Trang chủ » Bài học kinh doanh » Thanh khoản là gì? Các chỉ số đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp

Bài học

Thanh khoản là gì? Các chỉ số đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp

14 Tháng Ba, 2024

Thanh khoản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn cần chú ý đến nó để đưa ra các hướng phát triển phù hợp tùy thuộc vào tình hình kinh tế và thị trường. Cùng tìm hiểu về khái niệm thanh khoản là gì cũng như các chỉ số để đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

thanh-khoan-la-gi-01

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản, hay Liquidity là chỉ số đánh giá mức độ dễ dàng chuyển đổi của một tài sản hoặc sản phẩm thành tiền mặt mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá trị thị trường của chúng. Thanh khoản có thể phản ánh khả năng của một tài sản hoặc sản phẩm được mua bán một cách linh hoạt.

Tính thanh khoản của một thị trường hoặc tài sản thể hiện sự an toàn và linh hoạt:

  • Nếu thị trường hoạt động mạnh mẽ và năng động, thì tính thanh khoản sẽ cao.
  • Tính thanh khoản của một tài sản lưu động hoặc ngắn hạn sẽ cao khi giá của nó trên thị trường ít biến động.
thanh-khoan-la-gi-02
Thanh khoản là gì? Khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản

Ý nghĩa của thanh khoản là gì?

  • Sau khi đã hiểu về khái niệm thanh khoản là gì, hãy cùng đi sâu vào những ý nghĩa quan trọng của thanh khoản trong hoạt động kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, việc đánh giá tính thanh khoản không chỉ mang lại những lợi ích cho các bên khác như ngân hàng, nhà đầu tư, đối tác mà nó còn giúp chính doanh nghiệp tự đánh giá tình hình thanh toán hiện tại để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số ý nghĩa của tính thanh khoản đối với doanh nghiệp:
  • Phát hiện nhanh chóng các vấn đề còn tồn đọng để có thể đưa ra giải pháp nhanh chóng và kịp thời, đặc biệt là trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Điều này giúp đảm bảo việc trả nợ đúng kỳ hạn và xây dựng sự uy tín nhất định đối với các bên cho vay và nhà đầu tư.
  • Chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tình hình thanh khoản của doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp và nhanh chóng nhằm tối ưu hóa tình hình tài chính của chính doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý có thể áp dụng các phương án quản trị hợp lý để tăng cường tính thanh khoản và tối ưu hóa nguồn tài chính. Điều này được đánh giá là quan trọng vì nó giúp nâng cao dòng tiền linh hoạt (hoặc tăng tính thanh khoản) để có thể phát huy cơ hội phát triển trong môi trường kinh tế, đồng thời đảm bảo nguồn tài chính trong các giai đoạn khó khăn.

Xem thêm: Hệ số đòn bẩy tài chính là gì? Hướng dẫn cách tính chính xác nhất hiện nay

Xếp loại tài sản theo ý nghĩa thanh khoản

Sau khi đã nắm được thanh khoản là gì, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thứ tự xếp loại tài sản theo ý nghĩa thanh khoản. Theo đó, các tài sản ngắn hạn/lưu động được xếp lại từ cao đến thấp tính thanh khoản như sau:

  • Tiền mặt
  • Các khoản tài chính tương đương tiền
  • Khoản đầu tư ngắn hạn
  • Khoản phải thu
  • Ứng trước ngắn hạn
  • Hàng hóa tồn kho

Tiền mặt luôn được ưu tiên sử dụng trực tiếp cho các thanh toán, tích trữ và lưu thông, do đó nó sẽ có tính thanh khoản cao nhất. Ngược lại, các loại hàng hóa tồn kho thường phải trải qua nhiều giai đoạn như phân phối, tiêu thụ trước khi có thể chuyển đổi thành khoản phải thu và sau đó là tiền mặt. Do đó, đây là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất.

Các chỉ số đánh giá thanh khoản của doanh nghiệp

Tỷ số thanh khoản hiện thời

Tỷ số thanh khoản hiện thời, còn được biết đến như là Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hay Hệ số khả năng thanh toán hiện tại của vốn lưu động…

Cách tính tỷ số thanh khoản hiện thời như sau:

thanh-khoan-la-gi-03
Tỷ số thanh khoản hiện thời
  • Tỷ số thanh khoản hiện thời (Hht) = Số tài sản lưu động / Số nợ ngắn hạn

Để đánh giá tỷ số này, bạn cần dựa vào trung bình của các tỷ số trong cùng ngành. Ngoài ra, việc so sánh với các tỷ số thanh khoản hiện thời ở các thời điểm cụ thể trước đó của cũng là một căn cứ quan trọng dành cho doanh nghiệp.

Nếu tỷ số thanh khoản tương đối thấp, đặc biệt là nhỏ hơn 1, điều này thể hiện rằng doanh nghiệp có khả năng trả nợ yếu. Hơn nữa, những khoản nợ ngắn hạn rất có thể sẽ gây ra những vấn đề có liên quan về khả năng thanh toán tài chính cho doanh nghiệp.

Nếu tỷ số này cao, cụ thể là lớn hơn 1, thì doanh nghiệp có khả năng trả nợ đến hạn cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, tỷ số này càng cao không hẳn mang đến kết quả tốt. Trong nhiều trường hợp, có thể do doanh nghiệp gặp vấn đề với hàng tồn kho không thể bán ra hoặc chuyển đổi thành tiền mặt trong môi trường thị trường biến động.

Tỷ số thanh khoản nhanh

Tỷ số thanh khoản nhanh, hay còn được gọi là Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Tỷ lệ thanh toán nhanh, thường loại bỏ các tài sản có tính thanh khoản thấp như hàng tồn kho khi tính toán.

Công thức tính tỷ số thanh khoản nhanh (Hnh) như sau:

thanh-khoan-la-gi-04
Tỷ số thanh khoản nhanh
  • Tỷ số thanh khoản nhanh = ( Số tài sản lưu động – Số hàng tồn kho) / Khoảng nợ ngắn hạn

Trong đó, nếu tỷ số này nhỏ hơn 0,5, điều này cho thấy doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp và có thể gặp khó khăn trong việc chi trả nợ ngắn hạn. Trong khi đó nếu chỉ số này ở trong khoảng từ 0,5 đến 1 sẽ cho thấy một doanh nghiệp có tính thanh khoản cao cũng khả năng thanh toán tốt.

Xem thêm: Khấu hao là gì? Ý nghĩa là phương pháp tính khấu hao mới nhất

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Chỉ số khả năng thanh toán tức thời, hay còn được hiểu với tên gọi là chỉ số thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền, thường được sử dụng để đánh giá năng lực thanh toán nhanh chóng của một doanh nghiệp.

Công thức tính tỷ số khả năng thanh toán tức thời như sau:

thanh-khoan-la-gi-05
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời
  • Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Tổng vốn bằng tiền / Khoảng nợ ngắn hạn

Thanh khoản là gì? Chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp trong từng giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, khi các khoản phải thu trở nên khó thu hồi và hàng tồn kho không thể tiêu thụ. Tuy vậy, việc áp dụng chỉ số này trong thời kỳ kinh tế ổn định cũng có nguy cơ có thể dẫn đến các sai lệch khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp.

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Vòng quay tiền mặt là thời gian mà một doanh nghiệp mất để chuyển đổi các khoản phải thu, hàng tồn kho, và các khoản phải trả thành tiền mặt.

Cách tính vòng quay tiền mặt:

thanh-khoan-la-gi-06
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Vòng quay tiền mặt (CCC) = Tổng thời gian chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) + Tổng thời gian thu tiền khách (RCP) – Khoảng thời gian thanh toán cho nhà cung cấp (PDP)

Trong đó:

  • CCC: Vòng quay tiền mặt
  • ICP: Thời gian để chuyển đổi hàng tồn kho: ICP = Giá trị trung bình hàng hóa tồn kho / Chi phí hàng bán trung bình trên ngày
  • RCP: Thời gian thu tiền khách: RCP = Số dư trung bình khoản nợ phải thu / Doanh thu trung bình trên ngày
  • PDP: Thời gian thanh toán cho các nhà cung cấp: PDP = Số dư trung bình khoản nợ phải trả / Chi phí hàng bán trung bình trên ngày

Theo dõi các chỉ số tài chính của doanh nghiệp

Chỉ số thanh khoản là gì? Thanh khoản là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, làm cơ sở để phân tích và đưa ra các hướng phát triển phù hợp. Bên cạnh việc nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của thanh khoản là gì, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến rất nhiều chỉ số cụ thể khác của mình như chỉ số doanh thu trong từng giai đoạn, số lượng đơn hàng theo doanh thu hay chỉ số lợi nhuận có được.

Nắm rõ các chỉ số quan trọng này là tiền đề để doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ tốc độ kinh doanh của mình. Hiểu được điều đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL mang đến cho bạn tính năng tạo báo cáo kinh doanh chi tiết, cũng như tiện ích sổ quỹ vô cùng chính xác. Với các tính năng quản lý bán hàng này, doanh nghiệp có thể xem báo cáo doanh thu, lợi nhuận, số lượng đơn hàng theo từng giai đoạn kinh doanh cụ thể một cách thuận tiện và chính xác nhất.

Phân tích báo cáo doanh thu, lợi nhuận chi tiết với GoSELL

Theo đó, hệ thống của GoSELL luôn cập nhật liên tục các báo cáo chi tiết về tổng doanh thu, số lượng đơn hàng, lợi nhuận bán hàng, những sản phẩm bán chạy… trên tất cả các kênh bán hàng theo thời gian thực trên hệ thống quản lý. Bạn có thể thực hiện các báo cáo bán hàng theo chi nhánh, theo từng nền tảng bán hàng (POS, Website, App, Facebook, Zalo) cũng như báo cáo đa Sàn (Shopee, Lazada, TikTok Shop, GoMUA).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các báo cáo chi tiết như:

Báo cáo hiệu suất bán hàng của nhân viên

Tính năng tạo các báo cáo của GoSELL có thể giúp doanh nghiệp theo dõi chính xác doanh số bán hàng, tổng số đơn hàng và lợi nhuận từng nhân viên trong các khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, việc phân tích hiệu suất bán hàng của mỗi nhân viên để tìm ra những người có hiệu suất cao nhất cũng trở nên dễ dàng hơn, từ đó áp dụng các chính sách khen thưởng phù hợp và minh bạch.

Báo cáo doanh thu theo đơn hàng

Các báo cáo được cung cấp bởi GoSELL có thể hiển thị các chỉ số tài chính quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn… của các đơn hàng theo từng trạng thái (mới, đã giao, đã hủy) tại các thời điểm cụ thể. Điều này hỗ trợ việc cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và giúp phát triển chiến lược phù hợp.

thanh-khoan-la-gi-07
GoSELL cho phép doanh nghiệp thực hiện các báo cáo doanh thu theo đơn hàng

Báo cáo chi tiết dịch vụ đặt chỗ

GoSELL cho phép bạn theo dõi các chỉ số chi tiết như tổng số đặt chỗ, tổng doanh thu, số lượng dịch vụ đã hoàn thành và cung cấp danh sách đặt chỗ gần đây nhất trực tiếp trên báo cáo về dịch vụ. Điều này giúp bạn điều phối nhân viên phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất, đảm bảo dịch vụ được cung cấp tốt nhất.

Báo cáo chi tiết cộng tác viên bán hàng, đại lý

Để giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất kinh doanh của Cộng tác viên/ Đại lý bán hàng một cách chính xác, tính năng phân tích báo cáo cho phép bạn theo dõi doanh số bán hàng và tổng số đơn hàng của từng Cộng tác viên/ Đại lý bán hàng tại mỗi thời điểm cụ thể trên hệ thống. Từ những thông tin hữu ích này, bạn có thể đưa ra chính sách chiết khấu phù hợp và tạo động lực để khuyến khích Cộng tác viên/ Đại lý bán hàng nâng cao doanh số bán hàng.

Tính năng sổ quỹ của GoSELL

Sổ quỹ là tính năng giúp doanh nghiệp quản lý thu chi một cách chính xác và chi tiết, giúp bạn dễ dàng kiểm soát dòng tiền, giảm thiểu rủi ro thất thoát tài chính, tiền bạc. Bên cạnh việc hỗ trợ quá trình quản lý thu chi, tính năng này còn giúp bạn thống kê những biết động nhỏ nhất của dòng tiền, hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra.

Được tính trên hệ thống của GoSELL, sổ quỹ sẽ giúp bạn nắm được những thay đổi chi tiết nhất ở đa kênh từ offline đến online. Hơn nữa, bạn cũng có thể tạo hóa đơn để xác nhận các khoản thu và tạo thanh toán để xác nhận các khoản chi dễ dàng ngay trên hệ thống, với mỗi hóa đơn/ thanh toán sẽ có mã giao dịch đi kèm để bạn tiện kiểm tra và đối soát.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn nắm được chỉ số thanh khoản là gì trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh các chỉ số về thanh khoản là gì, GoSELL cũng mang đến cho doanh nghiệp tính năng phân tích báo cáo các chỉ số tài chính quan trọng khác giúp bạn kiểm soát tối ưu tình hình kinh doanh của mình.

Bài viết cùng chuyên mục