Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Collab là gì? Tầm quan trọng của chiến lược hợp tác đối với doanh nghiệp

Kiến thức

Collab là gì? Tầm quan trọng của chiến lược hợp tác đối với doanh nghiệp

20 Tháng Mười Hai, 2023

Đối với mỗi doanh nghiệp hay đơn giản là các tổ chức đội nhóm, việc hợp tác là không thể thiếu. Nhờ có sự hợp tác, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, cá nhân trở nên bền chặt hơn và tạo ra sự phát triển bền vững. Theo đó, sự hợp tác còn có tên tiếng anh là Collab, vậy collab là gì và tầm quan trọng của collab đối với doanh nghiệp ra sao? Cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết sau đây của GoSELL bạn nhé.

Collab là gì? Tầm quan trọng của chiến lược hợp tác đối với doanh nghiệp

Tìm hiểu collab là gì?

Collab được hiểu là “sự cộng tác”, là quá trình làm việc của hai hay nhiều người, của tổ chức này với tổ chức khác, của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu chung đã được đề ra.

Tuy nhiên, collab trong một số trường hợp còn được hiểu là sự phối hợp, làm việc cùng nhau xung quanh một tầm nhìn chung nào đó để đạt được kết quả như mong đợi. Thế nhưng, trên thực tế mỗi nhóm, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp khi hợp tác với nhau đều cần phải có sự lãnh đạo dù cho hình thức lãnh đạo chỉ mang tính xã hội và bình đẳng là chủ yếu.

Tất nhiên trong quá trình làm việc, tranh cãi là điều không tránh khỏi bởi các thành viên đều là những cá nhân và có xu hướng muốn bảo vệ ý kiến của riêng mình. Điều này cũng giúp cho các cộng tác viên của tổ chức, doanh nghiệp thêm hiểu nhau hơn. Từ đó, những mục tiêu chung sẽ được hình thành, giúp việc đưa ra kế hoạch và nguồn lực trở nên dễ dàng hơn. Nhưng nếu cuộc tranh cãi này kéo dài và không đi đến tiếng nói chung, thì sự hợp tác này sẽ không được tiếp tục.

Xem thêm: Tiết lộ cách chốt nghìn đơn mỗi ngày khi hợp tác với Tiktoker

Những lý do cho thấy tầm quan trọng của collab đối với doanh nghiệp

Qua khái niệm về collab là gì ở trên, có thể thấy hợp tác chính là một quá trình quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp. Bởi với nguồn lao động tri thức hiện nay, họ sẽ có những ý tưởng cùng cách xử lý riêng trong mọi vấn đề và khi tổ chức, doanh nghiệp kết hợp với đúng người, đúng thời điểm thì các mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được hoàn thành dễ dàng. Sau đây là những lý do cho thấy tầm quan trọng của việc hợp tác.

Collab giúp giải quyết các vấn đề khó khăn

Có câu: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” – đây là câu nói phản ánh chính xác về sự hợp tác. Để giảm thiểu các vấn đề xảy ra khi thực hiện mục tiêu chung, các cá nhân cần có sự cộng tác và đưa ra các giải pháp cụ thể.

Chẳng hạn như bạn là người chịu trách nhiệm cho một sự kiện nào đó của công ty. Toàn bộ quá trình chuẩn bị đều diễn ra suôn sẻ, nhưng đến khi triển khai lại gặp phải sự cố ngoài ý muốn mà bạn không biết cách giải quyết. Khi đó, giải pháp tốt nhất là nhờ đến sự trợ giúp từ những người đồng nghiệp.

Có như vậy, bạn mới giảm bớt được áp lực và các khó khăn sẽ được nhanh chóng giải quyết. Bởi khi làm việc cùng nhau, các kỹ năng, kiến thức sẽ được tập hợp giúp bạn cùng các cộng sự tìm được giải pháp tối ưu và nhanh chóng hơn.

Collab giúp mọi người có cơ hội gần gũi với nhau hơn

Trên thực tế, sự hợp tác chính là cầu nối giúp gắn kết người với người. Mọi thành viên có thể cùng nhau tìm hiểu, bàn luận và đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề, đem lại hiệu quả cho công việc. Công cụ được sử dụng chính trong quá trình hợp tác đó là “giao tiếp”. Chúng ta sẽ có cơ hội hiểu được tiếng nói, định hướng cũng như tâm tư của các thành viên trong nhóm. Từ đó tìm ra hướng đi chung để hoàn thành mục tiêu.

Collab giúp mọi người có cơ hội gần gũi với nhau hơn
Collab giúp mọi người có cơ hội gần gũi với nhau hơn

Collab giúp mọi người có cơ hội học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

Sự hợp tác cũng được coi là một cách thức giúp các thành viên trong nhóm học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Điều này có nghĩa là trong quá trình hợp tác, mỗi thành viên cần phải nêu ý kiến phản hồi, chia sẻ kinh nghiệm, cũng như tìm hiểu cách làm việc của các cộng tác viên làm việc với nhau.

Việc học hỏi từ đồng nghiệp không chỉ là lợi ích của sự hợp tác, mà còn là bước đầu để xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, các nhóm trong quá trình làm việc có thể rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm của nhau, những thất bại và cả những thành công. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng cho những lần hợp tác trong tương lai.

Collab giúp doanh nghiệp đẩy cao tinh thần đoàn kết

Khi quá trình hợp tác diễn ra thành công, đi kèm với đó là độ tin tưởng lẫn nhau của các thành viên trong tổ chức. Việc này sẽ tạo cơ hội thúc đẩy tình đoàn kết nội bộ. Đây là điều giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân viên có liên kết mạnh mẽ, nâng cao tinh thần làm việc của nguồn nhân lực.

Thử tưởng tượng nếu một công ty có tinh thần đoàn kết cao, thì mọi thành viên sẽ cảm thấy thoải mái kể cả khi phải phối hợp với các bộ phận khác. Ngoài ra, các ứng viên tiềm năng sẽ sẵn sàng chọn nơi làm việc cởi mở để gắn kết lâu dài hơn.

Tìm hiểu thêm: Tầm ảnh hưởng của celeb trong các chiến dịch tiếp thị truyền thông

Làm thế nào để phát triển chiến lược collab thành công?

Để chiến lược collab của doanh nghiệp đạt được thành công như mong đợi. Doanh nghiệp có thể xem xét và lên kế hoạch collab với những người nổi tiếng, hay các influencer, hoặc KOL,… có sức ảnh hưởng lớn. Qua đó, thúc đẩy chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ được hiệu quả hơn.

Mọi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khi được kết hợp với họ đều sẽ nhận được sự chờ đợi rất lớn từ người hâm mộ. Nhờ đó, thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi vượt bậc.

Hơn nữa, về phía những người nổi tiếng, influencer, KOL,… thì việc collab với các doanh nghiệp cũng là một xu hướng rất được ưa chuộng, đặc biệt là với hình thức affiliate marketing (tiếp thị liên kết). Đây là một mô hình kinh doanh, trong đó affiliate (cộng tác viên) đóng vai trò trung gian kết nối giữa bên cung cấp và bên tiêu thụ, đồng thời nhận hoa hồng khi họ tác động thành công khách hàng ghé thăm trang web, đặt mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để nắm được số lượng cộng tác viên tham gia vào quá trình quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cũng như giúp việc chi trả hoa hồng được thuận tiện hơn, doanh nghiệp cần lên kế hoạch quản lý chặt chẽ. Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh sẽ cung cấp đến bạn tính năng Affiliate Dropship hiện đại, giúp tối ưu quy trình quản lý chỉ trên một hệ thống quản trị duy nhất. Hãy cùng khám phá tính năng này trong phần dưới đây bạn nhé!

Xây dựng và triển khai collab hoàn hảo khi sử dụng tính năng Affiliate Dropship của GoSELL

Nếu bạn đang trong vai trò là người dẫn dắt các cộng tác viên của mình và cùng nhau thực hiện dự án cho công ty, để quản lý và kiểm tra hiệu quả làm việc của từng cộng tác viên bạn có thể sử dụng tính năng Affiliate Dropship. Tại đây, bạn có thể tạo tài khoản cho các cộng tác viên mới rồi lưu trữ vào hệ thống. Nếu có cộng tác viên mới đăng ký, bạn có thể cài đặt duyệt tự động cộng tác viên tham gia hệ thống với mức hoa hồng chỉ định sẵn hoặc từ chối. Đặc biệt, tính năng sẽ hỗ trợ:

Xây dựng và triển khai collab hoàn hảo khi sử dụng tính năng Affiliate Dropship của GoSELL
Xây dựng và triển khai collab hoàn hảo khi sử dụng tính năng Affiliate Dropship của GoSELL

Mở rộng hệ thống quản lý cộng tác viên đa cấp bậc

Đặc biệt, để việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp được rộng rãi hơn, tính năng hỗ trợ mở rộng hệ thống quản lý cộng tác viên đa cấp bậc. Nghĩa là bạn có thể khuyến khích các cộng tác viên đang tham gia hệ thống chia sẻ các đường link, mã giới thiệu,… đến với mọi người đang có nhu cầu làm cộng tác viên. Sau đó, phân cấp bậc cộng tác viên để các cộng tác viên có cấp bậc cao hơn dễ dàng quản lý và hưởng hoa hồng từ các cộng tác viên cấp dưới.

Tạo và gửi đường link giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến cộng tác viên

Để họ bắt đầu công việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng, tính năng cho phép bạn tạo đường link mua hàng hoặc giới thiệu sản phẩm và gửi đường link đến cộng tác viên. Ngoài ra, bạn còn có thể chia sẻ đường link đã tạo lên bất kỳ nền tảng nào có thể share được link. 

Quản lý các đơn hàng của cộng tác viên

Khi cộng tác viên có đơn hàng mới, thì ngay lập tức bạn sẽ nhận được thông báo từ hệ thống GoSELL. Lúc này, bạn có thể tìm kiếm đơn hàng theo cộng tác viên và lọc đơn hàng theo tình trạng thanh toán/giao hàng/phê duyệt. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cài đặt tự động duyệt/từ chối hoa hồng cho đơn hàng cộng tác viên và tự động phân khách hàng cho cộng tác viên sau khi tạo khách hàng mới. Đối với cộng tác viên, tính năng sẽ cho phép họ phân quyền lên đơn hàng ngay trên website/app và tùy chọn các hình thức thanh toán (như ship COD/chuyển khoản/ ghi nợ).

Quản lý và thanh toán chiết khấu cho cộng tác viên

Tính năng sẽ hỗ trợ cài đặt phần trăm chiết khấu hoặc loại chiết khấu (tất cả sản phẩm, hoặc sản phẩm chỉ định, bộ sưu tập) và cho phép bạn cài đặt chiết khấu theo doanh số tháng. Bạn có thể chỉ định khách hàng cho cộng tác viên để họ được hưởng hoa hồng khi có đơn hàng mới từ khách hàng. 

Sau đó, bạn có thể tiến hành thanh toán chiết khấu cho cộng tác viên, mọi dữ liệu về chiết khấu sẽ được lưu trữ trên hệ thống GoSELL. Dựa vào đó, bạn có thể theo dõi toàn bộ chiết khấu của cộng tác viên hoặc xem lại toàn bộ lịch sử thanh toán, kèm với thời gian cụ thể. Bạn cũng có thể nhập xuất file báo cáo thanh toán chiết khấu và có thể khấu trừ thuế vào trong thu nhập của cộng tác viên dễ dàng.

Tổng kết

Nhìn chung, collab đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp và mỗi sự hợp tác sẽ mang lại hiệu quả riêng. Hy vọng các thông tin về collab là gì mà GoSELL đã chia sẻ trên, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm và tầm quan trọng của sự hợp tác. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến GoSELL để được hỗ trợ kỹ hơn bạn nhé.

Bài viết cùng chuyên mục