSELL cung cấp đến bạn bộ công cụ marketing như:

  • Tạo các thông điệp với Email marketing và gửi đến khách hàng mục tiêu bạn muốn tiếp cận, nhắc nhở họ nhớ đến thương hiệu, sản phẩm của bạn. 
  • Tạo chương trình khách hàng thân thiết, bạn có thể tạo nhiều cấp độ khách hàng thành viên và tích lũy điểm thưởng. Điều này sẽ kích thích hành vi mua sắm và duy trì lòng trung thành từ họ.
  • Hoặc tạo mã giảm giá theo nhiều hình thức (theo phần trăm giá trị sản phẩm, số tiền cố định hay miễn phí vận chuyển) trên nhiều nền tảng (website, app, sàn TMĐT,..) nhằm tạo ra lý do khiến khách hàng quay lại mua hàng. Từ đó, gia tăng doanh số cho doanh nghiệp của bạn nhanh chóng.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Dự kiến nguồn doanh thu

Sau khi xác định phân khúc khách hàng, giá trị của doanh nghiệp, các kênh truyền thông và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Thì lúc này bạn đã có thể xác định nguồn doanh thu cho doanh nghiệp của mình.

Doanh thu chính là nền móng giúp bạn nắm bắt được tình hình chuyển đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng từ doanh thu mà bạn có thể cân đối các khoản thu chi, xem xét các khoản thu chi không cần thiết để loại bỏ và thiết lập nguồn thu trọng tâm.

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Nguồn lực tài chính là yếu tố mà mô hình canvas chú trọng, vì đây là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tăng thêm phần tự tin cung cấp các giá trị tốt nhất đến khách hàng. Đồng thời, triển khai những kế hoạch, phát triển thêm sản phẩm mới và đề phòng các trường hợp phát sinh trong quá trình vận hành.

Xác định các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp

Tùy vào sản phẩm và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang vận hành, bạn nên lập kế hoạch các công việc quan trọng cần được ưu tiên để duy trì hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, đánh giá tác động và tiến hành loại bỏ các hoạt động không cần thiết.

Mục tiêu chính của việc xác định này sẽ giúp sự kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng thêm bền chặt và tạo ra dòng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xác định đối tác chính của doanh nghiệp

Xác định đối tác chính của doanh nghiệp
Xác định đối tác chính của doanh nghiệp

Đối tác mà bạn chọn sẽ gắn liền với quá trình hoạt động, cũng như phát triển sau này của doanh nghiệp. Liệu doanh nghiệp có thể đưa đến khách hàng nhiều giá trị hay không, các sản phẩm có được thị trường đón nhận hay không đều sẽ phụ thuộc nhiều đối tác của bạn.

Đối tác của bạn có thể là các nhà bán lẻ, nhà phân phối, công ty phụ trách mảng quảng cáo,… Nếu bạn vẫn đang băn khoăn trong việc xác định đối tác chính, thì có thể trả lời các câu hỏi sau:

  • Những nhà phân phối/công ty nào đang có tiếng vang trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động?
  • Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì? Hoạt động chính của họ là gì?
  • Liệu doanh nghiệp có thể hợp tác với những nhà phân phối/công ty tiềm năng nào?
  • Và doanh nghiệp sẽ hưởng được lợi ích gì từ việc hợp tác đó?

Xác định cơ cấu chi phí

Cuối cùng là xác định rõ ràng cơ cấu chi phí của doanh nghiệp, để tập trung cắt giảm những chi phí không cần thiết, hoặc tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để cung cấp đến khách hàng. Những chi phí này có thể là chi phí mặt bằng, chi phí nhân sự, chi phí dự trù,…

Nếu doanh nghiệp có dự định đầu tư vào một dự án hoặc chiến dịch bất kỳ, nhưng không biết có hiệu quả hay không? Thì có thể sử dụng chỉ số ROI (viết tắt Return On Investment: tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư), để dễ dàng xem xét liệu bạn có nên đầu tư dự án đó hay không.

Xem thêm: Phương pháp giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tiết kiệm nhất

Kết luận

Từ những thông tin mà GoSELL vừa tổng hợp, có thể thấy mô hình canvas giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và nắm bắt các hạng mục quan trọng dễ dàng, không kén quy mô kinh doanh. Đây đích thị là đứa con tinh thần tuyệt vời dành cho doanh nghiệp của bạn.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình canvas cũng như có thêm kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình thành công. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến đội ngũ của GoSELL để được hỗ trợ kỹ hơn bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục