Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Agile là gì? Tổng quan về mô hình agile

Kiến thức

Agile là gì? Tổng quan về mô hình agile

29 Tháng Ba, 2024

Agile là gì? Đây là một phương pháp quản lý dự án dựa nhiều vào khung thời gian ngắn, lặp lại tiến trình và linh hoạt cải tiến nhằm mang sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh nhất. Khám phá những ưu điểm và ứng dụng agile ngay theo các bước dưới đây để bạn quản lý dự án đa lĩnh vực tốt hơn, tối ưu hiệu quả mọi chiến dịch.

agile-la-gi-01

Agile là gì?

Thuật ngữ Agile thường được biết đến trong lĩnh vực công nghệ phát triển phần mềm, được viết đầy đủ là Agile Software Development (phát triển phần mềm linh hoạt) hay Agile Programming (lập trình linh hoạt). Theo đó, Agile được xem như là một phương pháp quản lý dự án bằng cách chia nhỏ thành nhiều giai đoạn, tạo vòng lặp tăng dần tiến độ hoàn thành dự án với mục tiêu mang sản phẩm đến tay khách hàng nhanh nhất có thể.

Bằng cách chia nhỏ chu kỳ phát triển sản phẩm, ví dụ như một phần mềm công nghệ với một nhóm tính năng nhất định, phương pháp quản lý agile giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với những sự thay đổi và cải tiến chất lượng, thay vì hoạt động theo hướng quản lý từ trên xuống và tuân theo kế hoạch đã định sẵn.

Vì ưu điểm này mà ngày nay, phương pháp agile được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quản lý tổ chức, từ HR đến kinh doanh và marketing.

agile-la-gi-02
Khám phá khái niệm agile là gì để quản lý dự án tốt hơn

Nguyên tắc áp dụng phương pháp agile là gì?

Agile hoạt động dựa trên nguyên tắc linh hoạt, lặp lại và tăng tiến liên tục trong từng giai đoạn thời gian nên sẽ rất phù hợp với các dự án liên tục và dễ phát sinh các biến số khó dự đoán ngay từ đầu (nhất là với các sản phẩm công nghệ). Điều đó có nghĩa, nếu bạn đang quản trị một dự án không có ràng buộc rõ ràng về thời gian và chưa chắc chắn về khung tài nguyên sẵn có thì phương pháp agile là một lựa chọn hoàn hảo.

Ví dụ: Bạn đang quản lý dự án hoàn thiện website giới thiệu một sản phẩm mới của doanh nghiệp. Bạn có thể chia nhỏ các công đoạn hoàn thành về mặt giao diện website trước, rồi đến các tính năng để tạo ra sức thu hút cho website – như tích hợp trò chơi đơn giản để tăng lưu lượng truy cập, sau đó là đến các tính năng để theo dõi hành vi của người dùng trên website…

Phương pháp Agile cho phép bạn chia nhỏ từng giai đoạn để ngay từ bước hoàn thành giao diện đã có thể công bố trước người dùng, sau đó sẽ tiếp tục cải tiến tính năng để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm đến.

Ưu điểm của phương pháp agile là gì?

Sau khi hiểu định nghĩa và nguyên tắc cơ bản của phương pháp quản lý agile là gì, có lẽ bạn đang rất tò mò lý do nó được ứng dụng trong đa lĩnh vực và mô hình kinh doanh. Dưới đây là những lợi ích khi quản trị dự án bằng phương pháp agile:

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Tính linh hoạt của phương pháp agile tạo điều kiện cho khách hàng cùng tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm, đặt họ vào “vòng lặp” của dự án và thể hiện sự tôn trọng ý kiến của họ bằng cách lắng nghe và tích cực sửa đổi. Các bên liên quan muốn tham gia trong suốt quá trình dự án để có thể đưa ra phản hồi và đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

Từ đó, ưu điểm đầu tiên của phương pháp quản lý agile là gì? Đó chính là cải thiện trải nghiệm tổng thể của người dùng và tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng mà không phải bất kỳ phương pháp nào cũng có thể đáp ứng.

agile-la-gi-03
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Xem thêm: CEM – Mô hình phát triển trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp

Hỗ trợ cải tiến chất lượng liên tục

Agile sử dụng phương pháp lặp lại để quản lý dự án, cho phép cải thiện quy trình sau mỗi chu kỳ lặp lại trong một khoảng thời gian. Chính sự tập trung nhất quán vào cải tiến và kiểm soát chất lượng là nguyên tắc cốt lõi của agile, để góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Khả năng dự đoán của phương pháp agile là gì?

Thông thường, các chu kỳ ngắn trong quản lý dự án theo phương pháp agile được gọi là các sprint. Những sprint này thường được cố định thời gian theo thống nhất giữa các nhóm làm việc (ví dụ: 2-3 tuần/ sprint) để người quản lý dễ dàng đo lường hiệu suất của nhóm cũng như phân bổ nguồn lực làm việc một cách hiệu quả.

Từ đó, các thành viên trong nhóm dễ dàng dự đoán được các khả năng có thể xảy ra trong quá trình phát triển sản phẩm. Người quản lý dự án cũng có thể dự đoán chi phí trong khoảng thời gian của từng sprint hơn là các dự án dài hạn, tăng xác suất chính xác và đơn giản hoá quy trình ước tính.

Giao tiếp giữa các nhóm tốt hơn

Theo nghiên cứu, các nhóm agile đặt sự ưu tiên vào giao tiếp trực tiếp và tương tác liên tục với nhau bằng các cuộc họp hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo các thành viên đều đồng thuận hướng đi và mục tiêu chung. Vậy ưu điểm của việc giao tiếp thường xuyên trong nhóm agile là gì? Thông qua việc liên lạc thường xuyên, nhân sự nhóm aglie sẽ loại bỏ sự hiểu nhầm tiềm ẩn và đạt được thành công trong việc đạt được mục tiêu của mình. Điều này cũng được chứng minh trong nhiều nghiên cứu về lợi ích nhóm trong quá trình phát triển phần mềm và các lĩnh vực khác.

Xem thêm: Kaizen là gì? Những lợi ích mà phương pháp kaizen mang lại cho doanh nghiệp

Những phương pháp phổ biến quản lý dự án theo mô hình agile là gì?

Từ phương pháp agile đã phái sinh ra nhiều phương pháp quản lý dự án dựa theo nguyên tắc cốt lõi – chia nhỏ giai đoạn, linh hoạt và lặp lại nhằm tối ưu chất lượng sản phẩm và thời gian hoàn thành dự án. Dưới đây là những mô hình quản lý dự án theo phương pháp agile phổ biến và đã được kiểm chứng hiệu quả qua nhiều ứng dụng thực tế.

Phương pháp SCRUM

Phương pháp này tập trung vào việc tổ chức và quản lý công việc theo các chu kỳ ngắn gọi là sprint. Trong SCRUM, nhóm phát triển và chủ sở hữu sản phẩm hợp tác để xác định và ưu tiên các yêu cầu, tính năng và công việc cần hoàn thành. Qua việc sử dụng các cuộc họp hàng ngày, sprints và các công cụ hỗ trợ, SCRUM giúp tăng hiệu suất, sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh chóng của dự án, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tạo sự minh bạch trong quá trình phát triển.

Phương pháp lập trình cực đoan XP

Extreme Programming (XP) là một phương pháp lập trình nhằm tăng cường chất lượng phần mềm và hiệu suất của nhóm phát triển trong môi trường Agile. Phương pháp tập trung vào các giá trị cốt lõi như phản hồi nhanh, sự linh hoạt và tương tác chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Với việc thực hiện kiểm thử liên tục, lập trình theo cặp, và quá trình lập kế hoạch linh hoạt, XP đảm bảo rằng sản phẩm phát triển liên tục được cải tiến và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng.

agile-la-gi-04
Các phương pháp quản lý dự án theo mô hình agile

Phương pháp Kanban

Phương pháp này được lấy cảm hứng từ quản lý quá trình của ngành sản xuất, tập trung vào việc tạo ra một hệ thống biểu đồ (board) để theo dõi và quản lý công việc. Các công việc sẽ được biểu thị bằng các thẻ (card) và chuyển đổi qua các giai đoạn khác nhau. Bởi vì Kanban có thể giúp tăng cường sự minh bạch, tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng của nhóm phát triển, giúp đảm bảo tiến độ dự án và tối đa hóa giá trị đạt được.

Tóm lại, dù là sử dụng bất kỳ phương thức nào thì vẫn không thể phủ nhận khả năng quản trị dự án ưu việt của phương pháp agile.

Trước xu thế chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp đã bắt kịp xu hướng và mở rộng kênh bán hàng OAO (Offline and Online) nhằm tối đa hoá thị trường, khả năng tiếp cận khách hàng để bán được nhiều hàng hơn. Song không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng triệt để sức mạnh của các kênh bán hàng, nhất là từ các công cụ quản lý thủ công và truyền thống.

Mời bạn xem thêm các bài viết cùng chủ đề: Bài học kinh doanh

Tương tự như phương pháp quản lý dự án agile, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL biết cách tối ưu hoá thời gian để doanh nghiệp của bạn hoạt động sôi nổi trên các kênh bán hàng, mà còn giúp bạn giảm thiểu công sức quản lý, tập trung phát triển chiến lược và thậm chí là tối ưu hiệu quả marketing.

Quản lý hệ thống bán hàng đa kênh OAO với GoSELL

Đồng bộ hoá đa kênh toàn diện

Với khả năng đồng bộ hoá, GoSELL giúp bạn tiết kiệm thời gian và quản lý vận hành việc kinh doanh, đồng thời mang đến trải nghiệm liền mạch cho khách hàng của mình.

Vai trò của quản lý agile là gì trong tính năng này? Dù bạn kinh doanh offline (tại cửa hàng hay chuỗi chi nhánh) hay online (website/ app thương hiệu, mạng xã hội Facebook/ Zalo và các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, TikTok Shop, GoMUA) thì bạn vẫn có thể nhanh chóng hoàn thiện quảng bá sản phẩm trên đa kênh mà không cần phải chờ đợi. Cụ thể:

agile-la-gi-05
Quản lý đa kênh bán hàng với GoSELL
  • Đồng bộ sản phẩm: Bạn chỉ cần nhập thông tin một lần duy nhất trên màn hình quản trị, hệ thống sẽ tự động cập nhật trên đa sàn cho bạn. Khách hàng có thể tham khảo và tìm thấy sản phẩm ở bất kỳ kênh nào.
  • Đồng bộ đơn hàng: Mọi đơn hàng được tạo thành công đều được cập nhật theo thời gian thực tại trang quản trị, giúp bạn dễ dàng theo dõi, kiểm soát và tối ưu quy trình đóng gói – vận chuyển đến tay khách hàng.
  • Đồng bộ kho hàng: Hệ thống sẽ tự động cập nhật số lượng tồn kho trên đa kênh bán để tránh tình trạng thiếu hàng. Đồng thời cho phép bạn quản lý và có chiến lược nhập – đẩy hàng tồn kho phù hợp.
  • Đồng bộ khách hàng: Mọi thông tin khách hàng đa kênh sẽ được tổng hợp về một vị trí duy nhất, giúp bạn dễ dàng đánh giá hành vi và chân dung của họ đối với các sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tối ưu trải nghiệm cá nhân hoá cho họ.

Tích hợp đa công cụ Marketing hiệu quả

Hiểu được nhu cầu tiếp thị của các nhà bán hàng, GoSELL tích hợp nhiều tính năng tiếp thị hiệu quả để thương hiệu dễ dàng tiếp cận đến khách hàng, thúc đẩy họ mua hàng nhiều hơn và nhanh hơn. Trong đó phải kể đến các công cụ Marketing hiệu quả như:

  • Email Marketing: Cho phép gửi email chúc mừng sinh nhật, giới thiệu sản phẩm mới hay các mã quà tặng để khách hàng truy cập mua hàng ngay lập tức.
  • Tạo mã giảm giá: Bạn có thể tạo hàng loạt mã giảm giá với nhiều điều kiện khác nhau, tăng tính hấp dẫn cho các chương trình ưu đãi nhằm thu hút khách hàng.
  • Thông báo đẩy: Chỉ với vài thao tác, bạn có thể gửi đa thông điệp đến trực tiếp mà hình điện thoại của đối tượng mục tiêu.
  • Flash sale: Thu hút khách hàng và tạo thói quen săn deal tại Web/ App thương hiệu với hàng loạt deal hấp dẫn mà không tốn bất kỳ chi phí nào cho nền tảng.

Ngoài ra, GoSELL cũng kết nối với các công cụ đo lường và bám đuổi hành vi khách hàng trên các kênh bán hàng như Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixels… để bạn nắm được chân dung và hành vi khách hàng, từ đó tối ưu các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Mở rộng và phát triển hệ thống cộng tác viên và đại lý bán hàng

Không chỉ vậy, với nhiều tính năng quản lý bán hàng, GoSELL tạo điều kiện tốt nhất để bạn phát triển hiệu suất kinh doanh nhờ vào hệ thống cộng tác viên (CTV) đa cấp bậc và đại lý bán hàng chuyên nghiệp.

  • CTV đa cấp bậc: Bạn có thể quản lý không giới hạn số lượng CTV bán hàng cho mình mà không cần phải nhập hàng. Việc của bạn chỉ cần tuyển, nhập công thức tính hoa hồng cho từng hạng CTV theo cấp bậc – hệ thống sẽ tự động tính toán để phân chia hoa hồng một cách rõ ràng và minh bạch.
  • Quản lý đại lý bán hàng: Bạn có thể kiểm soát mọi đơn hàng, thông tin khách hàng hay kho hàng online của đại lý phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp bạn một cách dễ dàng chỉ với vài thao tác trên hệ thống quản trị GoSELL.

Hệ thống báo cáo trực quan

Đặc biệt, GoSELL – phần mềm quản lý bán hàng đa kênh do Mediastep Software Việt Nam phát triển cũng cung cấp cho bạn tất cả các báo cáo, phân tích theo kênh bán hàng, theo nền tảng, theo chi nhánh và cả hiệu suất làm việc của nhân viên với đầy đủ các thông tin về doanh thu, lợi nhuận… để bạn nhanh chóng nắm bắt tình hình kinh doanh, có những giải pháp kịp thời để cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ hay chiến lược tiếp thị của mình.

agile-la-gi-06
GoSELL – phần mềm quản lý bán hàng OAO toàn diện

Khám phá định nghĩa về phương pháp quản lý agile là gì, có thể bạn đã hiểu tại sao nhiều doanh nghiệp ứng dụng phương pháp này vào doanh nghiệp của mình. Nếu bạn đang muốn tối ưu hoá quản lý dự án hay hoạt động kinh doanh đa kênh cho doanh nghiệp , thì GoSELL – phần mềm thấu hiểu và xây dựng dựa trên phương pháp agile sẽ giúp bạn tối ưu thời gian ra mắt khách hàng, quản lý kinh doanh toàn diện để bán nhiều hàng hơn.

Bài viết cùng chuyên mục