Trang chủ » Bài học kinh doanh » Tại sao nên sử dụng roadmap trong phân tích kinh doanh?

Bài học

Tại sao nên sử dụng roadmap trong phân tích kinh doanh?

20 Tháng Ba, 2024

Roadmap là công cụ định hướng mục tiêu và hoạt động cho doanh nghiệp trên hành trình phát triển. Bài viết hướng dẫn chi tiết 5 bước xây dựng lộ trình, đồng thời cung cấp đa công cụ triển khai các kế hoạch để bạn đạt được mọi mục tiêu kinh doanh.

roadmap_01

Roadmap là gì?

Roadmap (hay lộ trình) trong lĩnh vực kinh doanh là công cụ định hướng theo từng giai đoạn cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng và đạt được mục tiêu chiến lược dài hạn. Đây giống như bức tranh kinh doanh toàn diện mà các nhà lãnh đạo hay sử dụng để truyền đạt tầm nhìn của doanh nghiệp, hoặc kế hoạch tổ chức, xây dựng và phát triển một sản phẩm – với điểm bắt đầu là giai đoạn lên ý tưởng khởi nghiệp.

Theo đó, một roadmap cơ bản sẽ bao gồm:

  • Mục tiêu: là những dấu mốc cần đạt trong doanh thu, mức tăng trưởng… của sản phẩm/ công ty trong từng giai đoạn cụ thể.
  • Hoạt động: là những ý tưởng về các hoạt động cần triển khai, bao gồm cả kế hoạch sản xuất sản phẩm, xây dựng và triển khai chiến dịch marketing… nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
  • Tính liên kết: Sẽ có những ý tưởng hoạt động có thể triển khai song song, nhưng cũng sẽ có những hoạt động liên tiếp – nghĩa là hoạt động này triển khai hoàn tất thì hoạt động khác mới có thể bắt đầu. Tính liên kết trong mỗi roadmap rất quan trọng, vì vậy khi lên kế hoạch càng chi tiết thì sẽ càng hiệu quả.
roadmap_02
Lộ trình doanh nghiệp hỗ trợ định hướng kinh doanh lâu dài

Lưu ý rằng những lộ trình này cần phải có những dấu mốc thời gian cụ thể, để các nhân sự/ đội ngũ triển khai dễ dàng đo lường hiệu quả. Thường thì nội dung này sẽ thể hiện chi tiết ngày/ tuần/ tháng/ năm theo lịch trình; hoặc ước chừng thời gian triển khai (số tuần/ số tháng/ số năm).

Vai trò của roadmap trong kinh doanh

Lộ trình kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu của một doanh nghiệp/ công ty vì nó góp phần cho hoạt động quản lý dự án và phát triển doanh nghiệp một cách tối ưu và hiệu quả. Điều này được chứng minh thông qua những vai trò quan trọng của lộ trình trong hoạt động vận hành và quản lý doanh nghiệp như:

Tập trung và có kế hoạch

Vì roadmap đã vạch ra sẵn một lộ trình chi tiết cho từng mục tiêu, ý tưởng hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn nhất định, nên chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý dễ dàng tập trung nguồn lực và điều phối nhân sự cho các hoạt động trọng điểm trong từng giai đoạn. Kéo theo đó, nhân sự công ty cũng sẽ biết cách ưu tiên và sắp xếp, làm việc có kế hoạch để đạt được hiệu suất cao.

Phối hợp và đồng bộ nhịp nhàng

Lộ trình doanh nghiệp tạo ra một bức tranh tổng thể cho các hoạt động, nhiệm vụ của các bộ phận của công ty. Đặc biệt vì có tính liên kết cao, đòi hỏi sự phối hợp và đồng bộ nhịp nhàng để đảm bảo tiến độ và hiệu quả cho từng mốc thời gian. Chính vì thế, khi có roadmap thì doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian xử lý mà còn tạo ra được hoà hợp trong công việc cho các bộ phận liên quan.

Dễ dàng sắp xếp mức độ ưu tiên

Bên cạnh việc định hướng cho doanh nghiệp, roadmap giúp các nhà lãnh đạo/ chủ doanh nghiệp phân định và sắp xếp thứ tự ưu tiên khi có bất kỳ vấn đề phát sinh nào xảy ra. Kéo theo đó, các bộ phận hay thành viên nhóm dự án cũng sẽ dễ dàng biết nên làm việc nào trước, dành tâm huyết cho nhiệm vụ nào nhiều hơn… để tối ưu nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả cho mục tiêu ở giai đoạn đó.

Giao tiếp hiệu quả

Tương tự như cách phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, lộ trình kinh doanh cho phép các nhân sự trong dự án giao tiếp với nhau hiệu quả hơn – dựa trên mục tiêu chung của một giai đoạn. Bởi mọi người trong công ty đều nắm được tổng quản trong từng bước tiến của doanh nghiệp, hiểu mục tiêu và yêu cầu tiến độ – từ đó họ sẽ ý thức để hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt được kết quả chung.

roadmap_03
Roadmap góp phần hiện thực hoá các mục tiêu kinh doanh

Đánh giá kịp thời và linh hoạt điều chỉnh

Bởi vì lộ trình có các mốc thời gian cụ thể, nên việc nhìn lại một quá trình triển khai đóng góp rất lớn trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng. Nhà lãnh đạo/ chủ doanh nghiệp và thành viên của dự án có thể nhanh chóng phát hiện ra vấn đề, đánh giá hiệu quả chi tiết để điều chỉnh lộ trình cho thích hợp với thời cuộc. Tính linh hoạt của một lộ trình doanh nghiệp là điều không thể thiếu nhằm tối ưu hoá nguồn lực, cải thiện quy trình để đạt được kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Quản trị chiến lược: Mục tiêu, ý nghĩa và quy trình thực hiện

Quy trình xây dựng roadmap trong kinh doanh

Để xây dựng một lộ trình kinh doanh có tính ứng dụng cao, giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu ngắn và dài hạn, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây.

Bước 1: Đặt mục tiêu

Các mục tiêu trong lộ trình kinh doanh thể hiện tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp bạn trong từng mốc thời gian cụ thể. 3 nguyên tắc cơ bản để thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp là: phải rõ ràng, có tính khả thi và có thời gian xác định.

Ví dụ: Roadmap trong giai đoạn 2024 của doanh nghiệp bạn là gấp đôi doanh thu 2023 ngay trong quý I, sau đó luỹ tiến lần lượt 1/4 vào quý II, 1/3 vào quý III và 1/2 doanh thu vào quý IV. Tương tự, đối với từng phòng ban sẽ chia nhỏ mục tiêu để thấy tính khả thi và tính liên kết trong lộ trình.

Bước 2: Input thông tin

Các thông tin đầu vào này có thể đến từ đối tác, đồng nghiệp, bộ phận nghiên cứu thị trường hoặc chính khách hàng của bạn để làm cơ sở dữ liệu cho các bước tiếp theo. Bởi vì roadmap chính là bức tranh tổng quan của công ty/ doanh nghiệp bạn trong mỗi giai đoạn nên các thông tin này sẽ hữu ích để bạn trau dồi và nâng tầm chiến lược của mình.

Bước 3: Thiết lập ý tưởng, kế hoạch ưu tiên

Các ý tưởng cho hoạt động của từng bộ phận càng nổi bật, thì sẽ là những ý tưởng cần ưu tiên triển khai – vì có thể nó tiệm cận với mục tiêu và các thông tin đã thu thập từ hai bước trên. Đây cũng là bước cực kỳ quan trọng và cần thiết khi bạn xây dựng kế hoạch cho các công việc của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Xem thêm: Làm thế nào để doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả?

Bước 4: Hiệu chỉnh lộ trình

Nếu ở bước 3 chỉ cung cấp một cái nhìn tổng quan thì bước 4 sẽ đi vào chi tiết. Mục tiêu giai đoạn này của bạn là gì? Triển khai các hoạt động ra sao? Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính? Đây chính là những câu hỏi bạn cần trả lời để hiệu chỉnh lộ trình có tính khả thi và đạt được mục tiêu.

Ví dụ: Ở giai đoạn đầu, bạn cần tăng nhận diện thương hiệu của mình. Vậy thì bạn cần xây dựng hình ảnh thương hiệu vững chắc, sử dụng tiếp thị để đánh vào các thị trường mục tiêu…

Bước 5: Thực thi, theo dõi và cập nhật

Như đã nói ở trên, một lộ trình doanh nghiệp tốt, chính là lộ trình linh động với thời cuộc. Khi triển khai các kế hoạch theo lộ trình, bạn cần đặt ra các mốc thời gian để nhìn lại hiệu quả. Nếu chưa ổn thì cần đề xuất các phương án mới khả dĩ hơn để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Tóm lại, thiết lập roadmap cho doanh nghiệp giống như sở hữu một chiếc bản đồ, để vừa định hướng các bước đi tiếp theo cho doanh nghiệp của bạn, vừa biết vị trí của mình trong hành trình phát triển. Từ đó nhanh chóng xây dựng những chiến lược phù hợp để đạt được những mục tiêu bứt phá hơn trong mọi mặt.

roadmap_04
Xây dựng lộ trình để phát triển doanh nghiệp hiệu quả

Xem thêm: 9 kỹ thuật phân tích kinh doanh được doanh nghiệp sử dụng phổ biến

Bứt phá với dịch vụ vận hành bán hàng đa kênh của GoSELL

Roadmap giúp định hướng phát triển cho doanh nghiệp, nhưng để vận hành liền mạch và trơn tru còn đòi hỏi rất nhiều công cụ và kỹ năng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán hàng. Cùng với sự phát triển vượt bậc của các sàn thương mại điện tử và nhiều kênh bán hàng trực tuyến khác, bạn càng phải phân bổ nguồn nhân lực phù hợp nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh cho từng giai đoạn trong lộ trình phát triển.

Hiểu được những trăn trở đó, GoSELL – phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng đa kênh OAO để giúp các nhà bán hàng bứt phá doanh thu, đạt được mọi mục tiêu kinh doanh trong thời gian sớm nhất. Những ưu điểm vượt trội của nền tảng do Mediastep phát triển đã phục vụ hơn 18 000 doanh nghiệp, đối tác và khách hàng như:

Đồng bộ dữ liệu quản lý bán hàng đa kênh OAO

Chỉ với một nền tảng quản trị GoSELL, bạn có thể quản lý toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh ở đa nền tảng – từ offline (một hoặc nhiều cửa hàng trực tiếp) đến online (website/ app thương hiệu, nền tảng mạng xã Facebook/ Zalo hay các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, TikTok Shop và GoMUA).

roadmap_05
GoSELL hỗ trợ đồng bộ hoá dữ liệu bán hàng OAO
  • Đồng bộ sản phẩm: Giúp bạn chỉ cần nhập thông tin sản phẩm 1 lần duy nhất, hệ thống sẽ tự động cập nhật dữ liệu cho các nền tảng bán hàng.
  • Đồng bộ kho hàng: Lập tức trừ/ cộng kho cho mỗi đơn hàng được đặt thành công hay cập nhật kho để bạn có chiến lược nhập/ đẩy hàng hoàn hảo, không sai sót.
  • Đồng bộ đơn hàng: Quản lý mọi đơn hàng từ đa kênh, tối ưu thời gian đóng gói và vận chuyển để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Đồng bộ khách hàng: Với tính năng CRM, mọi dữ liệu khách hàng đều được tổng hợp về một nền tảng quản trị, giúp bạn dễ dàng theo dõi và triển khai chiến lược tiếp thị cá nhân hoá, xây dựng niềm tin với khách hàng.

Dịch vụ vận hành kinh doanh đa kênh

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh đa nền tảng, hoặc không có thời gian để vận hành chiến lược bán hàng đa kênh, GoSELL có thể hỗ trợ bạn:

  • Vận hành website/ app thương hiệu: Hỗ trợ hoàn thiện thông tin doanh nghiệp, liên tục cập nhật các bài viết, hình ảnh sản phẩm mới nhất… để vừa tăng nhận diện, vừa điều hướng khách hàng “chốt đơn” ngay trên chính nền tảng của bạn.
  • Vận hành Fanpage: Bán hàng qua Facebook không mới, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa triển khai tốt vì thiếu nhân sự. Với GoSOCIAL – giải pháp bán hàng qua mạng xã hội của GoSELL sẽ giúp bạn tối ưu quá trình chốt đơn ngay trong khung chat với khách hàng.
  • Vận hành sàn thương mại điện tử: Không chỉ hỗ trợ tạo và tăng uy tín cho gian hàng của bạn trên nền tảng bán hàng Shopee, Lazada, TikTok Shop, đội ngũ GoSELL còn chăm sóc gian hàng, tạo điểm nhấn cho sản phẩm nhằm tối ưu hoá hiệu suất kinh doanh.

Dịch vụ marketing tổng thể

roadmap_06
Dịch vụ marketing tổng thể

Ngoài các công cụ hỗ trợ tiếp thị miễn phí được tích hợp sẵn trong phần mềm quản lý bán hàng GoSELL như: Email Marketing, Thông báo đẩy, triển khai các chương trình khuyến mãi (Tạo mã giảm giá, Flash Sale…), chúng tôi còn cung cấp dịch vụ marketing tổng thể như:

  • Tư vấn và triển khai chiến lược marketing: Vạch rõ roadmap tiếp thị với mục tiêu cụ thể, đồng thời triển khai các hoạt động phù hợp để bạn bứt phá doanh thu.
  • Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu: Hỗ trợ bạn định vị thương hiệu trên thị trường, chuyên nghiệp hoá hình ảnh để kinh doanh tốt hơn.
  • Content marketing: Sáng tạo nội dung đa nền tảng và hình thức để thu hút đối tượng mục tiêu, nâng cao nhận diện.
  • SEO tổng thể: Hỗ trợ đưa website và các bài viết trên website lên top tìm kiếm để tối ưu lượt traffic tự nhiên.

Và các dịch vụ tuỳ chọn theo nhu cầu của bạn như: Biên – phiên dịch Anh – Việt, chạy quảng cáo đa nền tảng, sáng tạo nội dung đa phương tiện… để bạn dễ dàng triển khai mọi hoạt động tiếp thị, truyền thông nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh trong lộ trình của mình.

Kết luận

Để xây dựng một roadmap cho doanh nghiệp, bạn chỉ cần 5 bước. Nhưng để triển khai các ý tưởng, hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra, hẳn đó là một lộ trình rất dài. Với đa công cụ quản lý, vận hành và tiếp thị của GoSELL, con đường đó sẽ bớt gian nan và đích đến thành công sẽ dễ dàng chạm đến.

Bài viết cùng chuyên mục