Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » POP là gì? Cách phân biệt POP và POS trong chiến lược bán hàng

Kiến thức

POP là gì? Cách phân biệt POP và POS trong chiến lược bán hàng

9 Tháng Mười, 2023

POP (Point of Purchase) – Điểm Mua Hàng và POS (Point of Sale) – điểm bán hàng là hai thuật ngữ thường gây nhầm lẫn và khó phân biệt. Cụ thể, POP thường liên quan đến vị trí cụ thể mà người tiêu dùng đến và quyết định mua sản phẩm. Trong khi đó, POS thường ám chỉ vị trí cụ thể mà giao dịch mua bán thực sự diễn ra. Vậy POP là gì? Đâu là những điểm để phân biệt POP và POS? Cùng GoSELL tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

POP là gì? Cách phân biệt POP và POS trong chiến lược bán hàng

POP là gì?

POP là gì? Point of Purchase hay điểm mua hàng là những địa điểm mà khách hàng tương tác trực tiếp với sản phẩm trong cửa hàng. Thông thường, đây bao gồm các vị trí trưng bày sản phẩm trên kệ hàng, bảng thông tin quảng cáo và tài liệu hướng dẫn. Hiện nay, POP không chỉ xuất hiện dưới dạng cửa hàng vật lý mà còn trên các nền tảng mua sắm trực tuyến, ví dụ như các gian hàng trực tuyến trên ứng dụng mua sắm.

Điểm mua hàng là nơi mà khách hàng thường đứng để xem xét việc mua sản phẩm. Chính vì vậy, sắp xếp vị trí các POP là một yếu tố quan trọng trong chiến lược bán hàng. Nó có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng.

Mặc dù có kệ trưng bày chung cho các sản phẩm cùng loại ở các điểm mua hàng, nhưng thương hiệu thường sử dụng các POP bổ sung để nổi bật sản phẩm của họ, làm tăng sự chú ý và thú hút của khách hàng.

POP là gì?
POP là gì?

Ngoài các POP trưng bày, tài liệu quảng cáo POP cũng phổ biến. Đây có thể là các áp phích hướng dẫn khách hàng hoặc poster quảng cáo, thường chiếm không gian sàn trong cửa hàng hoặc dán trên cửa sổ và tường để thông báo về các chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới hoặc phiên bản đặc biệt của sản phẩm.

POS là gì?

POS (Point of Sale) có thể được hiểu là điểm bán hàng, nơi mà khách hàng mua sản phẩm và thực hiện thanh toán. POS cũng có mục tiêu tương tự như POP, đó là thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy họ mua sản phẩm của bạn. Sự khác biệt giữa POS trưng bày và POP trưng bày là POS thường nằm trong hoặc gần một khu vực thanh toán.

Chẳng hạn, tại các cửa hàng tạp hóa địa phương, bạn có thể thấy tủ mát trưng bày kem ở gần quầy thanh toán, giá sách bên cạnh quầy thu ngân và các quầy nhỏ bán bánh kẹo mà bạn có thể mua khi hoàn tất việc thanh toán. Đây chính là các ví dụ về POS trưng bày. Các POS trưng bày thường được sắp xếp để thúc đẩy mua sắm tức thì, đặc biệt là cho những sản phẩm mà người mua thường quyết định mua khi đã đến cửa hàng và không có kế hoạch cụ thể.

Ngoài ra, POS cũng là một định nghĩ có thể đề cập đến hệ thống POS, giải pháp mà các doanh nghiệp, nhà bán lẻ sử dụng để quản lý việc bán hàng. Ví dụ điển hình cho điều này là máy tính tiền tại quầy thu ngân.

Có thể bạn quan tâm: Phân loại hệ thống POS quản lý bán hàng cho nhà bán lẻ

Các đặc điểm để phân biệt POS và POP là gì?

Nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ hiện nay thường nhầm lẫn giữa POS và POP trong nhiều trường hợp. Dưới đây là những điểm quan trọng cần lưu ý để phân biệt giữa POP và POS (điểm mua hàng và điểm bán hàng):

  • POP (Point Of Purchase) viết tắt của “điểm mua hàng” và nó ám chỉ bất kỳ nơi nào khách hàng tương tác tại cửa hàng khi họ quyết định mua sản phẩm hoặc không. Ví dụ như vị trí trước kệ hàng hoặc quầy hàng trong các ứng dụng mua sắm trực tuyến.
  • POS (Point Of Sale) viết tắt của “điểm bán hàng” và được sử dụng để chỉ giao dịch thực tế xảy ra khi khách hàng mua sản phẩm, cụ thể là ở quầy thanh toán.
  • Cả POP trưng bày và POS trưng bày đều nhằm thu hút sự chú ý của người mua đối với sản phẩm hoặc bất kỳ thông điệp quảng cáo nào bạn đang chạy.
  • POP trưng bày thường liên quan đến kệ hàng phụ hoặc kệ hàng chính dành cho tất cả các sản phẩm cùng loại.
  • POS trưng bày có thể là kệ hàng phụ hoặc chính dành riêng cho một thương hiệu cụ thể. Ví dụ, quầy bánh ngọt ở khu vực thanh toán là một ví dụ về POS trưng bày.
  • POP trưng bày thường chiếm không gian sàn trong cửa hàng bán lẻ.
  • POS trưng bày nhỏ hơn và chiếm không gian gần hoặc trên quầy thanh toán.

Xem thêm: Decision Tree là gì? Trưng bày sản phẩm hiệu quả trong ngành bán lẻ

Vai trò của POP là gì trong chiến lược bán hàng

Sau khi bạn đã nắm rõ sự khác biệt cơ bản giữa POP và POS, hãy cùng đi sâu hơn để hiểu về vai trò và lợi ích của chúng trong chiến lược bán hàng.

POP trưng bày đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm của bạn trực tiếp vào tầm mắt của người mua và làm cho sản phẩm của bạn nổi bật hơn trong cửa hàng. Bằng cách đặt sản phẩm trên các kệ hàng ở các vị trí chiến lược, bạn tạo ra cơ hội cho khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn, đặc biệt khi sản phẩm được trưng bày nổi bật và có số lượng nhiều hơn.

Vai trò của POP là gì trong chiến lược bán hàng
Vai trò của POP là gì trong chiến lược bán hàng

Ưu điểm của POP:

  • Sản phẩm xuất hiện trên các kệ hàng lớn hơn và có số lượng lớn hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh chỉ xuất hiện trên kệ hàng chung của gian hàng.
  • Thích hợp để quảng cáo các hoạt động khuyến mãi hoặc giảm giá tạm thời.
  • Thúc đẩy việc mua hàng số lượng lớn thay vì mua sản phẩm đơn lẻ (ví dụ: mua 6 chai nước theo lốc thay vì chỉ 1 chai lẻ, vì thường các kệ hàng trưng bày chung sẽ không có các sản phẩm lẻ).
  • Tăng cường nhận diện thương hiệu, đặc biệt là đối với các thương hiệu mới.
  • Linh hoạt và dễ di chuyển, POP trưng bày thường nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và điều chỉnh.

POP trưng bày là một công cụ quan trọng để tạo ấn tượng ban đầu và kích thích sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của bạn trong cửa hàng bán lẻ.

POS trong chiến lược bán hàng

Vị trí của các POS trưng bày so với POP trưng bày có một số khác biệt quan trọng về thời điểm và mục đích sử dụng chúng. POS trưng bày thường nằm ở mặt tiền cửa hàng hoặc là kệ hàng duy nhất trưng bày sản phẩm trong cửa hàng. Trong khi đó, POP trưng bày thường là kệ hàng phụ, nằm bên cạnh vị trí chính của sản phẩm trên kệ chung.

Ưu điểm của POS trưng bày:

  • Tạo ảnh hưởng đối với quyết định mua sắm của khách hàng dưới tác động của sự ngẫu hứng.
  • Sản phẩm được đặt cố định tại vị trí đó và sẵn sàng cho việc mua sắm.
  • Sản phẩm thường được đóng gói dưới dạng đơn vị lẻ để kích thích mua thử nghiệm.
  • Phù hợp để thúc đẩy các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá tạm thời.
  • Góp phần nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Lợi ích chính của POS trưng bày là vị trí gần như đảm bảo rằng mọi người mua sắm đều sẽ gặp sản phẩm khi họ đến quầy thanh toán. Điều này đặc biệt hữu ích cho các sản phẩm mới trên thị trường hoặc các sản phẩm chưa có cơ hội cạnh tranh mạnh.

Để giúp các doanh nghiệp quản lý bán hàng tại quầy một cách tối ưu, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL mang đến cho doanh nghiệp một sản phẩm mang tên GoPOS. Đây sẽ là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bán hàng tại quầy một cách chính xác và đồng bộ với các kênh bán hàng đa kênh của mình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Tối ưu quy trình bán hàng tại quầy với giải pháp GoPOS của GoSELL

GoPOS là phần mềm quản lý bán hàng tại quầy chuyên nghiệp đã được hơn 10.000 cửa hàng trên toàn quốc lựa chọn sử dụng. Được cung cấp bởi GoSELL, GoPOS giúp doanh nghiệp tổ chức và quản lý mọi hoạt động bán lẻ của cửa hàng trên một nền tảng duy nhất. Đơn giản, dễ sử dụng, và tiết kiệm chi phí, GoPOS giúp bạn quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả, tồn kho, và tính tiền một cách nhanh chóng.

Đặc biệt, chủ cửa hàng có khả năng quản lý quy trình bán hàng từ xa thông qua ứng dụng GoSELLER trên điện thoại di động. Doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hiệu quả tổ chức, sắp xếp và quản lý sản phẩm và kho hàng để kiểm soát tốt tình hình cung cấp và hoạt động kinh doanh. Giải pháp GoPOS cũng cho phép doanh nghiệp quản lý nhiều chi nhánh trên cùng một hệ thống, giúp tiết kiệm thời gian.

Tối ưu quy trình bán hàng tại quầy với giải pháp GoPOS của GoSELL
Tối ưu quy trình bán hàng tại quầy với giải pháp GoPOS

Hơn nữa, doanh nghiệp còn có khả năng quản lý dữ liệu khách hàng. Điều này giúp cho việc thực hiện các chiến dịch tích điểm và chăm sóc khách hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cũng có thể cung cấp tích điểm và tạo mã giảm giá cho khách hàng để thúc đẩy hành vi mua sắm và tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.

Để quản lý các điểm mua hàng (POP) một cách hiệu quả ở cả các địa điểm trực tuyến lẫn các nền tảng trực tuyến, việc quản lý tối ưu và đồng bộ quy trình bán hàng đa kênh là điều vô cùng cần thiết.

Quản lý đồng bộ sản phẩm trên hệ thống của GoSELL

Là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện, một trong những tính năng quan trọng nhất mà GoSELL mang đến cho các doanh nghiệp của mình chính là việc quản lý đồng bộ các sản phẩm khi kinh doanh đa kênh. Hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo mới, chỉnh sửa và lưu trữ các sản phẩm của mình với đầy đủ các thông tin cần thiết.

Quản lý đồng bộ sản phẩm trên hệ thống của GoSELL
Quản lý đồng bộ sản phẩm trên hệ thống của GoSELL

Doanh nghiệp có thể tạo bộ sưu tập các sản phẩm có cùng đặc tính để quản lý một cách hiệu quả. GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu SEO bộ sưu tập giúp tăng khả năng hiển thị sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp có thể quản lý các sản phẩm của mình bằng các lọc, tìm kiếm các thông tin về sản phẩm một các nhanh chóng, chính xác.

Hệ thống của GoSELL sẽ giúp doanh nghiệp quản lý đồng bộ từng sản phẩm của mình trên một trang quản trị duy nhất khi kinh doanh đa kênh. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh bật. tắt chế độ đồng bộ tất cả thông tin sản phẩm từ các cửa hàng trực tiếp đến website, app, sàn TMĐT Lazada, Shopee, GoMUA, TikTok Shop, Facebook, Zalo về hệ thống quản trị GoSELL và ngược lại.

Các tính giải pháp toàn diện của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Bên cạnh quản lý đồng bộ sản phẩm, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL còn mang đến cho doanh nhiều tính năng giúp tối ưu quy trình quản lý bán hàng. Theo đó, GoSELL giúp doanh nghiệp quản lý đơn hàng, kho hàng, quản lý khách hàng đồng bộ đa kênh cũng như quản lý chi nhánh, nhà cung cấp,… một cách hiệu quả và chính xác.

Hơn nữa, GoSELL cũng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu các chiến dịch marketing, remarketing để tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng của mình. Một số tính năng hỗ trợ marketing mà phần mềm GoSELL mang đến cho doanh nghiệp có thể kể đến như: Tạo mã giảm giá, thông báo đẩy, Email Marketing, Flash Sale,…

Ngoài ra, GoSELL cũng mang đến một số giải pháp hiệu quả giúp nâng cao khả năng bán hàng và quản lý bán hàng của doanh nghiệp bao gồm:

  • GoWEB: Tạo ra trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp một cách nhanh chóng và tiện lợi.
  • GoAPP: Phát triển ứng dụng mua sắm trên cả nền tảng Android và iOS để thu hút khách hàng quay lại mua sắm thường xuyên hơn.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Zalo. Đồng bộ hóa tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay trong quá trình trò chuyện.
  • GoLEAD: Tạo các Landing Page chuyên nghiệp để thu thập thông tin khách hàng và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi cũng như ghi nhận các giao dịch.
  • GoCALL: Xây dựng hệ thống tổng đài ảo giúp doanh nghiệp thiết lập một đội ngũ telesales chuyên nghiệp và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Kết luận

Bài viết trên chắc hẳn đã giúp doanh nghiệp nắm được POP là gì cũng như cách để phân biệt giữa POP và POS trong chiến lược bán hàng. Đây là cơ sở hữu ích để doanh nghiệp có thể tối ưu các chiến dịch bán hàng của mình, gia tăng doanh thu một cách đáng kể.

Bài viết cùng chuyên mục