Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Tầm ảnh hưởng của celeb trong các chiến dịch tiếp thị truyền thông

Kiến thức

Tầm ảnh hưởng của celeb trong các chiến dịch tiếp thị truyền thông

19 Tháng Mười Một, 2023

Trong những năm gần đây, với tốc phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự thay đổi trong cách thức tiếp cận khách hàng, nhiều xu hướng marketing mới đã ra đời. Việc sử dụng hình ảnh của các celeb ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong các chiến dịch tiếp thị truyền thông để quảng bá sản phẩm / dịch vụ cũng như gia tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng. Vậy celeb là gì? Và làm thế nào để triển khai một chiến lược celebrity marketing thành công cho doanh nghiệp? Cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Tầm ảnh hưởng của celeb trong các chiến dịch tiếp thị truyền thông

Celeb là gì? Thế nào là celebrity marketing?

Celeb được viết tắt từ cách gọi tiếng Anh celebrity, có nghĩa là “người nổi tiếng”. Họ có thể là diễn viên, ca sĩ hoặc nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí và thể thao. Đồng thời, thu hút được sự chú ý của báo chí, truyền thông cũng như đông đảo người dùng trên mạng xã hội.

Một số celeb nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như: MC Trấn Thành, Sơn Tùng M-TP, ca sĩ Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn… Ngoài ra, với sự phát triển của truyền thông như hiện nay thì việc hợp tác với các celeb nước ngoài không còn là điều hiếm thấy. Một số cái tên nổi tiếng đình đám trên thị trường quốc tế như: BTS, Blackpink, Phạm Băng Băng, Ronaldo… 

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực kinh doanh, chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp những câu chuyện truyền cảm hứng, bài học kinh nghiệm trong quá trình start-up, phát triển doanh nghiệp của các celeb là doanh nhân.

Tuy nhiên, đi kèm với sự nổi tiếng thì tiền catxe cần chi trả cho mỗi lần hợp tác với celeb cũng cực kỳ cao. Do đó, hầu như chỉ những thương hiệu có tiềm lực tài chính vững vàng như các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia mới có khả năng hợp tác với những celeb nước ngoài. Có thể kể đến như chiến dịch hợp tác giữa Oreo với nhóm nhạc Blackpink có đính kèm card của từng thành viên trong từng hộp bánh.

Celeb là gì? Thế nào là celebrity marketing?
Celeb là gì? Thế nào là celebrity marketing?

Cách phân biệt giữa celeb và influencer

Cả celeb và influencer đều có sức ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng. Vậy hai khái niệm này khác nhau như thế nào? 

CelebInfluencer
Đặc điểmLà người nổi tiếngLà người có sức ảnh hưởng
Kiến thức sản phẩmKhông cần quá am hiểu chi tiết về sản phẩm / dịch vụ.Hiểu chuyên sâu về sản phẩm / dịch vụ hay thậm chí đã từng sử dụng chúng.
Hình thức PRChú trọng đầu tư vào nội dung nhằm thu hút và tạo sự tin tưởng cho người xem.Không cần quá đầu tư vào nội dung, chỉ cần đăng bài viết kèm hình ảnh đơn giản là được.
Phương tiệnMV, bài hát, sách báo, phim ảnh, chương trình giải trí…Vlog, clip review, livestream, game…
Kênh hoạt độngCác lĩnh vực nghệ thuật, thể thao, kinh doanh…Mạng xã hội: Facebook. Youtube, TikTok, Instagram…
Chi phíChi phí marketing lớn do có lượng người theo dõi đông.Lượng người theo dõi ít hơn nên chi phí thấp hơn.

Ưu và nhược điểm của chiến lược celebrity marketing

Cũng như những hình thức marketing khác, celebrity marketing đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu và mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp có thể cân nhắc xem có nên sử dụng celebrity marketing hay không.

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng chiến lược tiếp thị người nổi tiếng đó chính là gia tăng doanh số bán hàng. Sự chứng thực của người nổi tiếng là công cụ quảng cáo giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy các sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp.

Với số lượng người follow đông đảo, một quảng cáo của celeb có thể thu hút sự theo dõi của hàng nghìn, hàng triệu người trên mạng xã hội. Đặc biệt, vì là người thành công trong những lĩnh vực khác nhau nên các celeb luôn nhận được sự yêu thích và tin tưởng của đông đảo người hâm mộ.

Hiệu ứng khi nhìn thấy một ngôi sao sử dụng sản phẩm trên mạng xã hội có thể đưa một thương hiệu trở nên nổi bật chỉ sau một đêm. Nhờ có lượt tương tác cao mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi lượt mua hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng gia tăng một cách đáng kể.

Nike là một ví dụ tuyệt vời về việc sử dụng celebrity marketing nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Chiến dịch Nike Air Jordan năm 1984 là một trong những chiến dịch marketing thành công nhất trong lịch sử. Cho đến tận ngày nay, thương hiệu Nike Jordan vẫn thống trị doanh số bán giày bóng rổ tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.

Ưu và nhược điểm của chiến lược celebrity marketing
Ưu điểm của chiến lược celebrity marketing

Nhược điểm

Đôi khi, việc phụ thuộc quá nhiều vào chứng thực của người nổi tiếng có thể làm lu mờ giá trị thực của thương hiệu. Đặc biệt, nếu celeb được chọn dính vào các vấn đề tiêu cực hoặc bê bối cá nhân thì hình ảnh thương hiệu cũng sẽ bị tổn thất nghiêm trọng.

Tại Việt Nam, rất nhiều nghệ sĩ thường xuyên PR các sản phẩm / dịch vụ chưa kiểm chứng được chất lượng. Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng đôi lúc sẽ nghi ngờ về độ chân thành và tin cậy khi họ xuất hiện trong những vật liệu quảng cáo. Những người nổi tiếng ủng hộ quá nhiều sản phẩm có thể đánh mất uy tín đối với công chúng.

Ngoài ra, một chiến lược celebrity marketing thành công cũng cần một khoảng thời gian để tác động đến người tiêu dùng. Sự chứng thực từ một ngôi sao không phù hợp với thương hiệu sẽ không thể tạo ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Chưa kể, ngân sách dùng cho chiến lược này là một con số không nhỏ, thì chẳng khác gì “tiền mất tật mang”.

Nhược điểm của chiến lược celebrity marketing
Nhược điểm của chiến lược celebrity marketing

Tham khảo thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược marketing tổng thể cho người mới

Làm thế nào để lựa chọn celeb phù hợp cho chiến lược tiếp thị truyền thông?

Để đánh giá tiềm năng của các chiến dịch marketing, các nhà tiếp thị thường sử dụng mô hình FRED bao gồm các yếu tố sau đây: 

  • Sự quen thuộc (Familiarity): Các celeb càng quen thuộc với khách hàng và có độ nhận diện cao trên thị trường thì quảng cáo càng dễ có thiện cảm.
  • Mức độ liên quan (Relevance): Liên kết giữa sản phẩm và celeb càng lớn thì khách hàng càng dễ dàng tin tưởng vào thông điệp được truyền tải.
  • Lòng tin (Esteem): Những celeb có danh tiếng tốt, được khách hàng tin tưởng cao sẽ được chuyển sang sản phẩm mà họ đại diện.
  • Sự khác biệt (Differentiation): Hợp tác với một Celeb có tính khác biệt cao có thể là một cách tuyệt vời để sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu của bạn nổi bật trên thị trường có tính cạnh tranh cao.

Xem thêm: Kinh nghiệm lập chiến lược branding Marketing chính xác nhất

Cách triển khai chiến lược celebrity marketing hiệu quả

Bí quyết để triển khai một chiến lược celebrity marketing thành công nằm ở việc kết nối đúng celeb với sản phẩm / dịch vụ phù hợp. Người nổi tiếng phải được công chúng đón nhận và thực sự đáng tin cậy. Nếu danh tiếng và sơ yếu lý lịch của họ không phản ánh đúng sản phẩm mà họ quảng cáo thì thông điệp tiếp thị sẽ trở nên sáo rỗng và không có giá trị.

Chẳng hạn như một diễn viên có làn da thâm mụn, sần sùi không thể nào đảm nhận vai trò quảng cáo sản phẩm dưỡng da được, điều này có thể gây phản tác dụng với người tiêu dùng. Ngoài ra, một celeb có danh tiếng không tốt, dễ gây tranh cãi cũng cần phải xem xét khi lựa chọn. Một số doanh nghiệp không thỏa thuận rõ trong hợp đồng về điều này, dẫn đến khi bị liên lụy bởi scandal của celeb thì không có biện pháp giải quyết và đền bù hợp lý.

Cuối cùng, celeb được chọn phải thật sự thu hút được tệp khách hàng mục tiêu. Đây là điều kiện gần như bắt buộc để đảm bảo sự thành công cho các chiến lược marketing. Để xác định đúng đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp của mình đang hướng đến, bạn có thể sử dụng tính năng Quản lý khách hàng đến từ phần mềm quản lý bán hàng đa kênh của GoSELL.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho chiến lược celebrity marketing

Quản lý khách hàng

Một trong những công cụ hỗ trợ nghiên cứu, xác định và phân nhóm khách hàng mục tiêu vô cùng hiệu quả, đó chính là tính năng CRM đến từ GoSELL với những lợi ích sau: 

  • Lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng (họ tên, số điện thoại, email, ngày sinh, giới tính, công ty, mã số thuế…) tại Việt Nam và trên thế giới tập trung tại một nơi duy nhất.
  • Tự động thu thập và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau: Website, App bán hàng, bán hàng tại quầy, các trang Landing page và bán hàng qua các sàn TMĐT như Shopee, Lazada nhanh chóng và đầy đủ.
  • Tìm kiếm thông qua kênh bán hàng, phân nhóm khách hàng và chi nhánh mua hàng dễ dàng.
  • Hỗ trợ phân nhóm khách hàng theo các tiêu chí: thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thông tin đơn hàng, theo thẻ khách hàng, giá trị đơn hàng, sản phẩm đã mua và những tiêu chí khác.
  • Giúp dễ dàng quản lý và xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng, hỗ trợ cho các chiến lược Marketing (thông báo đẩy, Email marketing…).

Các tính năng khác

Bạn có thể kết hợp với một số tính năng sau để đưa ra hiệu quả tốt nhất: 

  • Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả Website và App).
  • Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
  • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
  • Đánh giá sản phẩm: Tính năng này cho phép người mua tự do đánh giá sản phẩm. Điều này giúp những khách hàng mới tự tin đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn, đồng thời người bán có thể hiểu rõ nhu cầu cũng như trải nghiệm của khách hàng trong suốt quá trình mua sắm.

Kết luận

Vậy là GoSELL và bạn đọc vừa tìm hiểu xong celeb là gì và tầm ảnh hưởng của celeb trong các chiến dịch tiếp thị truyền thông. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số hot (028) 7303 0800 hoặc địa chỉ email hotro@gosell.vn này nhé.

Bài viết cùng chuyên mục