Trang chủ » Bài học kinh doanh » Ý nghĩa của tầm nhìn và sứ mệnh đối với một doanh nghiệp

Bài học

Ý nghĩa của tầm nhìn và sứ mệnh đối với một doanh nghiệp

12 Tháng Mười Hai, 2023

Việc một công ty xác định đúng tầm nhìn và sứ mệnh là rất quan trọng, bởi điều này có liên quan trực tiếp đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu – xác định đúng tầm nhìn, sứ mệnh của mình. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, GoSELL sẽ giải thích kỹ hơn về tầm nhìn là gì? Sứ mệnh là gì? Ý nghĩa của tầm nhìn và sứ mệnh đối với một doanh nghiệp. Cùng theo dõi đến cuối bài viết bạn nhé!

Ý nghĩa của tầm nhìn và sứ mệnh đối với một doanh nghiệp

Tìm hiểu tổng quan về khái niệm tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn là gì?

Đối với các doanh nghiệp, tầm nhìn chính là lý tưởng cho tương lai, là một hình tượng hoặc tiêu chuẩn mà doanh nghiệp muốn trở thành hoặc muốn đạt được. Các chủ doanh nghiệp bắt buộc phải có tầm nhìn tốt để xác định được con đường phát triển và hướng đi lâu dài cho doanh nghiệp của mình.

Tầm nhìn thường tập trung vào các mục tiêu, nguyện vọng của doanh nghiệp và sẽ không bị thay đổi ngay cả khi doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh. Một doanh nghiệp có tầm nhìn thực tế, đáng tin cậy sẽ thu hút được nguồn nhân lực giỏi, đồng thời tiếp thêm động lực để họ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Tầm nhìn là gì?
Tầm nhìn là gì?

Sứ mệnh là gì?

Sứ mệnh là những nhiệm vụ lớn, quan trọng mà một tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện để mang lại giá trị cho khách hàng, cộng đồng và đạt được mục tiêu trong tầm nhìn. Bên cạnh đó, sứ mệnh cũng là lý do tồn tại của một tổ chức, doanh nghiệp, nếu không xác định được sứ mệnh cho mình thì doanh nghiệp sẽ không có động lực để tồn tại và phát triển.

Ví dụ về tầm nhìn và sứ mệnh

Chẳng hạn như doanh nghiệp X có tầm nhìn trở thành một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa hàng đầu Việt Nam, còn sứ mệnh của họ là cung cấp các sản phẩm sữa chất lượng, đa dạng và phù hợp với nhu cầu khách hàng. Để tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp không chỉ là một lời nói suông, thì doanh nghiệp X cần có những hành động cụ thể như nhập khẩu máy móc, mở các chuỗi cửa hàng, phân phối vào các siêu thị, đưa ra các chương trình khuyến mãi,…

Ý nghĩa của tầm nhìn và sứ mệnh đối với doanh nghiệp

Tầm nhìn và sứ mệnh đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Giúp nhà lãnh đạo xác định được đích đến cho doanh nghiệp

Tầm nhìn và sứ mệnh được ví như chiếc la bàn để những nhà lãnh đạo xác định được đích đến cho doanh nghiệp, biết được điều gì đang chờ đợi, có khó khăn gì, thách thức gì, cơ hội ra sao. Hỗ trợ lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để vượt qua khó khăn, tránh rơi vào những khủng hoảng không đáng có.

Giúp phân bổ hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Tầm nhìn, sứ mệnh cũng hỗ trợ lãnh đạo phân bổ nguồn lực trong doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất, lên kế hoạch phát triển từng phòng ban thực hiện các nhiệm vụ, chuyên môn khác nhau. Từ đó, cấu thành một tổ chức chặt chẽ, liên kết và chuyên nghiệp, giúp việc đánh giá hiệu quả triển khai các mục tiêu được dễ dàng hơn.

Xem thêm: Nguồn lực là gì? Làm thế nào để tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp

Giúp đội ngũ nhân viên cùng nhau nỗ lực thực hiện mục tiêu chung

Hai yếu tố này giúp tạo ra một mục tiêu chung trong doanh nghiệp, góp phần cố định mục tiêu và cách thức tiếp cận mục tiêu trong tương lai. Điều này giúp đội ngũ nhân viên cùng nhau nỗ lực thực hiện và hành động để hoàn thành nhanh chóng phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, tăng thêm sự gắn kết giữa các nhân viên, nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

Xem thêm: Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường vi mô trong doanh nghiệp

Giữa tầm nhìn và sứ mệnh, yếu tố nào quan trọng hơn?

Tầm nhìn và sứ mệnh là hai yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy vào trường hợp hoặc tình trạng của từng doanh nghiệp mà đôi khi 1 trong hai yếu tố trên, sẽ có yếu tố cần phải được ưu tiên phát triển. Cụ thể như:

Giữa tầm nhìn và sứ mệnh, yếu tố nào quan trọng hơn?
Giữa tầm nhìn và sứ mệnh, yếu tố nào quan trọng hơn?
  • Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì việc phát triển tầm nhìn sẽ quan trọng hơn so với sứ mệnh. Bởi tầm nhìn giúp doanh nghiệp đặt ra mục tiêu dài hạn để phát triển kinh doanh trong tương lai và truyền cảm hứng đến đội ngũ nhân viên một cách tích cực, nhằm thúc đẩy và tạo động lực làm việc cho họ. Dễ dàng gây sự chú ý và thu hút các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Đối với các doanh nghiệp đã thành lập lâu năm thì việc phát triển sứ mệnh lại quan trọng hơn hẳn. Việc xác định đúng sứ mệnh sẽ giúp dẫn dắt tầm nhìn và toàn bộ phần còn lại của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Xem thêm: Đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số

Làm thế nào để xác định tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp?

Hầu hết trong bài viết, GoSELL luôn đề cập đến việc doanh nghiệp cần phải xác định đúng tầm nhìn và sứ mệnh của mình. Nhưng làm thế nào để xác định đúng hai yếu tố trên? Bạn cần lần lượt thực hiện các bước sau:

Nghiên cứu thị trường

Thị trường, xã hội có ảnh hưởng sâu sắc tới tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp mới, bạn hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

Để xác định thị trường mục tiêu chính xác, bạn có thể trả lời các câu hỏi gợi ý sau đây:

  • Sản phẩm của doanh nghiệp là gì? Có phù hợp và có giải quyết được nỗi đau của khách hàng mục tiêu không?
  • Sản phẩm này phù hợp với nhu cầu nào của khách hàng?
  • Tại sao khách hàng phải chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp sẽ mang đến những giá trị gì cho khách hàng?

Xu hướng thị trường, kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng thay đổi không ngừng, việc nghiên cứu này sẽ là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đánh trúng tâm lý khách hàng, xác định đúng lộ trình của mình trong tương lai.

Xác định rõ giá trị mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng

Khi đã nghiên cứu và có cái nhìn tổng quát về thị trường, lúc này lãnh đạo doanh nghiệp cần định hình những giá trị tốt nhất mà mình có thể đem đến cho khách hàng thông qua việc:

  • Xác định tầm nhìn, lãnh đạo cần tiếp tục phác họa bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp trong thời gian nhất định (có thể 10 năm, hay 15 năm).
  • Xác định sứ mệnh, bạn đừng chỉ tập trung nói về những thế mạnh vượt trội của doanh nghiệp. Bởi khách hàng ngày nay đã trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ. Vậy nên họ sẽ không có thiện cảm gì với những thứ hào nhoáng, màu mè bên ngoài mà bên trong lại chẳng có gì khác biệt. Nhất là đối với các doanh nghiệp mới, hãy khiêm tốn khi nói về doanh nghiệp, không ngừng nỗ lực tìm kiếm sự mới mẻ, độc đáo để khách hàng không bị nhàm chán.

Cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến

Trong quá trình trình xác định tầm nhìn, sứ mệnh, tất cả nhân viên trong công ty cần phải lắng nghe, chia sẻ trên tinh thần thảo luận, góp ý,… để hai yếu tố trở thành “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp về sau.

Đặc biệt là hiện nay, thế hệ Gen Z đang tham gia nhiều vào lực lượng lao động, doanh nghiệp có thể tận dụng những bộ óc sáng tạo này để xác định tầm nhìn, sứ mệnh. Tuy nhiên, phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và giữ một hình ảnh tích cực trên thị trường.

Cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến
Cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến

Thực hiện ban hành, truyền thông tầm nhìn, sứ mệnh đến mọi người

Khi đã có sự đồng thuận từ những thành viên trong công ty, doanh nghiệp nên ban hành thông tin với tất cả mọi người thông qua truyền thông, báo chí,… để họ đều có thể hiểu được những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Điều này sẽ có tác động không nhỏ đến nhận thức của khách hàng, đồng thời trong tâm trí họ lúc này sẽ nghĩ rằng thương hiệu đã được nâng lên một tầm cao mới.

Lên chiến lược kinh doanh phù hợp

Để duy trì nhận thức trên của khách hàng và biến nhận thức này thành những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, cũng như giúp doanh nghiệp đạt được lý tưởng đã đề ra trong tương lai. Thì những mục tiêu mà doanh nghiệp thể hiện qua tầm nhìn và sứ mệnh cần được thực hiện hóa, bằng cách lên một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh.

Và để chiến lược kinh doanh của bạn phát huy tối đa hiệu quả của chúng, thì việc ứng dụng các công cụ công nghệ là rất cần thiết. Bởi bạn không chỉ quản lý, theo dõi hoạt động kinh doanh mà còn phải đưa ra những phân tích, báo cáo để thực hiện các chiến dịch marketing phù hợp. Nhằm tiếp tục duy trì và ngày càng nâng cao trải nghiệm khách hàng hơn nữa. 

Trong đó, phần mềm quản lý GoSELL sẽ cung cấp các giải pháp, tính năng quản lý toàn diện cho các doanh nghiệp mới, kể cả các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm. Đó cũng những giải pháp, tính năng nào? Cùng theo dõi trong phần dưới đây.

Thực hiện hóa lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai với phần mềm quản lý GoSELL

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL tự hào là một trong những giải pháp công nghệ được hơn 18.000 người kinh doanh và thương hiệu tin chọn. Để chiến lược kinh doanh được triển khai một cách hiệu quả, đánh bại các đối thủ trên đường đua kinh doanh đầy khốc liệt, thì GoSELL chính là sự lựa chọn mà bạn cần. Theo đó, GoSELL sẽ cung cấp đến bạn một hệ sinh thái giải pháp gồm:

  • GoWEB hỗ trợ xây dựng một website bán hàng thương mại điện tử chuẩn SEO.
  • GoAPP hỗ trợ xây dựng một ứng dụng bán hàng mang thương hiệu riêng.
  • GoPOS hỗ trợ theo dõi và quản lý toàn bộ hoạt động bán lẻ của cửa hàng chỉ trên một hệ thống duy nhất.
  • GoSOCIAL hỗ trợ kết nối, đồng bộ và xử lý vận đơn trực tiếp ngay trên khung chat ở hai nền tảng Facebook – Zalo.
  • GoLEAD hỗ trợ thiết lập landing page quảng cáo, bán hàng không giới hạn.
  • GoCALL hỗ trợ xây dựng đội ngũ telesales chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc gọi với chi phí tối ưu nhất.

Cùng các tính năng quản lý và các công cụ marketing thông minh khác, tất cả đều được tích hợp trên hệ thống của GoSELL. Giúp bạn sử dụng và thao tác dễ dàng, mà không mất quá nhiều thời gian. Trong đó, bạn có thể sử dụng:

Thực hiện hóa lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai với GoSELL
Thực hiện hóa lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai với GoSELL

Các công cụ hỗ trợ thu thập thông tin khách hàng

Để biết được khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những ai, thì trước hết bạn cần thu thập thông tin khách hàng. Bằng cách sử dụng các công cụ như GoLEAD hoặc GoCALL để tạo ra một cuộc khảo sát và khuyến khích khách hàng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn kỹ hơn, hay sử dụng email marketing để truyền tải thông điệp về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp đến khách hàng,…

Các công cụ hỗ trợ lưu trữ và phân nhóm khách hàng mục tiêu

Khi đã thu thập và có được danh sách các khách hàng từ GoLEAD, GoCALL, email marketing. Lúc này, bạn có thể lưu trữ toàn bộ thông tin thu thập được vào hệ thống CRM của GoSELL để tiến hành thống kê, phân nhóm và phân tích chi tiết hành vi khách hàng. Đây sẽ là cơ sở để bạn xác định những ai là khách hàng mục tiêu thực sự của doanh nghiệp, và thực hiện các chiến dịch marketing/remarketing hợp lý.

Các công cụ hỗ trợ thực hiện chiến dịch marketing/ remarketing

Để các chiến dịch marketing của doanh nghiệp được thực hiện một cách trơn tru, thì bạn có thể sử dụng một trong các công cụ như khách hàng thân thiết để thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp. Hoặc tạo mã giảm giá, giá bán sỉ, Flash sale,… để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Đối với remarketing, bạn có thể sử dụng tính năng thông báo đẩy để luôn nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Các công cụ hỗ trợ đo lường hiệu quả chiến dịch marketing

Để phân tích và đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing mà bạn đã thực hiện, cũng như hiểu rõ hơn về hành vi người dùng. Bạn có thể sử dụng các công cụ Google Analytics, Google Tag Manager. Hoặc sử dụng Facebook Pixel để theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.

Ngoài ra, để theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian nhất định. Nhằm dễ dàng đưa ra các dự đoán về nhu cầu mua sắm của người dùng, các quyết định kinh doanh một cách chính xác. Thì bạn có thể kết hợp sử dụng tính năng phân tích báo cáo, để có một cái nhìn trực quan và chi tiết nhất.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về tầm nhìn và sứ mệnh, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để xác định được tầm nhìn, sứ mệnh phù hợp cho doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc gặp trở ngại trong quá trình thành lập doanh nghiệp mới, vui lòng liên hệ đến đội ngũ nhân viên của GoSELL để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Bài viết cùng chuyên mục