Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » CSR là gì? Tầm quan trọng của CSR trong Branding Marketing

Kiến thức

CSR là gì? Tầm quan trọng của CSR trong Branding Marketing

4 Tháng Ba, 2024

Có thể nói CSR là hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu và là khía cạnh quan trọng trong kinh doanh tại Việt Nam. Vậy CSR là gì? Và nó quan trọng thế nào đối với Branding Marketing?

CSR là gì?

CSR là gì, có lẽ là thắc mắc của khá nhiều người khi nghe đến thuật ngữ này. Vậy hãy cùng tìm hiểu về CSR là gì ngay dưới đây.

CSR là viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibility với nghĩa là Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Có thể hiểu đây là thuật ngữ trong kinh doanh và pháp luật dùng để chỉ việc các doanh nghiệp cam kết về việc hoạt động nhưng phải đảm bảo việc giữ đạo đức nghề nghiệp không trái lương tâm. 

CSR đề cập đến việc giá trị mà doanh nghiệp tạo ra cho xã hội, quốc gia và trách nhiệm mà doanh nghiệp phải trả cho các bên liên quan trong hoạt động kinh doanh. Các bên liên quan có thể kể đến: Nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng, công ty mẹ hoặc chi nhánh, đối tác, nhà đầu tư,…

Doanh nghiệp cần tuân thủ để đảm bảo tuân thủ để hướng đến tương lai và phát triển bền vững. Ngoài việc xem xét điều kiện tài chính và hoạt động kinh doanh, thì doanh nghiệp cũng cần phải xem xét về tác động của mình đối với xã hội và môi trường tự nhiên.

Giá trị của CSR là gì đối với Branding & Marketing?

Thực tế, việc doanh nghiệp áp dụng và phát triển hoạt động CSR đúng cách thì sẽ mang đến những tác động tích cực về mặt Branding Marketing.

Các hoạt động CSR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giá trị cho thương hiệu thông qua những điểm chạm về mắt cảm xúc. Tức là doanh nghiệp đưa ra những tình huống, câu chuyện, thông điệp để khơi gợi cảm xúc tới khách hàng, khiến họ cảm thấy tốt hơn, tích cực hơn khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. 

Giá trị của CSR là gì đối với Branding & Marketing?
Giá trị của CSR là gì đối với Branding & Marketing?

Bên cạnh đó, các hoạt động liên quan đến CSR trong doanh nghiệp không chỉ hướng đến từng khách hàng riêng lẻ mà còn hướng đến những kết nối chặt chẽ với cộng đồng. Từ đó giúp định hướng câu chuyện thương hiệu ngay cả khi doanh nghiệp chưa có doanh thu. 

Xem thêm: Kinh nghiệm lập chiến lược branding Marketing chính xác nhất

Vì sao các doanh nghiệp cần thực hiện CSR?

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Việc xây dựng các hoạt động CSR giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, đây là yếu tố quan trọng. Việc tham gia thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp chân chính. Qua đó góp phần không nhỏ trong việc chinh phục khách hàng.

Khi đã được người tiêu dùng đón nhận cũng như ủng hộ thì chắc chắn vị thế của doanh nghiệp sẽ ngày càng được khẳng định và vững chắc hơn với các đối thủ khác. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ và gia tăng thêm lợi nhuận.

Thu hút vốn đầu tư

Khi một doanh nghiệp đã có được danh tiếng thì việc các nhà đầu tư chú ý và tìm đến đề nghị hợp tác, đầu tư vốn là điều đương nhiên. Bởi lẽ, bất kỳ ai cũng muốn hợp tác với một doanh nghiệp vừa “có tâm” lại vừa “có tầm” trong kinh doanh. 

Hạn chế vấn đề liên quan pháp luật

Trách nhiệm xã hội cũng sẽ gắn liền với pháp luật về kinh doanh cũng như các quy chuẩn trong xã hội. Nếu doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các quy định pháp luật về CSR, thì doanh nghiệp không cần lo ngại đến các vấn đề liên quan pháp luật. 

Các loại CSR mà doanh nghiệp cần thực hiện

Hoạt động bảo vệ môi trường

Các loại CSR mà doanh nghiệp cần thực hiện
Các loại CSR mà doanh nghiệp cần thực hiện

Trách nhiệm xã hội đầu tiên mà các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều cần quan tâm nỗ lực thực hiện chính là bảo vệ môi trường. Vì môi trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Dù doanh nghiệp có thành công đến đâu nhưng nếu không tuân thủ việc bảo vệ môi trường sẽ rất dễ bị tẩy chay. Cạnh đó còn sẽ bị xử phạt theo pháp luật, tùy thuộc vào mức độ gây hại. 

Còn tùy thuộc vào đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp mà bạn có thể xây dựng kế hoạch về hoạt động bảo vệ môi trường và thực hiện sao cho thiết thực nhất. Nếu là doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp có đối tượng lao động liên quan mật thiết đến môi trường thì có thể phát động chiến dịch trồng cây, ươm cây.

Còn nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể phát động những phong trào như tiết kiệm nước – điện – giấy ngay tại văn phòng, hoặc là khuyến khích nhân viên trồng cây xanh trang trí tại bàn làm việc. 

Xem thêm: Green Marketing là gì? Xu hướng tiếp thị hiệu quả

Hoạt động thiện nguyện

Còn tùy thuộc vào điều kiện doanh nghiệp mà có thể triển khai những hoạt động thiện nguyện phù hợp. Ví dụ như: doanh nghiệp có thể gây quỹ và quyên góp hiện kim đến các tổ chức chăm sóc trẻ em, người già neo đơn,…

Ngoài ra, một trong những hình thức phổ biến khác là huy động nhân viên quyên góp quần áo, đồ dùng cũ, đồ gia dụng cũ để gửi cho các bên trung gian hoặc gửi trực tiếp đến các địa điểm vùng sâu vùng xa. 

Hoạt động đối với cộng đồng

Các hoạt động cộng đồng như chạy marathon hoặc đua xe đạp,… nhằm gây quỹ hoặc tuyên truyền những thông tin bổ ích cho xã hội được rất nhiều đơn vị tổ chức. Doanh nghiệp có thể tham gia dưới hình thức là người tài trợ cho giải hoặc cử các thành viên tham gia sự kiện. 

Những hoạt động này được cộng đồng đánh giá rất cao, không chỉ vì nó giúp quảng bá thương hiệu mà còn tạo thêm động lực cho nhân viên tích cực tham gia để rèn luyện sức khỏe. 

Hoạt động hướng đến người lao động

Yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp chính là con người. Do đó, nếu môi trường làm việc cùng với cơ chế quản lý và vận hành có thể đáp ứng được nhiều lợi ích cho người lao động thì sẽ càng thúc đẩy họ gắn bó hơn và cống hiến cho doanh nghiệp.

Để làm được như vậy thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo những vấn đề như: giờ làm việc, tăng ca và tiền tăng ca đúng quy định. Các quy chế về lương thưởng minh bạch, rõ ràng, đồng thời nếu có điều kiện thì doanh nghiệp nên đưa ra những phúc lợi khác như tài trợ học bổng cho con em nhân viên,…

Áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

Các hoạt động CSR đang dần được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn, thế nhưng hầu hết các hoạt động trên đều được thực hiện một cách tự phát, đơn lẻ nên sẽ mất khá nhiều thời gian từ khâu ý tưởng cho đến quá trình thực hiện. Ngoài ra, việc này cũng khó để truyền tải những thông điệp tốt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp với thời gian ngắn. 

Do đó, doanh nghiệp có thể áp dụng những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Mỗi bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng được họ cần làm gì, làm như thế nào và cho những đối tượng nào. Qua đó, có thể đưa ra những chiến lược phù hợp với điều kiện và đặc thù của doanh nghiệp.

Một số ví dụ về CSR tại Việt Nam

Một số ví dụ về CSR tại Việt Nam
Một số ví dụ về CSR tại Việt Nam

Honda với chiến dịch “I love Vietnam”

Một trong những ví dụ về CSR điển hình có thể nói đến chiến dịch Tôi yêu Việt Nam – I Love Vietnam đã được Honda triển khai cực kỳ hiệu quả từ năm 2003 cho đến nay.

Chiến dịch này của Honda hướng đến mục đích “Lái xe an toàn”. Vậy nên Honda đã thực hiện hàng loạt các video để phát sóng trên đài truyền hình và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Đặc biệt, đến năm 2021, Honda còn tiếp tục phát triển thêm phiên bản vui chơi giao thông 2 dành cho các bé ở độ tuổi 3 – 5 tuổi.

Vinamilk với hoạt động gây quỹ  “Vươn cao Việt Nam”

Hãng sữa nổi tiếng Vinamilk cũng đã có những đóng góp đáng kể trong việc thực hiện CSR. Đầu tiên có thể kể đến là quỹ  sữa “Vươn cao Việt Nam” được thành lập từ năm 2018.

Đây là một chương trình vì cộng đồng, với mục tiêu cụ thể hướng tới trẻ em cực kỳ ý nghĩa. Theo đó, hãng Vinamilk đã mang tới hơn 37 triệu ly sữa cho hơn 460 ngàn trẻ em trên khắp Việt Nam, từ Hà Giang cho đến Cà Mau.

Ngoài ra, hãng này cũng phát động nhiều chiến dịch khác như “Một triệu cây xanh” hay “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc” vào năm cuối năm 2020 và còn rất nhiều các sự kiện, chương trình nhỏ lẻ khác.

CSR khá dễ hiểu và mang nhiều ý nghĩa, tuy nhiên việc triển khai các chiến dịch CSR không hề đơn giản. Bạn cần lên kế hoạch cụ thể, thực sự đầu tư về ý tưởng, nhân sự, ngân sách,… để đạt được mục tiêu mong muốn. Và với những chiến dịch CSR như vậy, doanh nghiệp cần những nền tảng để xây dựng và truyền tải đến khách hàng. 

Truyền tải CSR tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn với GoSELL

Các nền tảng giúp truyền tải hoạt động CSR 

  • Doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch CSR trên chính website của doanh nghiệp với sự hỗ trợ của giải pháp GoWEB. Tự do đăng tải nội dung, hình ảnh, video về các hoạt động CSR với tính năng Giao diện của GoWEB.
  • Với công cụ xây dựng landing page (GoLEAD) của GoSELL, doanh nghiệp có thể xây dựng nội dung tập trung thu hút, thuyết phục, dẫn dắt người đọc thực hiện một hành động cụ thể (Ví dụ như: tạo landing page kêu gọi người dùng tham gia vào các chiến dịch cộng đồng, thiện nguyện, bảo vệ môi trường,…).
  • Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể triển khai các chiến dịch quảng cáo Landing Page cùng lúc trên Google Ads, Facebook Ads, nhằm tiếp cận nhiều người hơn. 

Các tính năng giúp tiếp cận người dùng 

  • Tính năng SEO cho phép tối website, trang landing page, giúp các chiến dịch đã đề ra trên 2 nền tảng này được tiếp cận người dùng một cách tối ưu. 
  • Với tính năng viết Blogs trên GoWEB cũng giúp doanh nghiệp có thể chia sẻ và truyền tải những thông tin về hoạt động CSR và tiếp cận khách hàng vô cùng đơn giản. Cũng như điều hướng khách hàng đến các hoạt động có liên quan.
  • Tính năng Email marketing, giúp cho doanh nghiệp có thể gửi chiến dịch CSR đến nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. 

Cung cấp hàng loạt công cụ giúp phân tích hiệu quả chiến dịch

  • Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả website và app).
  • Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
  • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.

Chiến lược CSR cần được doanh nghiệp nghiên cứu và đầu tư áp dụng trong thời gian dài. Ngoài ra cũng cần áp dụng xuyên suốt và gắn liền với sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra trước đó. Hy vọng với bài viết trên của GoSELL bạn đã hiểu CSR là gì và những lưu ý cần thực hiện khi triển khai CSR là gì để tránh được những tranh cãi không nên có. Chúc bạn thành công.

Bài viết cùng chuyên mục