Trang chủ » Bài học kinh doanh » DOL là gì? Công thức tính đòn bẩy kinh doanh DOL

Bài học

DOL là gì? Công thức tính đòn bẩy kinh doanh DOL

1 Tháng Ba, 2024

Trong kinh doanh, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, chẳng hạn như giá thành sản phẩm, chính sách bán hàng, chính sách hỗ trợ,… Bên cạnh đó, các loại đòn bẩy kinh doanh hay DOL cũng được các nhà quản trị chú trọng xem xét. Vậy DOL là gì? Cùng GoSELL tìm hiểu qua bài viết này nhé!

dol-la-gi

DOL là gì?

Để tìm hiểu DOL là gì, hãy cùng xem nó được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh nào nhé. Đó chính là Degree of Operating Leverage, tức tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh. Đây là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt về khía cạnh quản trị tài chính.

Đòn bẩy kinh doanh được hoạt động theo nguyên lý: việc thay đổi cách sử dụng các nguồn chi phí cố định và biến đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổng quan về ba loại đòn bẩy chính trong kinh doanh

DOL là một trong ba loại đòn bẩy chính mà các doanh nghiệp thường xuyên cân nhắc sử dụng. Vậy điểm khác biệt giữa hai đòn bẩy còn lại với DOL là gì?

Đòn bẩy kinh doanh

Định nghĩa DOL là gì

Đòn bẩy kinh doanh là mức độ sử dụng các khoản chi phí cố định để gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Trong đó, chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi hoặc ít thay đổi khi sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ thay đổi.

dol-la-gi-02
Định nghĩa DOL là gì

Công thức tính DOL là gì

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh sẽ đo lường mức độ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu hoặc khối lượng hàng bán. Để tính đòn bẩy kinh doanh, bạn áp dụng công thức như sau:

DOL = Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Tỷ lệ thay đổi của doanh thu hay sản phẩm bán ra = [Q * (p-v)] / [Q * (p-v) – F] = EBIT + F / EBIT

Trong đó:

  • EBIT: lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
  • Q: số lượng sản phẩm đã bán.
  • p: giá bán trên 1 đơn vị sản phẩm.
  • v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm.
  • F: chi phí cố định (không gồm lãi vay).

Ví dụ

Doanh nghiệp may mặc ABC trong năm 2021 có các tiêu chí sau đây (tính theo triệu đồng):

  • Doanh thu: 10.000.
  • Tổng chi phí: 9.000 (cố định: 7000, biến đổi: 2.000).
  • Lợi nhuận trước thuế và lãi: 9.000.
  • Tỷ số đòn bẩy: 0.78.

Tuy nhiên, khi doanh thu doanh nghiệp ABC tăng 50% thì các tiêu chí thay đổi như sau:

  • Doanh thu: 1.5000.
  • Tổng chi phí: 10.000 (cố định: 7000, biến đổi: 3.000).
  • Lợi nhuận trước thuế và lãi: 5.000.
  • Phần trăm EBIT thay đổi: 400%

DOL = (EBIT + F) / EBIT = 8.

Vậy là, nếu doanh thu tăng thêm được 1% thì EBIT sẽ tăng thêm 8% và ngược lại. Đồng thời, với kết quả trên ta cũng thấy được, nếu chi phí cố định càng lớn thì tỷ lệ tăng EBIT càng cao.

Ý nghĩa

  • Đòn bẩy kinh doanh sẽ giúp bạn thấy được mối quan hệ giữa thị trường yếu tố đầu ra với quyết định về quy mô kinh doanh và quyết định đầu tư để sản xuất thêm sản phẩm.
  • Bằng cách phân tích DOL, bạn sẽ có kế hoạch gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhưng vẫn hạn chế các rủi ro khi không tiêu thụ được sản phẩm.

Đòn bẩy tài chính

Định nghĩa

Sau khi hiểu rõ DOL là gì, hãy cùng GoSELL tìm hiểu thêm một loại đòn bẩy khác, đó chính là đòn bẩy tài chính. Khái niệm này thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp để gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính được thể hiện qua hệ số nợ. Chỉ số này càng cao thì đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp ở mức độ cao và ngược lại.

dol-la-gi-3
Đòn bẩy tài chính – Một trong ba đòn bẩy quan trọng nhất trong kinh doanh

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính hệ số đòn bẩy tài chính chính xác nhất

Công thức tính

Để đánh giá mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ hữu (EPS). Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (EPS) do tác động của lợi nhuận trước lãi vay và thuế và được áp dụng theo công thức sau:

DFL = Tỷ lệ thay đổi tỷ suất vốn chủ sở hữu / tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế = [Q * (p-v) – F] / [Q * (p-v) – F-I] = EBIT / (EBIT – I)

Trong đó:

  • EBIT: lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
  • Q: số lượng sản phẩm đã bán.
  • p: giá bán trên 1 đơn vị sản phẩm.
  • v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm.
  • F: chi phí cố định (không gồm lãi vay).
  • I: lãi vay.

Ví dụ

Doanh nghiệp may mặc ABC trong năm 2023 có các tiêu chí sau đây:

  • Tổng sản lượng tiêu thụ (Q): 20.000 áo sơ mi.
  • Chi phí hoạt động biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm (v) là: 50.000 đồng / áo.
  • Đơn giá bán (p): 120.000 đồng / áo.
  • Chi phí cố định (F): 300.000.000đ.
  • Lãi vay phải trả (I): 50.000.000đ.
  • Thuế suất thuế TNDN là 20%.

Vậy đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp là bao nhiêu?

EBIT = [Q * (p-v) – F] = [20.000 * (120.000 – 50.000) – 300.000.000] = 110.000.000.

DFL = [Q * (p-v) – F] / [Q * (p-v) – F- I] = [20.000 * (120.000 – 50.000) – 300.000.000 / [20.000 * (120.000 – 50.000) – 300.000.000 – 50.000.000] = 1,05.

Như vậy, khi mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay = 110.000.000 đồng, nếu doanh nghiệp A tăng 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng 1,05%.

Ý nghĩa

Nếu bạn đang kinh doanh, hãy thường xuyên phân tích đòn bẩy tài chính, bởi vì:

  • Khả năng bù đắp vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.
  • Hạn chế rủi ro mất khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Ý nghĩa và công thức tính tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp

Đòn bẩy tổng hợp

Định nghĩa

Đòn bẩy tổng hợp là sự kết hợp giữa hai dạng đòn bẩy trên nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

dol-la-gi-4
Đòn bẩy tổng hợp là sự kết hợp giữa đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính

Công thức tính

DTL = DOL * DFL = (EBIT + F) / (EBIT – I)

Ví dụ

Doanh nghiệp sản xuất ba lô trong năm 2023 đạt các tiêu chí sau đây:

  • Chi phí hoạt động biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm (v) là: 140.000 đồng / ba lô.
  • Đơn giá bán (p): 200.000 đồng / áo.
  • Chi phí cố định (F): 500.000.000đ.
  • Lãi vay phải trả (I): 100.000.000đ.
  • Thuế suất thuế TNDN là 20%.

Vậy đòn bẩy tổng hợp của doanh nghiệp là bao nhiêu nếu sản lượng là 20.000 chiếc?

EBIT = [Q * (p-v) – F] = [20.000 * (200.000 – 140.000) – 500.000.000] = 700.000.000.

DTL = (EBIT + F) / (EBIT – I) = (700.000.000 + 500.000.000) / ( 700.000.000 – 600.000.000) = 2.

Với chỉ số này, khi doanh thu tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng 2% và ngược lại.

Ý nghĩa

  • Đòn bẩy tổng hợp thể hiện rằng, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi.

Cách sử dụng giải pháp GoSELL để tối ưu đòn bẩy kinh doanh

Tổng quan về giải pháp GoSELL

GoSELL là một trong những giải pháp thương mại điện tử tốt nhất hiện nay của công ty Mediastep Sortware Vietnam, có thể giúp doanh nghiệp của bạn quản trị dễ dàng, vận hành thông suốt và đồng bộ dữ liệu đa kênh từ Online đến Offline (OAO) trên một hệ thống duy nhất.

Hệ sinh thái tất cả trong một – cho bạn một giải pháp kinh doanh đa kênh từ quản lý/ vận hành đồng bộ, Marketing, Remarketing đến chăm sóc khách hàng toàn diện, bao gồm 6 sản phẩm chính:

  • GoWEB: Thiết kế website chỉ với vài thao tác kéo thả.
  • GoAPP: Thiết kế app bán hàng mang thương hiệu riêng.
  • GoPOS: Lên đơn nhanh chóng, quản lý chuyên nghiệp tại cửa hàng.
  • GoSOCIAL: Quản lý tin nhắn và lên đơn trên Facebook và Zalo.
  • GoLEAD: Tạo không giới hạn landing page thu thập thông tin khách hàng.
  • GoCALL: Tích hợp tổng đài ngay trong hệ thống đa kênh.

Toàn bộ dữ liệu về đơn hàng, sản phẩm, tồn kho, khách hàng,… đều được đồng bộ quản lý tại một trang quản trị duy nhất, giúp bạn nâng cao khả năng quản trị, tiết kiệm thời gian khi không phải mở nhiều tab cùng lúc. Bên cạnh đó, GoSELL còn mang đến nhiều tính năng giúp bạn tiếp cận khách hàng và đẩy mạnh Marketing mà bạn có thể tham khảo tại đây: https://gosell.vn/tinh-nang.

Theo dõi các chỉ số tài chính giúp tối ưu đòn bẩy kinh doanh

Một trong những ưu điểm của phần mềm GoSELL là toàn bộ hoạt động kinh doanh tại tất cả các kênh, từ Online (website, app, Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, TikTok Shop, GoMUA) đến Offline (cửa hàng, chuỗi chi nhánh) đều có thể quản lý chính xác trên trang quản trị.

Trong đòn bẩy kinh doanh, một số chỉ số bắt buộc bạn phải nắm rõ để có thể phân tích chuyên sâu như số lượng sản phẩm bán ra, lợi nhuận, doanh thu, lợi nhuận sau thuế, thuế, giá vốn sản phẩm, giá bán sản phẩm,… Tất cả chỉ số này đều được thể hiện rõ ràng và chi tiết trong mục Phân tích báo cáo của GoSELL. Đặc biệt, bạn có thể theo dõi theo từng nền tảng bán hàng, kênh bán hàng, chi nhánh,… để biết được nền đầu tư và phát triển kinh doanh ở đâu là tốt nhất.

dol-la-gi-5
Theo dõi các chỉ số tài chính giúp tối ưu đòn bẩy kinh doanh với phần mềm GoSELL

Bên cạnh đó, với các loại chi phí như chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê mặt bằng, phí bán hàng, tiền lương nhân viên,… bạn cũng có thể theo dõi và quản lý trong tính năng Sổ quỹ. Chi phí cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng cần xem xét nếu bạn muốn tối ưu đòn bẩy kinh doanh như trong phần DOL là gì chúng tôi đã nói qua.

Kết luận

GoSELL hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ DOL là gì nói riêng và các loại đòn bẩy trong kinh doanh nói chung để có thể vận dụng các công cụ này nhuần nhuyễn trong việc phân tích và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm vừa hỗ trợ đẩy mạnh bán hàng, vừa cung cấp dữ liệu phân tích tài chính chuyên nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Bài viết cùng chuyên mục