Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » CTV là gì? Những điều bạn cần biết về CTV bán hàng online

Kiến thức

CTV là gì? Những điều bạn cần biết về CTV bán hàng online

21 Tháng Mười Một, 2023

Xu hướng kinh doanh online ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu tuyển CTV của các nhà bán hàng cũng tăng cao. Song song đó, CTV là một trong những công việc vừa thoải mái về mặt thời gian, vừa mang lại thu nhập tốt được nhiều bạn trẻ ưu tiên lựa chọn. Vậy CTV là gì? Cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết các vấn đề xoay quanh thuật ngữ trên trong bài viết sau.

ctv-la-gi_1

Khái niệm CTV là gì?

CTV là gì? Thực chất, CTV là viết tắt của cụm từ cộng tác viên, đây là người hợp tác với các nhà bán hàng, chủ shop online để rao bán các sản phẩm trên các kênh mạng xã hội, sàn thương mại điện tử (như Shopee, Lazada, Tiktok Shop,…). Nói một cách dễ hiểu hơn, cộng tác viên sẽ là đối tác trung gian, kết nối các nhà bán hàng với khách hàng.

Thông thường, vị trí cộng tác viên sẽ không yêu cầu kinh nghiệm, chuyên môn cao, cũng không cần đến văn phòng và bỏ vốn để nhập hàng. Nếu có khách hàng muốn mua sản phẩm, thì cộng tác viên chỉ cần lấy hàng từ chủ shop để gửi đến khách hàng và nhận tiền chênh lệch.

ctv-la-gi-2
Khái niệm CTV là gì?

Một số ưu điểm và rủi ro khi trở thành CTV bán hàng online

Bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ có những ưu điểm và rủi ro khác nhau, vậy ưu điểm và rủi ro khi trở thành CTV là gì? Cụ thể như sau:

Về ưu điểm

Như đã có đề cập ở trên, ưu điểm đầu tiên của công việc CTV bán hàng online là không cần phải bỏ vốn, hoặc chỉ cần bỏ ra một lượng vốn rất ít. Nếu bạn khéo léo bán được nhiều sản phẩm, thì bạn sẽ nhận được nhiều chiết khấu dựa trên số lượng sản phẩm bán được. Hơn thế nữa, nếu có xảy ra thua lỗ thì bạn không phải là người trực tiếp hứng chịu.

Một khi trở thành cộng tác viên, bạn có thể bán hàng bất cứ lúc nào. Công việc này không tốn quá nhiều công sức, vì những hình ảnh, nội dung sản phẩm,… đều đã có sẵn. Nhiệm vụ của bạn chỉ cần đăng bài, tư vấn cho khách và chốt đơn.

Bên cạnh đó, công việc cộng tác viên cũng có thể là một bước đệm vững vàng. Bởi thông qua công việc này, bạn sẽ phần nào hiểu được quy trình một sản phẩm được bán ra như thế nào, cũng như hiểu rõ những nỗi trăn trở của khách hàng trước khi họ đưa ra quyết định chốt đơn.

ctv-la-gi-3
Một số ưu điểm và rủi ro khi trở thành CTV bán hàng online

Về những rủi ro

Trên thị trường hiện nay, sẽ có không ít cửa hàng kém uy tín, sản phẩm không chất lượng, lừa dối khách hàng và nhân viên,… Vì vậy, bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn các cửa hàng đăng ký làm cộng tác viên.

Hơn nữa, vì công việc này không có nhiều ràng buộc với khách hàng trong quá trình đặt hàng, nên khả năng khách “bom hàng” là rất cao. Để hạn chế tối đa rủi ro này, bạn cần kiểm tra thông tin khách hàng thật kỹ và gọi điện xác nhận lại lần nữa để đảm bảo.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách ngăn chặn bom hàng khi kinh doanh

Một cộng tác viên bán hàng online sẽ làm những công việc gì?

Thông thường, công việc của một CTV là gì? Bao gồm:

  • Đăng bài bán hàng, thực hiện quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,…
  • Phản hồi trực tiếp các vấn đề mà khách hàng thắc mắc thông qua cuộc gọi, tin nhắn.
  • Tham gia vào các buổi livestream bán hàng.
  • Đóng góp ý tưởng xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tuần, hàng tháng với các nhà bán hàng, chủ shop online.
  • Tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa ra hướng đi phù hợp, thúc đẩy bán hàng vượt trội.

Nhìn chung, mọi công việc của cộng tác viên bán hàng online sẽ được chỉ đạo từ một người trong cửa hàng và mức lương họ nhận được sẽ tính theo KPIs hoặc tiền lãi thu về từ doanh số bán ra.

Tìm hiểu thêm: GoSELL cập nhật tính năng Cộng tác viên đa cấp bậc

Quy trình trở thành cộng tác viên bán hàng online

Sau khi đã nắm rõ khái niệm, những lợi thế và rủi ro cũng như các công việc của một CTV là gì. Tiếp theo, hãy cùng GoSELL khám phá quy trình trở thành cộng tác viên bán hàng online sẽ ra sao nhé!

Bước 1, chọn cửa hàng đảm bảo có độ uy tín cao

Điều cốt lõi đầu tiên mà bạn cần nhớ kỹ khi bắt đầu làm cộng tác viên là nên tìm cho mình nhà bán hàng/nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ thật uy tín, có nguồn hàng ổn định. Đặc biệt, bạn cũng nên ưu tiên lựa chọn các cửa hàng có hợp đồng làm việc rõ ràng và đảm bảo họ cung cấp đầy đủ hình ảnh, bài đăng sẵn để bạn tìm kiếm khách hàng thuận lợi hơn.

Bước 2, chọn nguồn hàng chất lượng

Nguồn hàng từ cửa hàng mà bạn dự định đăng ký làm cộng tác viên phải đảm bảo chất lượng, tuyệt đối không cộng tác với các bên bán sản phẩm có chất lượng kém. Hàng hóa khi nhập về và bán ra nên có mức giá phù hợp để thu hút khách hàng hiệu quả.

Nếu được thì bạn nên dành thời gian trải nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra quyết định rao bán chúng. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ tính năng, công dụng mà sản phẩm mang lại, để thêm phần tự tin tư vấn cho khách hàng.

ctv-la-gi-4
Quy trình trở thành cộng tác viên bán hàng online

Bước 3, nắm rõ các thỏa thuận có trong hợp đồng

Bạn cần xem kỹ hợp đồng và nắm rõ các thỏa thuận có trong hợp đồng với bên cửa hàng như tiền cọc, chính sách bán hàng. Việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng mâu thuẫn, rủi ro trong quá trình hợp tác bán hàng.

Bước 4, chủ động sáng tạo và đầu tư vào các bài đăng bán hàng

Bên cạnh phần bài đăng và hình ảnh mà bên cửa hàng cung cấp đến bạn, thì bạn có thể chủ động sáng tạo các nội dung hấp dẫn và đăng lên các kênh bán hàng nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm. Trong đó, việc chia sẻ những nội dung liên quan đến kinh nghiệm hoặc trải nghiệm sử dụng sản phẩm mà bạn bán cũng là một cách hay giúp bạn sớm có được sự tin tưởng từ khách hàng.

Vì sao các chủ shop ngày nay nên tuyển cộng tác viên bán hàng online?

Trong lĩnh vực kinh doanh online, việc tìm kiếm khách hàng luôn là nhu cầu thiết yếu đối với các chủ shop. Nhưng với những thương hiệu vừa mới khởi nghiệp hoặc những thương hiệu có quy mô nhỏ và chi phí hạn hẹp, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng sẽ mất khá nhiều thời gian. Hơn nữa, kinh phí để triển khai các hoạt động tiếp thị, quảng bá cũng rất lớn. Do đó, các chủ shop sẽ có xu hướng tham khảo giải pháp vừa có thể xây dựng đội ngũ bán hàng mà không tốn nhiều chi phí và vừa có thêm lượng khách hàng mới hiệu quả.

Hiểu được nhu cầu trên, khái niệm về cộng tác viên dần dần được hình thành và đã có nhiều doanh nghiệp phát triển dịch vụ xây dựng hệ thống cộng tác viên. Với mục tiêu giúp các nhà bán hàng online có thể dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh, quảng bá thương hiệu đến khách hàng với chi phí tối ưu nhất. Nhờ sự ra đời của dịch vụ trên mà nhu cầu tuyển cộng tác viên của các nhà bán hàng ngày càng tăng cao.

Vậy đối với cửa hàng, chủ shop online có cần lên kế hoạch quản lý CTV hay không?

Câu trả lời chắc chắn là: “Có”. Có thể trong khoảng thời gian đầu số lượng cộng tác viên của cửa hàng chưa nhiều và vẫn nằm trong khả năng kiểm soát được. Nhưng một khi sản phẩm của cửa hàng được đông đảo khách hàng chú ý đến, thì lúc này chủ shop sẽ mong muốn mở rộng hệ thống cộng tác viên để lan tỏa thương hiệu, sản phẩm của mình đến nhiều khách hàng hơn nữa nhằm đạt được con số doanh thu đột phá.

Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định mở rộng hệ thống cộng tác viên, chủ shop cần đảm bảo các công việc như: kiểm soát số lượng cộng tác viên chặt chẽ, nắm rõ chính sách chiết khấu, đơn hàng của từng cộng tác viên để đảm bảo quá trình hợp tác bán hàng bền vững. Để thực hiện được điều này, thay vì quản lý bằng sổ sách, file excel truyền thống, không đảm bảo độ chính xác cao thì chủ shop nên tham khảo các công cụ hỗ trợ quản lý cộng tác viên bán hàng để các công việc được tối ưu tốt nhất.

Một trong các công cụ được nhiều chủ shop tin dùng và đánh giá tích cực, đó là công cụ quản lý cộng tác viên bán hàng của phần mềm GoSELL. Công cụ không chỉ hỗ trợ chủ shop quản lý hệ thống cộng tác viên, chiết khấu, đơn hàng mà còn nhiều hơn thế. Để hiểu rõ những tính năng của công cụ này, cùng tìm hiểu trong phần kế tiếp dưới đây.

Xây dựng và quản lý hệ thống CTV bán hàng hiệu quả với GoSELL

Phần mềm quản lý GoSELL là phần mềm chuyên cung cấp các giải pháp xây dựng hệ thống đa kênh toàn diện, với bộ giải pháp bao gồm: GoWEB (thiết kế website chuẩn SEO); GoAPP (thiết kế app bán hàng); GoPOS (quản lý hoạt động bán lẻ tại quầy); GoSOCIAL (tối ưu quy trình bán hàng trên kênh chat Facebook và Zalo OA); GoLEAD (thiết kế trang landing page); GoCALL (xây dựng đội ngũ telesale). Và đa dạng các tính năng quản lý cùng các công cụ marketing hiện đại tập trung tại một hệ thống duy nhất.

Đặc biệt, khi sử dụng tính năng quản lý cộng tác viên bán hàng của GoSELL, chủ shop có thể:

ctv-la-gi-5
Xây dựng và quản lý hệ thống CTV bán hàng hiệu quả với GoSELL

Tối ưu hóa công việc quản lý cộng tác viên

Bất kỳ ai có mong muốn trở thành cộng tác viên bán hàng, đều có thể đăng ký thông qua website. Lúc này, chủ shop có thể linh hoạt tạo mới hoặc xóa tài khoản cộng tác viên theo ý muốn ngay trên hệ thống GoSELL. Nhờ đó, số lượng cộng tác viên, loại chiết khấu, các đơn hàng đến từ cộng tác viên sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

Mở rộng hệ thống cộng tác viên theo mô hình đa cấp bậc

Để mở rộng mạng lưới giới thiệu sản phẩm của cửa hàng, chủ shop có thể khuyến khích các cộng tác viên hiện tại giới thiệu công việc đến nhiều người khác bằng cách chia sẻ đường link đăng ký, mã giới thiệu,… Sau đó, tính năng sẽ hỗ trợ phân cấp bậc cộng tác viên, giúp cộng tác viên cấp cao hơn có thể quản lý và hưởng hoa hồng từ cộng tác viên cấp dưới.

Quản lý hoa hồng và đơn hàng cộng tác viên chi tiết

Tính năng sẽ hỗ trợ chủ shop cài đặt phần trăm chiết khấu cho cộng tác viên dễ dàng và xác nhận hoặc từ chối hoa hồng đơn hàng chỉ với một cú click chuột. Tính năng cũng sẽ tự động phân khách hàng cho cộng tác viên để họ hưởng hoa hồng khi có đơn hàng mới từ khách. Đồng thời, mọi đơn hàng của cộng tác viên cũng được quản lý chi tiết. Chủ shop có thể phân quyền cho họ lên đơn ngay trên website và chọn các hình thức thanh toán phù hợp.

Thực hiện báo cáo doanh số và thanh toán chiết khấu nhanh chóng

Dựa theo dữ liệu chiết khấu trên hệ thống, chủ shop có thể thực hiện thanh toán chiết khấu cho các cộng tác viên của mình. Toàn bộ lịch sử thanh toán chiết khấu sẽ được lưu trữ theo thời gian cụ thể, chủ shop có thể xem lại hoặc nhập/xuất file báo cáo thanh toán bất kỳ lúc nào.

Kết luận

Như vậy là GoSELL vừa chia sẻ đến bạn các thông tin xoay quanh về CTV là gì cũng như gợi ý giải pháp quản lý CTV dành cho chủ shop online. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, giúp cho những ai muốn gia tăng thu nhập có thể hình dung rõ ràng công việc này để thử sức và giúp cho chủ shop tự tin quản lý hệ thống CTV bán hàng online hiệu quả.

Bài viết cùng chuyên mục