Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Branding là gì? Các yếu tố quan trọng khi làm branding thương hiệu

Kiến thức

Branding là gì? Các yếu tố quan trọng khi làm branding thương hiệu

30 Tháng Một, 2024

Để có thể bắt đầu kinh doanh một cách thuận lợi, việc xây dựng thương hiệu thành công luôn được xem là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả và thành công trên thị trường. Trong bài viết dưới đây, cùng GoSELL tìm hiểu về branding là gì cũng như các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc làm branding thương hiệu của doanh nghiệp.

Branding là gì? Các yếu tố quan trọng khi làm branding thương hiệu

Branding là gì?

Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ cần xác định chính xác branding là gì? Theo đó, xây dựng thương hiệu (Branding) là quá trình tạo ra nhận thức tích cực và mạnh mẽ về công ty, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Quá trình này bao gồm việc xác định, tạo ra và quản lý các tài sản của thương hiệu.

Một thương hiệu được phát triển tốt sẽ gợi lên các cảm xúc tích cực trong lòng khách hàng, tạo sự ưa thích về thương hiệu của bạn so với các thương hiệu khác. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số hiện nay, xây dựng thương hiệu không chỉ giới hạn trong các phương tiện truyền thông truyền thống mà còn cần tập trung vào xây dựng và phát triển thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số (Digital Branding).

Ở đó, Digital Branding (Xây dựng thương hiệu số) là cách doanh nghiệp sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như website, mạng xã hội,… để thiết lập câu chuyện và hiện diện của thương hiệu. Thương hiệu số chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thiết lập kết nối với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Branding là gì?
Branding là gì?

Các yếu tố quan trọng trong branding thương hiệu doanh nghiệp

Brand Mission (Sứ mệnh thương hiệu)

Các yếu tố quan trọng nhất của branding là gì? Sứ mệnh thương hiệu giúp bạn xác định rõ hướng phát triển trong tương lai và theo đuổi nó suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Khi thực hiện branding, quan trọng là bạn phải luôn tuân thủ sứ mệnh ban đầu của doanh nghiệp để tạo ra nội dung phù hợp, để người dùng có thể rõ ràng cảm nhận giá trị của doanh nghiệp.

Brand Vision (Tầm nhìn doanh nghiệp)

Tầm nhìn thương hiệu là điểm đồng hành với sứ mệnh thương hiệu và cần có chiến lược dài hạn. Nó có thể là mục tiêu kinh doanh dài hạn hoặc kế hoạch phát triển các giá trị mà doanh nghiệp muốn mang đến cho người dùng. Khi xây dựng branding, tầm nhìn thương hiệu sẽ giúp các nhà quản lý xác định đúng nhiệm vụ của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Tầm nhìn doanh nghiệp
Tầm nhìn doanh nghiệp

Brand Culture (Văn hóa doanh nghiệp)

Trong quá trình xây dựng kế hoạch branding, doanh nghiệp cần tạo ra một hình ảnh, một cảm giác và một thông điệp cho khách hàng và đối tác. Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp công ty xác định những giá trị cốt lõi của mình và truyền tải thông điệp đó cho khách hàng. Nếu văn hóa doanh nghiệp không phù hợp với thông điệp của branding, khách hàng sẽ không tin tưởng và có thể cảm thấy bị đánh lừa.

Branding thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp thế nào?

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện thành công, những thúc đẩy có thể mang lại từ branding là gì. Chiến lược xây dựng thương hiệu thúc đẩy giá trị cốt lõi của thương hiệu, giúp khách hàng cảm nhận những giá trị thực của sản phẩm và tạo ra một sự kết nối bền vững giữa người dùng và thương hiệu.

Xác định sự độc đáo của thương hiệu

Một chiến lược branding hiệu quả giúp xác định những đặc điểm độc nhất của thương hiệu và xây dựng một danh tiếng mạnh mẽ. Điều này giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra sự phân biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng

Một chiến lược branding tốt giúp doanh nghiệp xây dựng một mối quan hệ tốt với khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy được tôn trọng và được đối xử tốt, họ sẽ tin tưởng và ủng hộ thương hiệu của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Vai trò và quy trình xây dựng quản trị quan hệ khách hàng (CRM)

Tăng khả năng bán hàng

Một thương hiệu có danh tiếng tốt thường có khả năng bán hàng cao hơn. Với một chiến lược branding hiệu quả, doanh nghiệp có thể tăng cường tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu, tạo ấn tượng và xây dựng niềm tin, từ đó tăng doanh số bán hàng.

Tăng khả năng bán hàng
Tăng khả năng bán hàng

Tạo ra giá trị cho thương hiệu

Một chiến lược branding giúp tạo ra giá trị cho thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành và thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư.

Tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai

Một chiến lược branding tốt cũng đặt nền tảng cho sự phát triển tương lai của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo rằng thương hiệu sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong tương lai.

Tầm quan trọng của Branding đối với doanh nghiệp?

Branding là một chiến lược marketing hiệu quả được lựa chọn bởi hầu hết các doanh nghiệp nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Vậy những lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được từ branding là gì? Theo đó, khi thực hiện các chiến dịch branding hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều những lợi ích như:

Tạo ra sự khác biệt

Branding đóng vai trò quan trọng trong từng chiến dịch và lĩnh vực kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Ví dụ, sản phẩm Macbook của Apple trong lĩnh vực thiết kế được nhắc đến nhiều nhất khi khách hàng có ý định mua máy tính xách tay. Apple đã đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu lớn và tính năng vượt trội để khẳng định sự khác biệt và chất lượng so với đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng nhận biết thương hiệu

Branding là chuỗi hành động giúp người dùng nhận thức hình ảnh, giá trị và vai trò của thương hiệu đã được xây dựng. Nhận biết thương hiệu chính là kết quả quan trọng mà branding đạt được.

Xây dựng lòng trung thành

Apple luôn duy trì sự nhất quán từ hệ thống chăm sóc khách hàng đến tính trung thực trong các thông điệp thương hiệu. Điều này đã giúp họ có được lòng trung thành của khách hàng.

Xem thêm: 8 cách biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành

Tối ưu hóa hoạt động quảng cáo truyền miệng

Branding giúp cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu doanh nghiệp. Điều này giúp duy trì khách hàng và tạo ra hiệu ứng lan truyền thông qua quảng cáo truyền miệng về những câu chuyện tích cực của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hoạt động quảng cáo truyền miệng
Tối ưu hóa hoạt động quảng cáo truyền miệng

Gia tăng mối liên kết với khách hàng

Xây dựng truyền thông thương hiệu giúp tạo ra tầng cảm xúc và tương tác tốt với đối tượng khách hàng tiềm năng. Với việc sử dụng người nổi tiếng, Apple đã xây dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp và sang trọng. Branding mang lại lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp và được xem là một phương thức marketing hiệu quả.

Trong giai đoạn mà xu hướng kinh doanh đa kênh đang là hướng đi chủ đạo của các đối tượng doanh nghiệp, việc gia tăng các liên kết với khách hàng cũ, tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các nền tảng trực tuyến là điều vô cùng quan trọng. Việc tối ưu SEO cho website bán hàng được xem là cách để doanh nghiệp hướng đến việc mở rộng tệp khách hàng mới của mình. Trong khi đó, Email Marketing là một trong những công cụ hiệu quả nhất để doanh nghiệp duy trì mối liên kết bền chặt với các đối tượng khách hàng cũ mà mình sở hữu.

Tối ưu SEO cho website bán hàng để tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng

Để kinh doanh hiệu quả trên website bán hàng, việc tối ưu SEO là điều mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Tối ưu SEO cho website bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng cũng như gia tăng số lượng đơn hàng một cách nhanh chóng.

Theo đó, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp thiết lập nhiều từ khóa SEO cho nội dung mà mình đăng tải để tối ưu SEO bằng cách đặt dấu phẩy giữa mỗi từ khóa trong mục từ khóa của hệ thống. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thêm tiêu đề, tiêu đề phụ, mô tả, link sản phẩm… cho những nội dung của mình trước khi cập nhật lên website. GoSELL luôn sắp xếp những mục này một cách hợp lý nhất có thể giúp người dùng có thể thao tác một cách dễ dàng. 

Tối ưu SEO cho website bán hàng để tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng
Tối ưu SEO cho website bán hàng để tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng

Bên cạnh các trang bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng trang Blogs chia sẻ thông tin để tiếp cận khách hàng và nâng cao lưu lượng truy cập cho website. Hệ thống của GoSELL cũng cho phép doanh nghiệp tối ưu SEO bài viết để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google. Đây là một trong những cơ sở giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả các chiến dịch marketing, tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, GoSELL cũng hỗ trợ điều chỉnh cấu hình URL giúp doanh nghiệp có thể yên tâm khi đăng tải nhiều bài viết mà không lo trùng lặp URL webpage.

Duy trì mối liên hệ với khách hàng cũ với tính năng Email Marketing

Nếu như việc tối ưu SEO cho website sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng mới thì tính năng gửi Email Marketing mà GoSELL cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp duy trì mối liên hệ với tệp khách hàng cũ của mình.

Hệ thống của GoSELL cung cấp một kho giao diện email đẹp mắt, phù hợp với nhiều lĩnh vực / ngành nghề và các thiết bị khác nhau. Doanh nghiệp có thể sáng tạo những mẫu Bạn cũng có thể nhập mã HTML để viết nội dung email tùy chọn phù hợp với các mục đích khác nhau của chiến dịch.

Doanh nghiệp có thể tạo các mẫu email marketing với nhiều hình thức khác nhau và gửi theo danh sách hoặc phân nhóm khách hàng khác nhau được lưu trữ trong hệ thống CRM. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng có thể thêm các đường liên kết trong giao diện email điều hướng khách hàng thẳng đến website bán hàng hoặc các trang mà mình mong muốn.

Xây dựng quan hệ bền vững với khách hàng hiện tại với tính năng khách hàng thân thiết

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa mình với khách hàng hiện tại thông qua tính năng khách hàng thân thiết mà phần mềm GoSELL đang cung cấp. Tính năng cho phép tạo nhiều cấp độ khách hàng thành viên và tích lũy điểm thưởng, kích thích hành vi mua sắm của khách hàng, nâng cao chất lượng lượng dịch vụ và duy trì lòng trung thành từ họ, nhờ đó gia tăng doanh số và quảng bá thương hiệu hiệu quả.

Theo đó, doanh nghiệp có thể tạo các cấp độ thành viên với các lợi ích khác nhau theo giá trị cộng dồn các lần mua của khách hàng. Với mỗi cấp độ thành viên, bạn có cài đặt các ưu đãi, chiết khấu, giảm giá khác nhau để thực hiện các chiến dịch tiếp thị. Tiện ích tạo cấp độ thành viên cho khách hàng thân thiết được áp dụng trên nhiều nền tảng khác nhau (cửa hàng, website, app bán hàng, Shopee, Lazada, GoMUA, Facebook, Zalo, TikTok Shop) để kích thích khách hàng mua sắm.

Các tính năng, sản phẩm mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp

Là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện, GoSELL còn mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều tính năng toàn diện khác như quản lý đơn hàn, quản lý sản phẩm, kho hàng, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, chi nhánh, các tính năng hỗ trợ các chiến dịch marketing,… Đây các chắc chắn là cơ sở để doanh nghiệp có thể bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả hơn từ cửa hàng đến website, app bán hàng, các sàn TMĐT hay nền tảng mạng xã hội mà mình hoạt động .

Các tính năng, sản phẩm mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp
Các tính năng, sản phẩm mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp

Ngoài ra, GoSELL còn cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp toàn diện khác giúp thúc đẩy quá trình kinh doanh đa kênh diễn ra nhanh chóng hơn bao gồm:

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, chuẩn thương mại điện tử một cách nhanh chóng và phù hợp.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Kết luận

Bài viết trên hẳn đã cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về branding là gì cũng nhưng những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Việc thực hiện tốt quá trình branding sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích trong xuyên suốt quá trình kinh doanh.

Bài viết cùng chuyên mục