Trang chủ » Bài học kinh doanh » Top 6 mô hình thương mại điện tử phổ biến năm 2024

Bài học

Top 6 mô hình thương mại điện tử phổ biến năm 2024

2 Tháng Bảy, 2022

Cơ hội thành công của bạn bắt đầu từ việc biết mô hình nào phù hợp nhất với thị trường ngách, nguồn lực, khả năng và mục tiêu của bạn. Hãy cùng GoSELL điểm qua top 6 mô hình thương mại điện tử phổ biến, hiệu quả năm 2024  để bạn có thể áp dụng trước khi lập kế hoạch của doanh nghiệp mình.

Mô hình thương mại điện tử

4 phân loại chính của mô hình thương mại điện tử

Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B: Business to Business)

Mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) là các giao dịch trực tuyến giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia vào mô hình B2B chủ yếu là các công ty sản xuất, nhà bán sỉ, và nhà phân phối.

Doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B
Mô hình B2B – Doanh nghiệp với doanh nghiệp

Ví dụ nổi bật thương mại điện tử theo mô hình B2B là Alibaba.com. Ở Việt Nam thì có cvn.com, Vietgo.vn; Vietnamesemade.com; Bizviet.net…

Bạn cần phải trả lời 3 câu hỏi sau đây trước khi khởi đầu kinh doanh B2B

  1. Khách hàng và thị trường mục tiêu của bạn có thường muốn đặt hàng, mua hàng với số lượng lớn hay không?
  2. Khách hàng của bạn có yêu cầu riêng về vật liệu cụ thể, kích thước hoặc các thông số kỹ thuật đặc biệt không?
  3. Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì?

Xem thêm: B2B là gì? Đâu là kênh bán hàng B2B tốt nhất hiện nay

Doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C: Business to Consumer)

Thương mại điện tử B2C là một mô hình thương mại điện tử truyền thống mà hầu hết các doanh nghiệp đều quen thuộc. Trong hình thức B2C, các doanh nghiệp và nhà bán lẻ online sẽ marketing và bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kinh doanh B2C rất đơn giản, trong khi B2B có thể phức tạp hơn.

Mô hình điện tử doanh nghiệp với người tiêu dùng
Mô hình B2C: Doanh nghiệp với người tiêu dùng

Các nhà bán lẻ trực tuyến B2C phục vụ nhiều đối tượng và ưu tiên các chiến lược tiếp thị và bán hàng hiện đại như tiếp thị dựa trên quảng cáo, tiếp thị dựa trên người ảnh hưởng (KOL) và truyền thông xã hội.

Doanh nghiệp TMĐT B2C sẽ tập trung nguồn lực và thời gian vào việc tối ưu lượng khách truy cập website, gia tăng các chiến lược tiếp thị và tăng doanh số mua hàng từ người tiêu dùng hơn là thương lượng hợp đồng, báo giá, thực hiện hoạt động sản xuất và hoàn thành đơn hàng như trong hình thức B2B.

Các sàn thương mại điện tử theo mô hình B2C ở Việt Nam như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, GoMUA…

Người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B: Consumer to business)

C2B ít phổ biến và được nhiều người biết đến như B2B và B2C. Trong mô hình C2B, các cá nhân (người tiêu dùng) bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp. Chẳng hạn như doanh nghiệp, website hình ảnh trực tuyến mua hình ảnh từ các nhiếp ảnh gia.

Mô hình người tiêu dùng với doanh nghiệp
Mô hình C2B: Người tiêu dùng với doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp C2B điển hình là các nền tảng freelancer như Upwork và Fiverr. Trong thời đại kỹ thuật số và xã hội hiện nay, đã xuất hiện các hình thức mới, sáng tạo của C2B.

Người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C: Consumer to consumer)

Mô hình thương mại điện tử C2C tập trung vào hỗ trợ các giao dịch giữa những người tiêu dùng với nhau. Trong nền tảng C2C, các cá nhân có thể bán, mua và trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ. Nền tảng C2C kết nối người tiêu dùng với người tiêu dùng kiếm được lợi nhuận bằng cách tính phí niêm yết và phí giao dịch.

Mô hình người tiêu dùng với người tiêu dùng
Mô hình C2C: Người tiêu dùng với người tiêu dùng

Không giống như B2B và B2C, C2C giao dịch rộng rãi với doanh nghiệp bên thứ ba để tạo điều kiện giao dịch, bảo vệ người tiêu dùng và quản lý, kiểm soát chất lượng.

Kể từ những ngày đầu của Internet, Amazon, eBay và Craigslist đã là những trang web thương mại điện tử C2C lớn nhất trên thế giới.

Ở Việt Nam, các ví dụ về nền tảng thương mại điện tử C2C như Facebook, hay các diễn đàn như Vatgia, chotot.vn… nơi người tiêu dùng có thể bán các sản phẩm mới hoặc đã qua sử dụng của họ cho người khác.

6 mô hình thương mại điện tử phát triển năm 2024

Khi bạn đã quyết định một danh mục, điều tiếp theo cần giải quyết là chọn mô hình thương mại điện tử cho doanh nghiệp của bạn. Vài thập kỷ qua đã chứng kiến ​​sự xuất hiện của rất nhiều công ty khởi nghiệp thương mại điện tử.

Dưới đây là 6 loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử là xu hướng phát triển trong năm 2024

Nhãn hiệu riêng (Private label)

Nhiều doanh nhân thương mại điện tử mới có những ý tưởng sản phẩm tuyệt vời nhưng không có nội lực hoặc năng lực để tự sản xuất sản phẩm. Vì vậy, họ đặt hàng từ các nhà sản xuất và sau đó dán nhãn, tiếp thị và bán sản phẩm dưới nhãn hiệu riêng của chính họ.

Nhãn hiệu riêng mô hình thương mại điện tử
Sản phẩm có nhãn hiệu riêng

Các dự báo gần đây cho thấy thị trường mô hình kinh doanh thương mại điện tử nhãn hiệu riêng sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Dưới đây là 2 trong số những lý do thuyết phục nhất khiến nhãn hiệu riêng trở thành một lựa chọn đáng giá cho doanh nghiệp của bạn: 

  • Các sản phẩm nhãn hiệu riêng được phát triển, xây dựng thương hiệu và bán bởi một công ty, tách biệt công ty đó với các đối thủ cạnh tranh. Chủ sở hữu nhãn hiệu riêng sở hữu thiết kế, thông số kỹ thuật sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và độc quyền bán sản phẩm dưới nhãn hiệu riêng. Vì họ là nguồn cung cấp duy nhất, các nhãn hiệu riêng nếu tiếp thị tốt có thể tạo ra nhu cầu cao và định giá cao.
  • Các sản phẩm private label (thương hiệu riêng) thường có tỷ lệ lợi nhuận khá cao. Vì là người bán duy nhất trên thị trường, họ có thể kiếm lợi nhuận cao từ giá bán cao.

Một số rủi ro đối với doanh nghiệp khi kinh doanh nhãn hiệu riêng

Có một số rào cản và rủi ro cần xem xét đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử với nhãn hiệu riêng: 

  • Tìm đúng nhà sản xuất nhãn hiệu riêng để hợp tác là một thách thức không nhỏ. Để giảm thiểu chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm, nhiều doanh nhân đã chọn gia công nhãn hiệu riêng ở các nước đang phát triển như Trung Quốc và Việt Nam. Họ trả trước rất nhiều tiền để đặt hàng theo lô lớn để có chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn.
  • Các nhà sản xuất không thể đảm bảo các lô không có lỗi, ngay cả khi có một nguyên mẫu là hoàn hảo. Vì vậy việc quản lý kiểm soát chất lượng là cần thiết để tránh các vấn đề tốn kém xảy ra.
  • Việc các sản phẩm thương hiệu trực tuyến chỉ được bán bởi một nhà cung cấp sẽ hạn chế quyền tiếp cận của khách hàng.

Nhãn trắng (White label)

Giống như mô hình thương mại điện tử với nhãn hiệu riêng, các nhà bán lẻ nhãn trắng vẫn áp dụng tên nhãn hiệu của họ và bán lại các sản phẩm chung cho một nhà cung cấp.

Các doanh nghiệp có nhãn trắng không phải chịu sự quản lý của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng, nhưng phải đối mặt với sự nhiều sự cạnh tranh. Các nhà cung cấp nhãn trắng kiểm soát thiết kế bao bì, nhưng không kiểm soát thông số kỹ thuật hoặc chất lượng của sản phẩm.

Vì bất kỳ đại lý bán lẻ nào cũng có thể bán những sản phẩm này, nên các nhà bán hàng khó có lợi thế về điểm bán hàng độc đáo (unique selling points) và sử dụng các chiến lược tiếp thị và kênh phân phối để tạo sự khác biệt.

Một trở ngại khác mà các chủ doanh nghiệp có nhãn trắng phải đối phó là quản lý hàng tồn kho. Hầu hết các nhà cung cấp đặt ra số lượng đặt hàng tối thiểu (thường số lượng lớn) để sản xuất hàng theo đơn đặt hàng nhãn trắng.

Là một người mua đi bán lại, điều quan trọng là bạn phải hiểu nhu cầu của các sản phẩm nhãn trắng mà bạn sẽ bán. Đánh giá sai nhu cầu và quản lý sai hàng tồn kho có thể dẫn đến nhiều sản phẩm tồn với số lượng lớn vì chưa bán được.

Drop shipping

Trong những năm gần đây, drop shipping đã nổi lên như một mô hình thương mại điện tử đáng chú ý. Nó cho phép người bán lẻ, người mới bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử có thể bắt đầu với số vốn ít hoặc không cần vốn.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử Drop shipping
Mô hình kinh doanh Drop shipping

Drop shipping cho phép các doanh nghiệp tiếp thị và bán sản phẩm trực tuyến mà không cần dự trữ hàng tồn kho. Khi có khách đặt đơn đặt hàng, người mua hàng drop shippers mua hàng từ các nhà cung cấp, sau đó vận chuyển sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.

Những lợi ích của mô hình thương mại điện tử Drop Shipping

  • Doanh nghiệp Drop shipping không cần trả tiền để thuê không gian nhà kho, đặt hàng và quản lý kho, đóng gói hoặc vận chuyển sản phẩm cũng như theo dõi hàng tồn kho hoặc xử lý hàng trả lại.
  • Người kinh doanh Drop shipping có thể bắt đầu với ngân sách nhỏ và mở rộng quy mô khi họ thấy cần thiết với ít rủi ro tài chính.
  • Bạn không phải lo lắng về sản xuất hoặc quản lý hàng tồn kho. Chỉ cần đầu tư nguồn lực vào thiết kế trang web, hỗ trợ khách hàng cũng như các chiến lược tiếp thị và bán hàng.

Rủi ro của drop shipping bao gồm

  • Vì không có quyền kiểm soát sản phẩm, khi bạn có một nhà cung cấp tồi, giao hàng chậm, sản phẩm kém chất lượng… có thể ảnh hưởng đến đội chăm sóc khách hàng và làm tổn hại đến niềm tin và uy tín của doanh nghiệp.
  • Trong khi nhà cung cấp quản lý quá trình thực hiện đơn hàng, chủ doanh nghiệp vẫn cần giải quyết các vấn đề theo dõi giao hàng. 
  • Vì bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu kinh doanh dropship nên tính cạnh tranh rất khốc liệt. Giá bán thấp và ngân sách quảng cáo lớn (quảng cáo Google, SEO) có thể khiến bạn có tỷ suất lợi nhuận thấp.

Drop shipping không phải là một mô hình thương mại điện tử không có áp lực cạnh tranh. Nó cũng cần bạn lập kế hoạch, nghiên cứu thị trường tốt. Nhưng Drop shipping có nhiều lợi thế và mang lại cơ hội cho các doanh nhân trực tuyến có thể bắt đầu từ con số 0, với số vốn thấp để làm nên điều gì đó lớn lao.

Xem thêm: Drop Shipping là gì? Có nên bán hàng theo mô hình này không?

In theo yêu cầu (Print-on-demand)

Mô hình in theo yêu cầu tương tự như drop shipping. Các doanh nghiệp bán các thiết kế theo yêu cầu trên nhiều loại sản phẩm như áo thun, áo hoodies, quần ôm sát chân (legging), cốc, vỏ điện thoại và vải.

Mô hình kinh doanh in theo yêu cầu (Print-on-demand)
Mô hình in theo yêu cầu (Print-on-demand)

Khi bạn đặt một đơn đặt hàng, nhà sản xuất bên thứ ba sẽ in thiết kế đã chọn lên sản phẩm, đóng gói trong bao bì có thương hiệu và giao hàng trực tiếp cho khách hàng.

Các mô hình drop shipping và in theo yêu cầu có chung những ưu điểm:

  • Đây là mô hình có rủi ro thấp khi bạn không cần phải ứng tiền vốn trước. Bạn chỉ trả phí cho các doanh nghiệp in theo yêu cầu khi đặt hàng và đơn hàng được vận chuyển đến bạn.
  • Các nhà cung cấp in ấn của bên thứ ba chuyên nghiệp như Printify và Printful sẽ quản lý hàng tồn kho, chăm sóc và lên đơn hàng tự động cho bạn.

Dịch vụ đăng ký (Subscription service)

Theo định nghĩa, mô hình kinh doanh đăng ký (subscription business model) cho phép khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là hàng tháng hoặc hàng năm. Khi hết thời gian đăng ký, khách hàng có thể hủy hoặc gia hạn thời gian đăng ký.

Dịch vụ đăng ký (Subscription service)
Mô hình kinh doanh đăng ký (subscription business model)

Bạn cũng có thể hiểu dịch vụ đăng ký gần giống như dịch vụ thuê bao trong lĩnh vực viễn thông, điện thoại. Hay như các thuê bao sử dụng truyền hình cáp, Youtube, các website nghe nhạc trực tuyến…

Healthy Surprise là một ví dụ về trang web dịch vụ đăng ký thực phẩm. Các ví dụ khác về dịch vụ đăng ký bao gồm Stitch Fix, Blue Apron và Nature Box. Các sản phẩm tiềm năng khác cho mô hình đăng ký là sách, video, khóa đào tạo và hàng tiêu dùng cần được thay thế thường xuyên.

Bán buôn (Wholesaling)

Bán buôn hay bán sỉ là một mô hình kinh doanh mà một cửa hàng thương mại điện tử cung cấp sản phẩm với số lượng lớn kèm theo mức chiết khấu.

Chẳng hạn như bạn thiết lập giá bán sỉ cho khách mua hàng số lượng lớn trên website và gian hàng trên sàn thương mại điện tử. Nếu bạn sử dụng giải pháp thiết kế website thương mại điện tử GoWEB sẽ cho phép bạn cài đặt giá bán sỉ tự động cho các khách mua hàng trên website của mình.

Trước đây, bán sỉ đa số là hoạt động dành cho kinh doanh B2B. Nhưng nhờ có internet, bất kỳ ai cũng có thể cung cấp bán buôn như một phương thức B2C hoặc C2B.

Làm sao để chọn mô hình thương mại điện tử thích hợp?

Để chọn mô hình thương mại điện tử (TMĐT) phù hợp bạn có thể suy nghĩ và đưa ra quyết định bằng cách tự hỏi và trả lời một số câu hỏi quan trọng sau:

  1. Thị trường mục tiêu của bạn là ai?
  2. Bạn muốn bán gì?
  3. Số vốn bạn có thể đầu tư vào công ty của mình là bao nhiêu?
  4. Bạn có khả năng gì?
  5. Bạn định hướng định vị tổ chức, doanh nghiệp của mình trong tương lai (ngắn và dài hạn) như thế nào?

Khi trả lời được các câu hỏi quan trọng, hãy lập kế hoạch cẩn thận và kinh doanh đổi mới, sáng tạo sẽ giúp bạn nổi bật trên thị trường. Từ đó mở rộng quy mô và thành công nhanh chóng trong ngành thương mại điện tử cạnh tranh ngày nay.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu những mô hình thương mại điện tử phổ biến mà bạn nên biết. Hãy liên hệ GoSELL nếu bạn muốn thiết kế website bán hàng, web thương mại điện tử đồng bộ đa kênh và tạo app bán hàng, giải pháp POS quản lý cửa hàng truyền thống.

Bài viết cùng chuyên mục