Trang chủ » Bài học kinh doanh » Đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số

Bài học

Đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số

6 Tháng Ba, 2024

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố vô hình nhưng nó góp phần rất lớn vào việc xây dựng doanh nghiệp, dù là đối với doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ. Và ngày nay, công nghệ dường như có mặt ở khắp mọi nơi. Nhưng bạn có nghĩ rằng công nghệ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến lực lượng lao động và môi trường làm việc hay chưa? Trước tiên hãy cùng đi tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp là gì nhé!

Đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số

Văn hoá doanh nghiệp là gì? 

Văn hóa doanh nghiệp là một thuật ngữ đơn giản được nhắc khá nhiều trong doanh nghiệp và công ty, được hiểu đơn giản là nhận thức, cách giao tiếp và ứng xử cũng như các phẩm chất có trong doanh nghiệp đó.

Một doanh nghiệp hay một tổ chức sẽ bao gồm những cá nhân, họ có tính cách, lối sống, nền tảng xã hội và cả cách nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, khi những cá nhân đó cùng làm việc chung trong một doanh nghiệp, họ cần có cùng tần số với nhau ở nhiều phương diện liên quan đến doanh nghiệp. Và những điểm chung đó được gọi là biểu thị cho văn hóa công ty.

Văn hóa trong các công ty được xem như một tấm áo để những cá nhân bên ngoài công ty có thể nhận diện được doanh nghiệp của bạn, nền tảng văn hóa cũng được xem là trụ cột vững chắc cho các nhân viên.

Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Vai trò và các yếu tố cần có

Những yếu tố tạo nên văn hóa công ty

Văn hóa công ty bao gồm những yếu tố nào?
Văn hóa công ty bao gồm những yếu tố nào?

Văn hóa của doanh nghiệp không hề mơ hồ mà nó được hiện diện thông qua nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả vô hình và hữu hình như:

  • Cách mọi người giao tiếp và ứng xử với nhau, thói quen của mọi người trong công ty.
  • Cách nhận thức và ứng xử của nhân viên trong công ty đối với khách hàng, đối tác,…
  • Đồng phục của công ty, các hoạt động, các quy định nội bộ được đặt ra trong công ty.
  • Nhân sự là yếu tố quan trọng làm nên văn hoá. Và mỗi nơi làm việc lại có một văn hoá khác nhau.

Tại sao cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Môi trường dễ dàng hòa nhập

Khi một doanh nghiệp muốn xây dựng văn hóa vững mạnh sẽ luôn đặt những giá trị cốt lõi ở trung tâm trong các khía cạnh của cơ cấu tổ chức hoạt động thường ngày của công ty. Thế nhưng nếu những giá trị đó không phù hợp với những tư tưởng làm việc của các cá nhân, thì đó sẽ là một vấn đề lớn.

Lý do là vì nhân viên sẽ luôn yêu thích công việc của mình hơn khi nhu cầu và giá trị của họ phù hợp với những gì công ty đang hướng tới. Điều này cũng góp phần cải thiện khả năng tương tác của bạn với cấp trên và các đồng nghiệp trong quá trình giao tiếp và làm việc.

Vì vậy, sự không tương thích với văn hóa công ty sẽ cản trở sự hòa nhập của bạn với môi trường văn phòng và dần dần khiến bạn không còn niềm vui trong công việc.

Nâng cao năng suất và chất lượng 

Chất lượng môi trường làm việc của nhân viên tại nơi công sở luôn có mối liên hệ chặt chẽ với năng suất làm việc của họ. Chất lượng về môi trường ở đây có thể hiểu là sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như sự hài lòng của họ đối với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có văn hóa lành mạnh sẽ giúp cho nhân viên thoải mái làm việc nhằm đạt hiệu quả cao.

Thực tế thì, văn hóa trong doanh nghiệp đóng vai trò không hề nhỏ trong việc phát triển doanh nghiệp và môi trường hoạt động của nhân viên một cách toàn diện. Vì vậy, những yếu tố hỗ trợ từ phía doanh nghiệp như: giờ làm việc có thể linh hoạt, môi trường làm việc cởi mở, tôn trọng ý kiến của nhân viên là vô vùng quan trọng. 

Tất cả những vấn đề trên giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo được động lực và tinh thần làm việc tốt nhất cho nhân viên. Thêm vào đó, việc hỗ trợ đầy đủ các nguồn lực và công cụ cần thiết sẽ giúp tăng năng suất và mức hiệu suất làm việc nói chung. Với một môi trường làm việc tốt sẽ giúp cho nhân viên thoải mái thực hiện và đạt được các mục tiêu đã đề ra trước đó.

Xem thêm: 7 Cách quản lý nhân viên mang lại hiệu suất làm việc cao

Giúp nhân viên gắn bó lâu dài

Gia tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhân viên
Gia tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhân viên

Ngoài các khoản lương hàng tháng thì thưởng cũng là mục đích của người đi làm, nhưng thứ để tạo ra động lực thúc đẩy chúng ta làm việc chính là nguồn cảm hứng. Bạn muốn trở thành một phần quan trọng của công ty, và những đóng góp của bạn có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chung.

Văn hóa công ty chính là yếu tố giúp nhân viên có thể gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp. Một trong những lợi thế lớn nhất của văn hóa doanh nghiệp lành mạnh chính là khả năng tạo và truyền cảm hứng cho nhân viên làm việc.

Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp: Với một doanh nghiệp xây dựng và sở hữu văn hóa công ty vững mạnh và lành mạnh, họ sẽ luôn biết cách khích lệ và tôn vinh nhân viên của mình. Từ đó, tạo cho nhân viên có nguồn động lực để lao động và cống hiến, trở thành một người không chỉ đóng vào văn hóa tổ chức mà còn sẵn sàng quảng bá nó ra bên ngoài. 

Văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng

Với một doanh nghiệp có văn hóa tổ chức lành mạnh và tích cực sẽ luôn tạo cho nhân viên cảm giác làm việc thoải mái hơn. Họ có thể đóng góp hết mình, làm việc năng suất và sáng tạo hơn.

Vấn đề này cũng sẽ phản chiếu trực tiếp đến cái cách mà họ cư xử với khách hàng. Một người nhân viên luôn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với công việc, thì họ cũng sẽ lan tỏa những cảm xúc đó đến với khách hàng của mình. Họ có thể giới thiệu sản phẩm hay tư vấn tới họ một cách nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng nhất, như cách mà doanh nghiệp đối xử với họ.

Theo Gallup (công ty tư vấn và phân tích tại Mỹ), các doanh nghiệp sở hữu nhân viên hạnh phúc có thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao hơn 147% so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, bên cạnh các chiến lược kinh doanh, marketing, tầm nhìn hay sứ mệnh, văn hoá chính là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi doanh nghiệp.

Hữu ích cho bạn: Dịch vụ khách hàng là gì? Các tiêu chuẩn đo lường dịch vụ khách hàng hiện nay

Công nghệ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp?

Việc ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động doanh nghiệp mang đến những điều khá tích cực trong hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ còn mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: 

  • Thời đại công nghệ cách mạng 4.0 và đang dần tiến đến 5.0, việc ứng dụng công nghệ là yếu trong việc quản lý và bắt kịp xu hướng kinh doanh. Giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn về mô hình kinh doanh hiệu quả hơn. 
  • Việc ứng dụng công nghệ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng. Hoạt động quản lý doanh nghiệp sẽ khác khá nhiều khó khăn trong kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhân viên. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không ứng dụng công nghệ sẽ dễ dẫn đến quá trình là việc bị trì trệ và kém phát triển.
  • Sử dụng công nghệ trong hoạt động doanh nghiệp giúp bạn nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế thị trường. Xu thế hiện đại và tối ưu hoá luôn là thiết yếu của bất kỳ nền kinh tế nào. Do đó, bạn khó bứt phá và có những bước tiến xa trong kinh doanh nếu không tận dụng công nghệ trong quá trình vận hành.

Ứng dụng phần mềm quản lý kinh doanh hiệu quả, tối ưu

Việc ứng dụng phần mềm quản lý kinh doanh là phương pháp giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng quản lý. Không chỉ tối ưu các hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng và gia tăng doanh thu, mà còn cải thiện và nâng cao chất lượng nhân sự cho doanh nghiệp.

Quản lý doanh nghiệp tối ưu và hiệu quả với GoSELL
Quản lý doanh nghiệp tối ưu và hiệu quả với GoSELL

GoSELL được xem như một phần mềm không còn xa lạ với các doanh nghiệp trong thời gian gần đây, giúp giải quyết những bài toán nan giải như quản lý khách hàng, nhân sự, các vấn đề về kế toán, tài chính và kinh doanh với các tính năng và sản phẩm:

Quản lý doanh nghiệp một cách tối ưu

Phần mềm cho phép các doanh nghiệp quản lý các vấn đề cung ứng sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống để xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến nhập và xuất hàng hóa. Toàn bộ các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa đều sẽ được đồng bộ và tự động cập nhật. Nhờ đó giúp các doanh nghiệp rút ngắn được quy trình quản lý nhập và xuất kho.

Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng thu thập và quản lý thông tin khách hàng trên hệ thống CRM. Ngay khi dữ liệu khách hàng được lưu trữ vào hệ thống thì toàn bộ nhân viên được phân quyền có thể theo dõi được thông tin khách hàng cũng như đơn hàng nếu có.

Đồng thời, GoSELL cũng tích hợp nhiều tính năng liên quan tới kế toán tài chính trong doanh nghiệp. Hỗ trợ, nâng cao và xây dựng chất lượng chăm sóc khách hàng với sản phẩm GoCALL (Tổng đài ảo telesales).

Tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể nắm bắt xu hướng kinh doanh với bộ công cụ hỗ trợ nghiên cứu thị trường: Google Analytics, Facebook Pixel, Google Tag Manager,…

Ngoài ra, GoSELL mang đến những giải pháp về bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, app bán hàng, mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok Shop…), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA…) cho đến chuỗi cửa hàng.

Kết luận

Qua bài viết trên có thể thấy được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu được đâu là yếu tố tích cực và đâu là tiêu cực. Do đó, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp mang đến lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Nhưng vẫn luôn đảm bảo được việc đặt con người là trung tâm chứ không phải công nghệ. GoSELL mong rằng những chia sẻ trên thực sự hữu ích với bạn.

Bài viết cùng chuyên mục