Trang chủ » Tin tức » Những rào cản và thách thức khi thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp 

Tin tức

Những rào cản và thách thức khi thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp 

17 Tháng Mười, 2023

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một trong những xu hướng quan trọng hàng đầu đối được chú trọng và thực hiện. Trong quá trình đó, việc đối mặt với những rào cản, thách thức lớn nhỏ là điều mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải đối mặt, tìm ra các hướng đi, giải pháp phù hợp để thực hiện chuyển đổi số một cách hoàn thiện và hiệu quả. 

chuyen-doi-so-trong-doanh-nghiep-1

Quá trình thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nay 

Theo báo cáo của Cisco & IDC về tốc độ tăng trưởng số hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2023, chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp cho rằng việc chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của họ. Trong khi đó, 62% doanh nghiệp kỳ vọng rằng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới. Điều đáng mừng hơn, có 56% doanh nghiệp nhận thấy rằng môi trường cạnh tranh đang thay đổi và việc chuyển đổi số đã giúp họ thích nghi với sự thay đổi này. 

Những con số này cho thấy mức độ quan tâm và nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đặc biệt là trong trường hợp của 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa, vẫn còn sự thiếu hiểu biết hoàn chỉnh và chính xác về vai trò của chuyển đổi số trong Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Điều này được thể hiện thông qua việc chỉ có 31% doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát và chỉ có 3% đã hoàn thành một cách cơ bản quá trình này. 

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với một số rào cản trong quá trình chuyển đổi số, bao gồm thiếu kỹ năng số và lao động (17%), hệ thống công nghệ thông tin chưa đủ mạnh để hỗ trợ chuyển đổi số (16,7%), và thiếu tư duy số hóa hoặc gặp các thách thức liên quan đến văn hóa số hóa trong doanh nghiệp (15,7%)… 

Những rào cản lớn đối với quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp 

Một cuộc khảo sát được thực hiện trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện, đã chỉ ra rằng có đến 60,1% doanh nghiệp tham gia khảo sát gặp khó khăn khi áp dụng công nghệ số. Một trong những nguyên nhân chính được đề cập tới chính là chi phí đầu tư vào công nghệ số vẫn được đánh giá là khá cao với nhiều doanh nghiệp do tác động của nhiều yếu tố khách quan khi kinh doanh trong vài năm trở lại đây. 

Rào cản thứ hai quan trọng đối với doanh nghiệp là khó khăn trong việc thay đổi thói quen và tập quán kinh doanh, chiếm tỷ lệ 52,3% số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Các doanh nghiệp đã phản ánh rằng việc chuyển đổi số sẽ thay đổi thói quen và phong cách làm việc của người lao động. Một số trường hợp đã triển khai phần mềm, nhưng nhân viên và người lao động không sử dụng hoặc chỉ sử dụng một phần, dẫn đến việc không đạt được mục tiêu chuyển đổi số trong doanh nghiệp. 

chuyen-doi-so-trong-doanh-nghiep-2
Nhiều rào cản ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Tiếp theo, khó khăn về thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số là một rào cản  lớn với tỷ lệ 52,3% số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Trong thời gian gần đây, nhận thức về việc thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thể hiện ý định và nhu cầu chuyển đổi số. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bắt đầu tiến hành chuyển đổi số, họ thường gặp khó khăn về việc thiếu nhân lực có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng để triển khai các dự án chuyển đổi số của họ. 

Rào cản lớn kế tiếp với doanh nghiệp chính là việc thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số, được 45,4% doanh nghiệp phản ánh. Ngoài ra, thiếu thông tin về công nghệ số và khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số cũng là hai rào cản chính tiếp theo, chiếm tỷ lệ lần lượt là 40,4% và 38,5%. 

Một số rào cản khác được các doanh nghiệp nhắc đến bao gồm thiếu cam kết và hiểu biết từ ban lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, thiếu cam kết và hiểu biết từ người lao động hay lo ngại về rò rỉ dữ liệu cá nhân. 

Xem thêm: Platform là gì? Cách triển khai digital platform trong quá trình chuyển đổi số 

Thách thức về chi phí khi thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp 

Các khoản chi phí cần chi ra cho quá trình chuyển đổi số sẽ là khác nhau giữa các doanh nghiệp, tùy vào mô hình, quy mô, lĩnh vực kinh doanh cũng như nhiều yếu tố có liên quan khác. Làm thế nào để tối ưu chi phí chuyển đổi số nhưng vấn đem lại hiệu quả tối ưu luôn là một bài toán nhận được sự quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp. 

Một báo cáo thường niên về sự sẵn sàng chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam năm 2022, dựa trên một cuộc khảo sát 1.000 doanh nghiệp trên toàn quốc, đã tiết lộ rằng 43,3% trong số họ đã dự toán kinh phí đầu tư nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Thêm vào đó, 20% trong số các doanh nghiệp không có kế hoạch ngân sách đầu tư cho việc thực hiện chuyển đổi số. 

chuyen-doi-so-trong-doanh-nghiep-3
Chi phí luôn là một vấn đề quan trọng đối với quá trình thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp 

Khảo sát từ Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cũng đã cho thấy rằng, trong năm 2022, mặc dù có đến 90% doanh nghiệp đã thể hiện sự quan tâm đến việc thực hiện chuyển đổi số, nhưng chỉ có 40% trong số họ sẵn sàng đầu tư. Nguyên nhân chính là do đa số doanh nhân trẻ và doanh nghiệp nhỏ có nguồn vốn hạn chế để triển khai chuyển đổi số. Họ phải đối mặt với các chi phí đào tạo nhân viên, mua sắm thiết bị và phần mềm mới. 

Có thể dễ dàng nhận thấy, chi phí luôn là một vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Ở đó, một số doanh nghiệp thường lựa chọn sử dụng phần mềm miễn phí hoặc thử nghiệm các tùy chọn. Sau khi hết thời gian sử dụng miễn phí, họ thường tìm kiếm các phần mềm tương tự khác. 

Để giúp các giai đoạn kết thúc tình trạng này, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL mang đến cho các doanh nghiệp của mình giải pháp GoSELL OAO giúp đồng bộ quá trình chuyển đổi số, quản lý bán hàng đa kênh trên một hệ thống duy nhất. Gói giải pháp này của GoSELL giúp tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả toàn diện khi bán hàng đa kênh, hoàn thiện quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh. 

GoSELL OAO – Gói giải pháp quản lý bán hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp 

Trong quá trình chuyển đổi số mô hình kinh doanh, việc quản lý bán hàng đa kênh đồng bộ trên một hệ thống duy nhất được xem là giải pháp tối ưu với các doanh nghiệp, nhà bán lẻ. Ở đó, gói giải pháp GoSELL OAO mang đến cho doanh nghiệp sự thuận tiện trong quá trình quản lý bán hàng từ các chi nhánh cửa hàng trực tiếp cho đến các nền tảng như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA, TikTok Shop), mạng xã hội (Facebook, Zalo).  

Cụ thể, các giải pháp mà GoSELL OAO có thể mang đến cho doanh nghiệp bao gồm:  

  • GoWEB: Tạo trang web bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp, ấn tượng một cách nhanh chóng và tiện lợi. 
  • GoAPP: Phát triển ứng dụng mua sắm trên cả nền tảng Android và iOS để thu hút khách hàng quay lại mua sắm thường xuyên hơn. 
  • GoPOS: Quản lý quy trình bán hàng tại quầy, bao gồm lập đơn hàng nhanh chóng và theo dõi tồn kho chi tiết từng chi nhánh. 
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Zalo. Đồng bộ hóa tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay trong quá trình trò chuyện. 
  • GoLEAD: Tạo các Landing Page chuyên nghiệp để thu thập thông tin khách hàng và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi cũng như ghi nhận các giao dịch. 
  • GoCALL: Xây dựng hệ thống tổng đài ảo giúp doanh nghiệp thiết lập một đội ngũ telesales chuyên nghiệp và chăm sóc khách hàng hiệu quả. 

Ngoài ra, hệ thống của GoSELL còn mang đến cho doanh nghiệp nhiều tính năng quản lý bán hàng cũng như hỗ trợ marketing, remarketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Không quá khi nói rằng đây sẽ là giải pháp giúp quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra một cách tối ưu, từ quản lý bán hàng cho đến các hoạt động tiếp thị, quản lý bán hàng.  

Tìm ra những giải pháp phù hợp chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những rào cản, thách thức đang mắc phải, thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số toàn diện. Từ đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng quy trình bán hàng đa kênh hiệu quả, hướng tới những xu hướng bán hàng hiện đại của thị trường. 

Xem thêm: Xu hướng và chiến lược chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp năm 2023 

Bài viết cùng chuyên mục