Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Các công cụ tạo ra sourcecode khi thiết kế website bán hàng

Kiến thức

Các công cụ tạo ra sourcecode khi thiết kế website bán hàng

26 Tháng Bảy, 2023

Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn về quy trình hoàn thiện một website bán hàng như thế nào, ngoài việc trang bị kiến thức về ngôn ngữ lập trình thì sourcecode cũng là một trong những điều mà bạn cũng cần phải tìm hiểu. Vậy sourcecode là gì? Có vai trò ra sao và có các công cụ nào có thể tạo ra sourcecode khi thiết kế website bán hàng? Cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Sourcecode là gì?

Sourcecode hay còn gọi là mã nguồn, là những bộ mã chương trình được tạo bởi lập trình viên khi sử dụng ngôn ngữ lập trình. Mã nguồn thường hiển thị ở dạng văn bản và sẽ tập hợp nhiều dòng lệnh để tạo nên một thao tác nào đó trên website.

Sourcecode là gì?
Sourcecode là gì?

Tìm hiểu thêm: Top 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong thiết kế website hiện nay

Sourcecode website là gì?

Sourcecode website là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình website. Chúng giúp kết nối các thành phần giao diện của website với cơ sở dữ liệu. Mục đích cuối cùng đó là tạo ra một website thật hoàn chỉnh.

Để dễ hiểu hơn, GoSELL sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể, chẳng hạn như khi bạn truy cập vào website https://gosell.vn, chọn một trong các giải pháp và click vào nút “Tìm hiểu thêm” trên giao diện. Lúc này, các dòng lệnh sẽ được khởi động ngay lập tức và hiển thị trên màn hình của bạn đúng giải pháp mà bạn cần tìm như những gì đã được lập trình trước đó. Và đó chính là sourcecode – mã nguồn.

Các loại mã nguồn phổ biến hiện nay và cách phân biệt

Hiện nay mã nguồn được chia thành hai loại chính là mã nguồn mở và mã nguồn đóng, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng website mà doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn. Và để phân biệt được hai loại mã này, bạn có thể dựa vào các thông tin sau đây:

Đối với mã nguồn mở

  • Về khái niệm: mã nguồn mở là dạng mã nguồn được chia sẻ công khai, người dùng có thể tự tải xuống, chỉnh sửa và tiến hành sử dụng theo ý mình.
  • Về tính bảo mật: mã nguồn mở có tính bảo mật thấp vì các hacker cũng có thể tìm thấy các mã nguồn này, vậy nên các thông tin dữ liệu của bạn rất dễ bị đánh cắp.
  • Về chi phí thiết lập: hầu hết các chức năng của mã nguồn mở đều miễn phí, nếu bạn muốn website của bạn có những tính năng cao hơn thì bạn sẽ phải trả phí cho một số chức năng nhất định.
  • Về nâng cấp: nếu trang web của bạn đã sử dụng những chức năng trả phí thì việc nâng cấp sau này sẽ được thực hiện sớm và nhanh hơn.
  • Về hỗ trợ: nếu trong quá trình sử dụng, website gặp phải trục trặc thì vấn đề hỗ trợ sẽ khó khăn và phức tạp hơn vì đây là mã nguồn miễn phí. Bạn sẽ phải tự giải quyết hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị thứ 3.
Các loại mã nguồn phổ biến hiện nay và cách phân biệt
Các loại mã nguồn phổ biến hiện nay và cách phân biệt

Đối với mã nguồn đóng

  • Về khái niệm: mã nguồn đóng là dạng mã nguồn được các lập trình viên thiết lập riêng cho một website nào đó. Nếu bạn muốn chỉnh sửa cần phải có tài khoản truy cập.
  • Về tính bảo mật: mã nguồn đóng có tính bảo mật cao vì toàn bộ mã nguồn đều được thiết kế riêng theo từng yêu cầu, vì vậy hacker rất khó xâm nhập để đánh cắp thông tin dữ liệu.
  • Về chi phí thiết lập: chi phí thiết lập mã nguồn đóng sẽ cao hơn so với mã nguồn mở, vì hầu hết các chức năng cài đặt cho website đều phải trả phí. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng, bạn muốn thêm các chức năng khác thì chi phí cho yêu cầu này thường sẽ “mềm” hơn vì lập trình viên không cần phải điều chỉnh nhiều về mã nguồn.
  • Về nâng cấp: mã nguồn đóng vẫn có thể nâng cấp và chỉnh sửa theo yêu cầu nhưng vẫn phải tuân theo nguyên tắc của nhà phát triển.
  • Về hỗ trợ: trong quá trình sử dụng, bất cứ khi nào website của bạn gặp phải vấn đề thì các chuyên viên đều sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Vai trò của mã nguồn đối với website bán hàng

Mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp khi thiết kế website bán hàng đó là có được lượng traffic, lượt tương tác tốt (thông qua các hành động đọc bài, điền form thông tin, đăng ký dùng thử,…) và cuối cùng chính là chuyển đổi thành doanh thu hiệu quả.

Thế nhưng để có thể tiến hành đến bước cuối cùng là mang về doanh thu, thì website của doanh nghiệp bắt buộc phải có những tác vụ để khách hàng thực hiện ngay trên trang web. Đó cũng chính là lý do vì sao website cần phải có sourcecode.

Mã nguồn sẽ tạo ra những câu lệnh tương ứng với các hành động của khách hàng khi truy cập vào website của doanh nghiệp. Chẳng hạn như tải ebook, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, tìm kiếm thông tin, điền form để lại thông tin liên hệ,… Tất cả đều nhằm mục đích tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng tương tác, đặt hàng và mua sắm trên website của doanh nghiệp.

Theo đó, một mã nguồn càng chuyên nghiệp, sáng tạo sẽ càng tạo ra được một website độc đáo, ấn tượng và có màu sắc riêng biệt. Song song đó, khách hàng cũng sẽ có nhiều trải nghiệm tích cực, góp phần nâng cao cảm xúc mua bán trao đổi giữa khách hàng đối với website nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng.

Xem thêm: Ebook là gì? Các bước tạo Ebook miễn phí đơn giản nhất

Một số công cụ hỗ trợ thiết lập sourcecode khi thiết kế website bán hàng

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm, phân loại cũng như vai trò của sourcecode trong thiết kế website bán hàng. Tiếp theo, trong phần này, để bạn không phải mất quá nhiều thời gian tìm kiếm công cụ hỗ trợ thiết lập mã nguồn khi thiết kế website bán hàng, GoSELL sẽ tổng hợp một số công cụ phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể như sau:

Một số công cụ hỗ trợ thiết lập sourcecode khi thiết kế website bán hàng
Một số công cụ hỗ trợ thiết lập sourcecode khi thiết kế website bán hàng

WordPress

WordPress không còn là cái tên xa lạ trong giới công nghệ, lập trình. Đây là nền tảng sử dụng mã nguồn mở, các tác vụ dễ dùng, dễ cài đặt và nhất là khi sử dụng Manager WordPress Hosting (MWP). Bên cạnh đó, WordPress còn tích hợp kho giao diện đa dạng cùng rất nhiều plugin miễn phí. Do đó, người dùng có thể chủ động lựa chọn và tùy chỉnh theo ý muốn của mình thuận tiện.

Tuy nhiên, nếu bạn có định hướng phát triển website theo hướng chuyên nghiệp thì bạn cần xem xét tuyển thêm lập trình viên dày dặn kinh nghiệm về việc quản lý và chỉnh sửa mã nguồn. Nếu không website của bạn rất dễ gặp trục trặc trong quá trình vận hành, thậm chí gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu cũng như doanh thu của doanh nghiệp.

WooCommerce và OpenCart

WooCommerce và OpenCart là hai sự lựa chọn tiếp theo đối với những ai có nhu cầu tìm mã nguồn mở. Những mã nguồn tại hai nền tảng được đánh giá là có tính ổn định cao, dễ cài đặt và đưa vào hoạt động. Sử dụng mã nguồn của WooCommerce và OpenCart, người dùng sẽ có nhiều cơ hội nâng cao tính sáng tạo của mình bằng cách tạo nên những giao diện độc đáo với nhiều tác vụ mới mẻ.

Bên cạnh những ưu điểm thì hai nền tảng này vẫn không tránh khỏi những hạn chế, vấn đề bảo mật thông tin và nâng cấp là một trong những hạn chế lớn nhất. Đặc biệt là vấn đề nâng cấp sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức, hơn nữa vấn đề tùy biến website của WooCommerce và OpenCart cũng khá phức tạp.

Drupal

Nếu bạn muốn tối ưu nguồn tài nguyên hệ thống thì mã nguồn Drupal sẽ đáp ứng nhu cầu trên của bạn, đồng thời đảm bảo được hiệu suất hoạt động cho website. Ưu điểm của Drupal là người dùng hoặc lập trình viên có thể dựa vào mã nguồn này để mở rộng các chức năng cho website.

Tuy nhiên, Drupal chỉ có thể chạy tốt trên hệ điều hành Linux, vậy nên đây là điều khá thiệt thòi đối với những ai đang sử dụng hệ điều hành Windows. Thêm một điểm cần lưu ý khi sử dụng Drupal đó là đòi hỏi người dùng phải có nhiều kinh nghiệm và lành nghề, hơn nữa trong một số trường hợp nếu bạn muốn mở rộng thêm thành phần cho website thì Drupa cũng khá hạn chế vì phải phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp.

Joomla

Một nền tảng phù hợp với những người dùng chưa có kinh nghiệm lẫn những lập trình viên chuyên nghiệp, đó là Joomla. Cũng gần giống như WordPress và Drupal, Joomla được trang bị thư viện ứng dụng khổng lồ với rất nhiều ứng dụng miễn phí, giúp người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn cho website của mình.

Nhưng hạn chế của Joomla lại khá nhiều, chẳng hạn như mã nguồn không thân thiện với SEO, dung lượng mã nguồn lớn nên tốn rất nhiều tài nguyên của hệ thống. Ngoài ra, quản trị viên cũng sẽ khó khăn hơn trong vấn đề quản trị website vì Joomla không được trang bị tính năng Multiple Site.

Nên sử dụng mã nguồn mở hay mã nguồn đóng khi thiết kế website bán hàng?

Không thể đưa ra kết luận chính xác nên sử dụng loại sourcecode nào tốt hơn, điều này còn tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không quá coi trọng vấn đề bảo mật thông tin và muốn tối ưu chi phí, thì bạn có thể chọn các công cụ sử dụng mã nguồn mở. Nhưng nếu xây dựng một website bán hàng chỉn chu, thì các công cụ sử dụng mã nguồn đóng chính là lựa chọn phù hợp.

Tuy nhiên, đối với mã nguồn mở, không cần phải bỏ ra chi phí ban đầu nhưng sau nếu muốn cập nhật và mở rộng chức năng cho website thì doanh nghiệp cần phải trả phí. Đôi khi những khoản chi lắt nhắt sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc chỉ đầu tư một lần.

Còn đối với mã nguồn đóng, doanh nghiệp không chỉ tốn chi phí thiết kế ban đầu mà những lần cập nhật, mở rộng các chức năng của website về sau cũng phải chi trả. Như vậy, việc tối ưu chi phí chưa thực sự đạt hiệu quả tốt nhất.

Thay vì đau đầu suy nghĩ nên lựa chọn loại mã nguồn nào, thì trong thời đại công nghệ hiện nay, việc tìm kiếm giải pháp thiết kế website bán hàng có chi phí phải chăng mà lại không lo về vấn đề bảo mật, hỗ trợ và nâng cấp là không khó. Trong đó, giải pháp thiết kế website chuẩn SEO GoWEB với thao tác đơn giản, không cần hiểu biết về lập trình hay tạo sourcecode phức tạp sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Tìm hiểu thêm: Quy trình và chi phí thiết kế website thương mại điện tử hiện nay

Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, tối ưu chi phí với GoWEB

GoWEB đã tích hợp sẵn kho giao diện phong phú, phù hợp với đa dạng lĩnh vực, ngành nghề và tương thích với nhiều thiết bị khác nhau. Việc bạn cần làm là lựa chọn một giao diện và tự do sáng tạo bằng cách thay đổi các thành phần có trong giao diện với thao tác kéo thả đơn giản để có được một website như bạn mong muốn.

Đặc biệt, GoWEB còn hỗ trợ hosting, băng thông không giới hạn, miễn phí SSL giúp website của bạn được bảo mật tuyệt đối. Hơn nữa, việc cập nhật thêm các chức năng mới cho website (như thêm phương thức thanh toán, vận chuyển, thêm nút “Mua ngay”, nút “Thêm vào giỏ hàng”,…) cũng được thực hiện nhanh chóng.

GoWEB cũng sẽ hỗ trợ đăng tải ảnh bìa, logo, banner quảng cáo, video, hình ảnh sản phẩm/bộ sưu tập sản phẩm,… ngay trên giao diện website. Giúp bạn trưng bày tất cả sản phẩm của doanh nghiệp lên website một cách khoa học, từ đó xây dựng và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Sau khi bạn đã có một giao diện website vừa ý, để bạn thuận lợi đạt được doanh thu vượt trội, GoWEB cũng cung cấp đến bạn một số tiện ích như:

Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, tối ưu chi phí với GoWEB
Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, tối ưu chi phí với GoWEB

Hỗ trợ đồng bộ tất cả dữ liệu về một hệ thống quản trị duy nhất

Trường hợp doanh nghiệp không chỉ kinh doanh trên website, mà còn kinh doanh trên app bán hàng, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, hoặc có nhiều chi nhánh. Thì GoWEB sẽ hỗ trợ kết nối và đồng bộ tất cả dữ liệu của sản phẩm (thông tin sản phẩm, thuộc tính, tồn kho,…) từ các kênh bán hàng, từ các chi nhánh về một hệ thống quản trị duy nhất.

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi và xử lý nhanh đơn hàng trên đa kênh, đa chi nhánh cùng lúc. Tránh tình trạng bỏ sót đơn hàng khiến trải nghiệm khách hàng bị đứt gãy. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xem lại và thực hiện thao tác chọn, xuất dữ liệu nhiều đơn hàng đa tài khoản, đa kênh và đa chi nhánh, hỗ trợ quá trình kiểm tra, đối soát đơn hàng được chính xác.

Hỗ trợ thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng vào CRM

GoWEB cũng sẽ tự động thu thập và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau về một trang quản trị để doanh nghiệp dễ quản lý, đó là hệ thống CRM. 

Dựa vào những thông tin thu thập được, CRM sẽ hỗ trợ phân nhóm khách hàng theo các tiêu chí và thống kê chi tiết hành vi khách hàng trên website. Từ đó, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược marketing phù hợp, giúp sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Hỗ trợ các công cụ marketing giúp tối ưu website, nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng

Sau khi đã phân nhóm khách hàng, lúc này doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ marketing để đánh trúng vào tâm lý của họ:

  • Gia tăng lượng khách truy cập website với công cụ SEO, Blogs.
  • Xây dựng bức tranh toàn cảnh về hành vi khách hàng trên website với công cụ Google Analytics, Google Tag Manager.
  • Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu khách hàng, đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads với Facebook Pixel.
  • Hỗ trợ bán hàng kết nối, thiết lập quảng cáo Google Smart Shopping.
  • Cùng một số công cụ giúp kích thích hành vi mua sắm khách hàng như tạo mã giảm giá, tạo chiến lược Flash sale, tạo giá bán sỉ, hoặc thiết lập email marketing gửi thông điệp về sản phẩm đến khách hàng mục tiêu,…
  • Để mở rộng quy mô bán hàng, GoWEB còn tích hợp tính năng cộng tác viên/đại lý bán hàng giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Hỗ trợ phân tích báo cáo doanh thu trực quan

Tính năng phân tích báo cáo cũng cung cấp đến bạn báo cáo doanh thu đa kênh/đa nền tảng/đa chi nhánh và hiển thị các chỉ số kế toán trên báo cáo. Giúp bạn theo dõi hiệu suất bán hàng trên từng kênh/từng chi nhánh để đối chiếu, so sánh và đưa ra giải pháp cải thiện quy trình bán hàng ngày một tốt hơn.

Tham khảo thêm một số giải pháp khác của GoSELL

Bên cạnh giải pháp GoWEB, GoSELL còn phát triển thêm các giải pháp hỗ trợ bạn xây dựng các kênh bán hàng chuyên nghiệp mà không cần nhờ đến lập trình. Trong đó gồm có: GoAPP (hỗ trợ thiết kế app bán hàng mang thương hiệu riêng); GoPOS (hỗ trợ theo dõi mọi hoạt động bán hàng tại cửa hàng trực tiếp chỉ trên một hệ thống duy nhất); GoSOCIAL (hỗ trợ tối ưu quy trình phản hồi khách hàng và xử lý vận đơn nhanh chóng trên cả Facebook – Zalo); GoLEAD (hỗ trợ tạo landing page bán hàng, quảng cáo không giới hạn); cuối cùng là GoCALL (hỗ trợ xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp).

Cùng với các tính năng quản lý hiện đại, từ sản phẩm/dịch vụ, kho hàng, đơn hàng, chi nhánh, cho đến nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp,… và các công cụ marketing. Toàn bộ đều được tích hợp trong hệ thống GoSELL và tập trung tại một màn hình. Giúp bạn theo dõi toàn bộ trạng thái cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhằm dự đoán nhu cầu mua sắm của khách hàng chính xác và lên chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về sourcecode cùng một số gợi ý những công cụ thiết lập mã nguồn đơn giản, giải pháp thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ mang đến bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp để có được một website độc đáo, mới lạ. Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập vào trang chủ của GoSELL để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác bạn nhé.

Bài viết cùng chuyên mục