Trang chủ » Bài học kinh doanh » Nợ xấu là gì? Nguyên nhân, tác động và cách phòng tránh nợ xấu cho doanh nghiệp

Bài học

Nợ xấu là gì? Nguyên nhân, tác động và cách phòng tránh nợ xấu cho doanh nghiệp

14 Tháng Tám, 2023

Nợ xấu là một thuật ngữ quen thuộc và được xem là điều tối kỵ đối với các doanh nghiệp. Bởi khi rơi vào nợ xấu, doanh nghiệp sẽ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Vậy nợ xấu là gì? Nguyên nhân, tác động và làm thế nào để phòng tránh nợ xấu trong hoạt động kinh doanh? Cùng GoSELL tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nợ xấu là gì? Nguyên nhân, tác động và cách phòng tránh nợ xấu cho doanh nghiệp

Nợ xấu là gì?

Trong kinh doanh, chuyện vay mượn là điều khó tránh khỏi. Khi vay vốn ngân hàng và tới kỳ hạn trả nợ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp cần phải thanh toán đầy đủ khoản vay bao gồm cả gốc lẫn lãi.

Vậy nợ xấu là gì? Ngược lại với điều trên, nếu doanh nghiệp không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, hoặc quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì sẽ bị coi là nợ xấu. Những doanh nghiệp dính phải nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là gì?

Phân loại các nhóm nợ xấu

Khi đã nắm được nợ xấu là gì, kế tiếp hãy cùng GoSELL tìm hiểu phân loại các nhóm nợ xấu. Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 5 nhóm chính sau:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)

  • Người vay thanh toán các khoản nợ đúng hạn.
  • Thời gian nợ quá hạn không quá 10 ngày.

Nhóm 2 (nợ cần chú ý)

  • Thời hạn nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
  • Các khoản nợ được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1.

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)

  • Dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
  • Các trường hợp được miễn/giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi.
  • Thời gian quá hạn từ 30 đến 90 ngày.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ)

  • Thời gian nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
  • Dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn dưới 30 đến 90 ngày.
  • Các khoản nợ được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 2.

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn cao)

  • Thời gian nợ quá hạn quá 180 ngày.
  • Dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn dưới 30 đến 90 ngày.
  • Các khoản nợ được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 2 nhưng vẫn quá hạn.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên.

Xem thêm: Có nên vay vốn ngân hàng khi kinh doanh? Thủ tục như thế nào?

Những nguyên nhân gây ra nợ xấu

Nguyên nhân hình thành nợ xấu là gì? Chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan từ người vay nợ là doanh nghiệp lẫn người cho vay là các tổ chức ngân hàng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, bao gồm:

Những nguyên nhân gây ra nợ xấu
Những nguyên nhân gây ra nợ xấu
  • Khả năng tài chính yếu: nguyên nhân đầu tiên gây ra nợ xấu là khả năng tài chính yếu của doanh nghiệp như tình hình công ty không ổn định, hoặc không đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay,…
  • Không lên kế hoạch quản lý tài chính phù hợp: nợ xấu có thể phát sinh khi doanh nghiệp không có kế hoạch tài chính rõ ràng, không quản lý nguồn tiền của mình sao cho hợp lý và chi tiêu vượt quá khả năng trả nợ.
  • Sự suy giảm nền kinh tế: trong thời kỳ kinh tế suy thoái, những khó khăn trong kinh doanh cũng có thể dẫn đến tình trạng khiến doanh nghiệp bị rơi vào nợ xấu.
  • Sự thay đổi chính sách tín dụng: khi ngân hàng thay đổi chính sách tín dụng hoặc tăng cường tiêu chuẩn việc cho vay, nếu doanh nghiệp không nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu mới thì có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ và dẫn đến nợ xấu.
  • Thiếu sót trong việc xem xét thông tin và đánh giá rủi ro: về phía ngân hàng, nếu quá trình xem xét thông tin và đánh giá rủi ro không được thực hiện kỹ lưỡng. Điều này có thể dẫn đến việc ngân hàng cấp khoản vay cho những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ tốt và cũng dẫn đến tình trạng nợ xấu.

Tác hại của việc dính phải nợ xấu

Tác hại của việc dính phải nợ xấu là gì? Tùy vào từng nhóm nợ mà sẽ có các tác hại tương ứng, cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp rơi vào nợ nhóm 1

Đây là nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp nhất trong 5 nhóm nợ, khi doanh nghiệp rơi vào nợ nhóm 1 thì sẽ được xem xét dựa vào mức độ thanh toán chậm của doanh nghiệp có diễn ra thường xuyên hay không. Nếu doanh nghiệp thường xuyên trễ hạn và liên tục thanh toán chậm, hoặc bị tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán nợ không tốt. Thì việc trả chậm từ 5-7 ngày cũng khiến doanh nghiệp có khả năng rơi vào nợ nhóm 2.

Do đó, nếu doanh nghiệp tất toán trong khuôn khổ thời gian quy định của ngân hàng thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến lần vay vốn tiếp theo. Và tất nhiên là cũng sẽ không bị dính nợ xấu trên lịch sử tín dụng.

Đối với doanh nghiệp rơi vào nợ nhóm 2

Nếu doanh nghiệp rơi vào nợ xấu nhóm 2 thì có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Đầu tư tiền vào các dự án kinh doanh, tuy nhiên khi đến kỳ hạn thanh toán lại không thể rút tiền ra để trả nợ theo dự kiến ban đầu, dẫn đến việc khoản nợ kéo dài và trở thành nợ xấu.
  • Gặp nhiều khó khăn trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn tại ngân hàng hoặc công ty tài chính ở những lần vay tiếp theo nếu đơn vị có các quy định khắt khe liên quan đến nợ xấu.
  • Để trở về nợ nhóm 1, doanh nghiệp cần phải thanh toán xong mọi khoản nợ ở hiện tại và trải qua thời gian 12 tháng. Trong thời gian 12 tháng, để trở về nợ nhóm 1 thì doanh nghiệp không thể tiến hành vay tín chấp.
  • Nếu thời gian thanh toán kéo dài, thì khả năng rơi vào nợ xấu nhóm 3 là rất cao.

Đối với doanh nghiệp rơi vào nợ xấu nhóm 3, 4, 5

Khi thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 thì doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng nợ xấu, cũng có nghĩa là quá trình vay tiền tại các đơn vị cho vay ở những lần tiếp theo đã khó lại càng thêm khó. Hầu hết các ngân hàng cũng như công ty tài chính đều sẽ thẳng thừng đưa ra quy định từ chối mọi hồ sơ vay tiền khi doanh nghiệp dính phải nợ xấu. 

Giải pháp xử lý và phòng tránh nợ xấu hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp xử lý nợ xấu

Trường hợp doanh nghiệp đã dính phải nợ xấu, thì có thể áp dụng một trong hai cách sau đây:

Đối với khoản vay dưới 10 triệu đồng

Nếu khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng đã được tất toán, Ngân hàng Nhà nước sẽ không cung cấp lịch sử tín dụng của doanh nghiệp. Điều này đã được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN. Do vậy, doanh nghiệp cần nhanh chóng thanh toán hết số nợ để được xóa thông tin trên hệ thống CIC.

Đối với khoản vay trên 10 triệu đồng

Nếu phát sinh nợ xấu trên 10 triệu đồng, lịch sử tín dụng của doanh nghiệp sẽ được cập nhật liên tục hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ khi khoản nợ được trả hết, doanh nghiệp sẽ có đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Khi đó, nếu có nhu cầu vay, doanh nghiệp sẽ được xét duyệt khoản vay vốn.

Giải pháp xử lý và phòng tránh nợ xấu hiệu quả cho doanh nghiệp
Giải pháp xử lý và phòng tránh nợ xấu hiệu quả cho doanh nghiệp

Cách để phòng tránh nợ xấu

Đối với doanh nghiệp chưa bị dính vào nợ xấu, thì nên phòng ngừa trường hợp này ngay từ ban đầu. Dưới đây, GoSELL sẽ gợi ý đến bạn một số cách phòng tránh nợ xấu hiệu quả, gồm:

Lên kế hoạch quản lý dòng tiền chặt chẽ để trả nợ đúng hạn

Khi doanh nghiệp lên kế hoạch quản lý dòng tiền một cách rõ ràng, thì doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra các đánh giá cụ thể để biết cách sử dụng nguồn tiền và lên chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp.

Đặc biệt, để dòng tiền được kiểm soát chặt chẽ hơn, doanh nghiệp có thể tham khảo và sử dụng tính năng sổ quỹ của GoSELL để theo dõi mọi biến động của dòng tiền ngay khi có giao dịch mới phát sinh theo thời gian thực.

Đồng thời, tính năng cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lập phiếu thu/chi từ nhiều nguồn khác nhau (như thanh toán cho đơn hàng, thanh toán cho đơn vị vận chuyển,…). Hỗ trợ thống kê và đối chiếu, giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện những sai lệch trong dòng tiền giữa sổ quỹ và dữ liệu của kế toán. Tránh tình trạng lãng phí, chi tiêu vô tội vạ dẫn đến tình trạng nợ xấu.

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm quản lý dòng tiền hiệu quả trong bán lẻ

Thường xuyên nắm bắt tình hình kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định

Không những quản lý dòng tiền, mà doanh nghiệp còn phải nắm bắt tình hình kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định một cách song song. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn.

Tính năng phân tích báo cáo của GoSELL sẽ mang đến cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể thông qua các dữ liệu được thể hiện trên biểu đồ một cách trực quan. Trường hợp doanh nghiệp đang kinh doanh trên đa kênh (website, app, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội), tính năng cũng hỗ trợ theo dõi và phân tích báo cáo doanh thu trên đa kênh, đa nền tảng và theo từng chi nhánh.

Đây sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp triển khai kế hoạch bán hàng, hoặc thực hiện các chiến dịch marketing với chi phí tối ưu nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên lớn mạnh và không lo các trường hợp nợ xấu có nguy cơ xảy ra.

Các sản phẩm, kho hàng, đơn hàng cần phải được quản lý một cách thông minh

Nếu tình trạng của sản phẩm, kho hàng không được cập nhật nhanh chóng, thì sẽ dễ dẫn đến các trường hợp như: sản phẩm còn trong kho lại được nhập thêm mà không được giải phóng, trong khi sản phẩm đang thiếu – có sức tiêu thụ mạnh lại không được nhập thêm,… Như vậy, doanh nghiệp đang chi tiêu không phù hợp và gây lãng phí, hơn nữa trải nghiệm khách hàng cũng có nguy cơ bị gián đoạn.

Vì vậy, doanh nghiệp cần lên kế hoạch quản lý sản phẩm, kho hàng ngay từ ban đầu, bằng cách kiểm soát hàng hóa theo các hình thức mã IMEI, mã Seri, mã SKU và mã vạch với tính năng quản lý sản phẩm của GoSELL. Đối với các sản phẩm còn trong kho, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi mọi biến động về số lượng sản phẩm theo thời gian thực, nhằm hạn chế tình trạng bị dư hoặc thất thoát sản phẩm với tính năng quản lý kho hàng.

Trường hợp nếu doanh nghiệp kinh doanh đa kênh như GoSELL đã có nhắc ở trên, thì có thể sử dụng tính năng đồng bộ sản phẩm. Để đồng bộ tất cả dữ liệu của sản phẩm từ đa kênh về một hệ thống quản trị duy nhất. 

Bên cạnh đó, để đảm bảo đơn hàng được giao đến tận tay khách cũng như đảm bảo cho các đơn hàng công nợ được kiểm soát chặt chẽ để thu hồi vốn kịp thời. Doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng quản lý đơn hàng, để tránh các trường hợp bồi thường, hoặc thu hồi vốn tạm ứng quá hạn xảy ra.

Tham khảo thêm một số giải pháp, tính năng khác của GoSELL

Ngoài các tính năng vừa đề cập, GoSELL còn cung cấp một hệ sinh thái giải pháp hoàn chỉnh với: GoWEB (hỗ trợ thiết kế website chuẩn thương mại điện tử); GoAPP (hỗ trợ thiết kế ứng dụng mang thương hiệu riêng); GoPOS (hỗ trợ quản lý toàn bộ hoạt động bán lẻ của cửa hàng chỉ trên một màn hình duy nhất); GoSOCIAL (hỗ trợ tối ưu quy trình phản hồi và lên đơn trực tiếp ngay trên khung chat); GoLEAD (hỗ trợ thiết kế landing page quảng cáo, bán hàng không giới hạn); và GoCALL (hỗ trợ xây dựng đội ngũ telesale chuyên nghiệp).

Tham khảo thêm một số giải pháp, tính năng khác của GoSELL
Tham khảo thêm một số giải pháp, tính năng khác của GoSELL

Cùng với hơn 30 tính năng ưu việt – tất cả đều được quản lý tập trung tại một màn hình, giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và sử dụng các công cụ bất kỳ lúc nào. Sử dụng GoSELL, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm mọi thông tin quan trọng đều được bảo mật và những ai không được phân quyền truy cập vào hệ thống thì không thể theo dõi các thông tin mật của doanh nghiệp.

Kết luận

Hy vọng với bài viết này, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn nợ xấu là gì, những nguyên nhân và tác hại khi dính phải nợ xấu. Cũng như các giải pháp và cách phòng tránh nợ xấu để hoạt động kinh doanh của bạn không bị ảnh hưởng tiêu cực, gây gián đoạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức mới để phục vụ cho công việc kinh doanh, mời bạn ghé thăm trang chủ của GoSELL để biết thông tin chi tiết bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục