Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Vendor là gì? Vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng

Kiến thức

Vendor là gì? Vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng

12 Tháng Mười Hai, 2023

Là một khái niệm tương đối xa lạ, vendor đôi khi gây cho doanh nghiệp những nhầm lẫn không đáng có trong vai trò của mình trong chuỗi cung ứng. Vậy vendor là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Vendor là gì? Vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng

Vendor là gì?

Vendor là những cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến với tay khách hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.

Các siêu thị như Lotte Mart, Big C, Emart hoặc các cửa hàng tiện lợi như Circle K, Family Mart (doanh nghiệp) hoặc các tiệm tạp hóa (cá nhân) đều được coi là các Vendor. Vì các cá nhân hay tổ chức này trực tiếp bán hàng hóa cho người tiêu dùng.

Vendor là gì?
Vendor là gì?

Nói cách khác, Vendor là mắt xích cuối cùng để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thông thường, Vendor sẽ nhập hàng hóa từ các nhà phân phối hoặc nhà sản xuất với giá sỉ và bán lại cho cá nhân và tổ chức với mục đích tiêu dùng và sử dụng sản phẩm đó với giá bán lẻ. Có thể xem Vendor đồng thời như là người mua lẫn người bán trong từng giai đoạn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, Vendor có thể tự sản xuất các sản phẩm của riêng mình và trực tiếp bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây là cách giúp các doanh nghiệp tự quyết định giá bán sỉ hoặc giá bán lẻ để tối ưu lợi nhuận bán hàng của mình.

Mỗi Vendor có thể bán sản phẩm ở nhiều hình thức như:

  • B2B (Business-to-Business): doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp.
  • B2C (Business-to-consumer): doanh nghiệp bán cho khách hàng.
  • B2G (Business-to-government): doanh nghiệp bán cho chính phủ.

Vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng

Để có thể hiểu được vai trò của vendor, đầu tiên bạn sẽ cần nắm được vị trí của vendor trong một chuỗi cung ứng. Theo đó, một chuỗi cung ứng hoàn thiện sẽ có cấu trúc như sau: 

Nhà cung cấp => Nhà sản xuất => Nhà phân phối => Nhà cung cấp (Vendor) hoặc Nhà bán lẻ => Khách hàng.

Trong đó, vai trò của từng vị trí như sau:

  • Supplier: là đơn vị sẽ cung cấp các nguyên vật liệu cho nhà sản xuất là các doanh nghiệp.
  • Manufacturer: doanh nghiệp sẽ sử dụng các nguyên vật liệu từ Supplier để sản xuất ra sản phẩm.
  • Distributor: sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được vận chuyển đến các nhà cung cấp khu vực, nhà phân phối độc quyền,…
  • Vendor và Seller: là hai thành phần cung cấp trực tiếp nhập sản phẩm từ các nhà phân phối lớn để bán lẻ đến với khách hàng.
  • Customer: là người tiêu dùng, đối tượng cuối cùng mua và sử dụng sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm: Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng cho cửa hàng hiệu quả nhất 

Phân biệt vendor và supplier

Để hiểu một cách rõ ràng hơn về vai trò của vendor là gì, cùng so sánh sự khác nhau giữa vendor và supplier. Theo đó, vendor và supplier đều là những thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Mặc dù “Vendor” và “Supplier” không khác biệt về ngữ nghĩa, nhưng khi áp dụng vào quy trình chuỗi cung ứng, chúng ta có thể thấy rõ vai trò và sự khác biệt giữa Vendor và Supplier qua các đặc điểm sau:

Vendor đóng vai trò cuối cùng trong chuỗi cung ứng, với mục đích chính là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, supplier đảm nhận vai trò đầu tiên trong chuỗi cung ứng, cung cấp nguyên liệu để nhà sản xuất tạo ra sản phẩm. Dễ dàng nhận thấy rằng ở supplier, sản phẩm chưa hình thành, trong khi ở Vendor, sản phẩm đã được sản xuất và sẵn sàng để người tiêu dùng sử dụng.

Một điểm khác biệt nữa giữa vendor và supplier là để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, nhà sản xuất cần mua nhiều loại nguyên liệu từ supplier. Tuy nhiên, sau khi sản xuất thành phẩm từ các nguyên liệu này, vendor sẽ là đơn vị nhập chính xác loại hàng hóa mà doanh nghiệp đã sản xuất để bán đến tay người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm: Quản lý nhà cung cấp là gì? Quy trình quản lý nhà cung cấp chi tiết

Phân biệt vendor và seller

Sự khác nhau giữa seller và vendor là gì trong chuỗi cung ứng. Trong quy trình cung ứng sản phẩm, có thể dễ dàng nhận thấy Vendor và Seller đều có vai trò cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, giữa Vendor và Seller cũng có những điểm khác biệt để phân biệt:

Phân biệt vendor và seller
Phân biệt vendor và seller

Cụ thể, Vendor có thể là một doanh nghiệp hoặc cá nhân, trong khi Seller thường chỉ đại diện cho một cá nhân bán hàng. Hơn nữa, bên cạnh việc nhập hàng giá sỉ với số lượng lớn thì Vendor hoàn toàn có thể tự sản xuất sản phẩm để trực tiếp bán hàng. Trong khi đó, seller chủ yếu là các cá nhân nhập hàng từ nhà phân phối và bán lại với giá bán lẻ đến với khách hàng.

Bên cạnh đó, nếu Vendor nhập hàng từ nhà phân phối, nhà sản xuất sẽ bán lại với giá lẻ để thu lợi nhuận. Nếu Vendor tự sản xuất sản phẩm, họ có quyền tự định giá là giá lẻ hoặc giá sỉ. Vì không phải qua trung gian, Vendor có thể bán sản phẩm với giá rẻ hơn các sản phẩm tương tự. Trong khi đó, Seller là những người chuyên nhập hàng và bán lại, vì vậy hầu hết các sản phẩm đều được bán với giá cao hơn.

Quản lý tối ưu các nhà cung cấp trong vai trò của một vender

Trong vai trò của một vendor, các doanh nghiệp tất nhiên sẽ không chỉ nhập hàng từ một nhà cung cấp duy nhất. Với các vender có quy mô lớn, việc nhập số lượng sản phẩm khác nhau là điều cần thiết để làm đa dạng hàng hóa, mở rộng quy mô bán hàng và tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp vendor phải hợp tác, làm việc với số lượng lớn các đối tác là các nhà cung cấp sản phẩm lớn là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí đối với một sản phẩm cụ thể, vendor có thể phải làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau để tối ưu các mức giá nhập hàng, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa.

Lúc này, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp vendor là việc quản lý chính xác và hiệu quả tất cả các nhà cung cấp sản phẩm của mình. Trong giai đoạn chuyển đổi số như hiện nay, việc quản lý theo những cách thủ công đã không còn phù hợp đối với các doanh nghiệp đa kênh. Ở đó, tính năng quản lý nhà cung cấp hiệu quả của phần mềm GoSELL được xem như giải pháp hàng đầu để giải quyết vấn đề này.

Quản lý tối ưu các nhà cung cấp trên hệ thống của GoSELL

GoSELL là phần mềm quản lý bán hàng toàn diện dành cho các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh từ offline đến online. Bên cạnh các tính năng không thể thiếu như quản lý đơn hàng, đồng bộ sản phẩm, quản lý khách hàng, nhân viên,… GoSELL còn mang đến cho các doanh nghiệp tính năng quản lý nhà cung cấp vô cùng tiện lợi.

Theo đó, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp thêm, xóa, lọc và quản lý thông tin các nhà cung cấp dễ dàng trên một hệ thống duy nhất. Đây là cách giúp bạn có thể theo dõi và thống kê đầy đủ thông tin của các nhà cung cấp theo mã, tên nhà cung cấp, email, số điện thoại.

Quản lý tối ưu các nhà cung cấp trên hệ thống của GoSELL
Quản lý tối ưu các nhà cung cấp trên hệ thống của GoSELL

Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp sở hữu quá nhiều nhà cung cấp cần phải quản lý, GoSELL hỗ trợ tiện ích phân quyền cho từng nhân viên cụ thể để quản lý nhà cung cấp trên hệ thống. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng tạo các ghi chú, thông tin quan trọng về đơn hàng hoặc nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, tính năng này cũng hỗ trợ doanh nghiệp nắm rõ toàn bộ quá trình nhập hàng thông qua các trạng thái được cập nhật cụ thể, theo dõi lịch sử nhập hàng. Doanh nghiệp có thể nắm được thông tin các đơn nhập hàng được tạo theo từng chi nhánh, nhân viên hoặc các trạng thái đơn nhập hàng. Có thể nói đây là tính năng tuyệt vời giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả quá trình nhập hàng từ tất cả các nhà cung cấp của mình.

Kết luận

Vendor luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc chuỗi cung ứng hàng hóa. Khi kinh doanh theo mô hình vendor, doanh nghiệp sẽ là đơn vị trực tiếp cung cấp hàng hóa đến với khách hàng thông qua các cửa hàng hoặc website, app bán hàng và các nền tảng trực tuyến khác của mình.

Bài viết cùng chuyên mục