Trang chủ » Bài học kinh doanh » EBIT là gì? Chỉ số EBIT đóng vai trò như thế nào trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Bài học

EBIT là gì? Chỉ số EBIT đóng vai trò như thế nào trong phân tích tài chính doanh nghiệp

11 Tháng Mười Hai, 2023

Xác định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp không phải là một công việc dễ dàng. Nó là cả một quá trình thu thập dữ liệu, nghiên cứu và phân tích các chỉ số tài chính như doanh thu (Revenue), lợi nhuận (Profit), chi phí (Expense) và đặc biệt là EBIT. Vậy EBIT là gì? Tại sao chỉ số này được người sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính quan tâm? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

EBIT là gì?

EBIT là gì hay lợi nhuận trước thuế là gì là một khái niệm quan trọng trên bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vậy thuật ngữ này có thể được hiểu như thế nào?

EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) là một chỉ số tài chính được dùng đo lường toàn bộ lợi nhuận của một doanh nghiệp trước khi tính đến thuế và chi phí lãi vay. Nhiệm vụ của EBIT là loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các doanh nghiệp.

Trong đó: 

  • Interest là chỉ số lãi vay và liên quan trực tiếp đến nợ vay và cấu trúc vốn. 
  • Taxes là yếu tố liên quan đến thuế, để xem doanh nghiệp có được ưu đãi về thuế hay không. 

Nếu EBIT lớn hơn 0 có nghĩa là doanh thu tạo ra bù đắp được các khoản chi phí và doanh nghiệp có lợi nhuận. Ngược lợi EBIT nhỏ hơn 0 cho thấy doanh thu tạo ra không bù đắp nổi các khoản chi phí phát sinh trong kỳ và doanh nghiệp đang bị lỗ. 

Có thể nói EBIT là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được rất nhiều đối tượng quan tâm từ nhà quản trị doanh nghiệp, chủ nợ, người lao động đến chủ đầu tư,…

EBIT là gì?
EBIT là gì?

Hướng dẫn cách tính chỉ số EBIT cho doanh nghiệp

Sau khi để hiểu rõ EBIT là gì, tiếp đến GoSELL sẽ hướng dẫn bạn cách tính chỉ số này đơn giản nhất nhé.  

EBIT là chỉ tiêu mã số 50 trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính. Để tính chỉ số EBIT, ta có thể sử dụng 2 công thức sau đây: 

Công thức 1

EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí vốn hàng bán – Chi phí hoạt động

Trong đó: 

  • Doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp đạt được thông qua hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Chi phí vốn hàng bán hay giá vốn hàng bán là chi phí phục vụ cho việc sản xuất hoặc mua sắm hàng để bán.
  • Chi phí hoạt động bao gồm các loại chi phí như chi phí quản lý, chi phí hành chính hay chi phí tiếp thị,…

Tham khảo thêm: Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn chuẩn chỉnh trong kinh doanh

Công thức 2

EBIT = Lợi nhuận gộp – Chi phí hoạt động

Trong đó: 

  • Lợi nhuận gộp là tổng doanh thu đã trừ đi chi phí vốn hàng bán.
  • Chi phí hoạt động bao gồm các loại chi phí như chi phí quản lý, chi phí hành chính hay chi phí tiếp thị,..

So sánh hai công thức tính EBIT

Với cả hai công thức trên, bạn đều có thể tính chỉ số EBIT vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, công thức 1 cung cấp cái nhìn tổng quát hơn về lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, công thức 2 sẽ tập trung vào hơn vào lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bỏ đi các chi phí quản lý, hành chính hay tiếp thị,… Việc lựa chọn công thức nào sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của doanh nghiệp. 

Ví dụ về cách tính EBIT

Để hiểu thêm về cách tính EBIT, chúng ta sẽ cùng tham khảo một ví dụ nhỏ sau đây:

Một công ty Y có tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh là 300 tỷ; chi phí cho các hoạt động quản lý, hành chính và tiếp thị là 100 tỷ; hàng bán là 50 tỷ. Áp dụng công thức, ta tính được:

EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí vốn hàng bán – Chi phí hoạt động = 300 – 50 – 100 = 150 tỷ.

Ý nghĩa của chỉ số EBIT là gì?

Hiểu được ý nghĩa của chỉ số EBIT là gì đối với từng đối tượng sẽ giúp bạn vận dụng chỉ số này một cách tốt hơn theo từng mục tiêu cụ thể. 

Đối với nhà quản trị

EBIT được đánh giá là một trong những chỉ số quan trọng trong đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi đã trừ đi toàn bộ chi phí phát sinh, từ đó cung cấp bức tranh toàn diện hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 

Với các nhà quản trị là những người trực tiếp tham gia điều hành và chịu trách nhiệm về hình hình hoạt động của doanh nghiệp, thì thông qua số liệu EBIT qua các kỳ, mức độ biến động tuyệt đối và tương đối giữa các kỳ để dự đoán những xu hướng biến động của EBIT trong thời gian tới. Đồng thời, kết hợp mục tiêu của các chiến lược đề ra để điều chỉnh sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, EBIT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc so sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và lĩnh vực kinh doanh. Trong trường hợp muốn so sánh với các doanh nghiệp khác quy mô nhưng cùng ngành, bạn nên tham khảo một số chỉ số tài chính khác như ROS (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), chỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). 

Đối với nhà quản trị
Đối với nhà quản trị

Đối với chủ đầu tư

Hiểu được ý nghĩa của EBIT là gì đối với các chủ đầu tư cũng tương đối quan trọng. Vì đây là những đối tượng không tham gia trực tiếp vào bộ máy điều hành của doanh nghiệp nhưng muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lợi từ doanh nghiệp. Nên họ thường phân tích chỉ số EBIT để tìm ra những cơ hội kinh doanh tiềm năng trong ngắn và dài hạn.

VÍ dụ, các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán có tình hình kinh doanh tăng trưởng ổn định đều có thể làm giá cổ phiếu tăng. Nắm lấy cơ hội này, các nhà đầu tư có thể mua đúng thời điểm để có lời khi cổ phiếu tăng mạnh. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn có thể so sánh chỉ số EBIT giữa các doanh nghiệp để đánh giá xem liệu công ty nào tiềm năng và đáng để đầu tư hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kể cả khi doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm hoặc ít hơn các doanh nghiệp khác cũng không có nghĩa nó không đáng để đầu tư. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp đang trong giai đoạn mở rộng nhà xưởng, mở rộng thị trường hoặc hạ giá bán sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Lúc này, nhà đầu tư hãy theo dõi định hướng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như một số yếu tố bên ngoài chẳng hạn như tỷ lệ lạm phát, để đưa ra quyết định cho hợp lý. 

Đối với chủ đầu tư
Đối với chủ đầu tư

Đối với các đối tượng khác

Ngoài ra đối tượng chính trên thì một số đối tượng sau đây cũng cần quan tâm đến lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp: 

  • Với các chủ nợ: đây là cơ sở để các chủ nợ (ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhà cung cấp,…) xem xét và cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tình hình hoạt động kinh doanh tốt cũng phần nào đảm bảo được khả năng thanh toán, trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp. 
  • Với nhà nước: chẳng hạn như cục thuế thì chỉ số này có thể phản ánh số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ. Đồng thời, đây là cơ sở để cơ quan nhà nước đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời, chẳng hạn như miễn giảm thuế do ảnh hưởng của dịch bệnh. 

Làm thế nào để quản lý chỉ số EBIT hiệu quả?

Do bản chất của chỉ số EBIT là phản ánh tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ nên nó không phản ánh những rủi ro tiềm tàng trong tương lai. 

Tuy vậy, trong mục thuyết minh Báo cáo tài chính sẽ có những mục khác cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp sau kỳ kế toán đó. 

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng EBIT là một chỉ số tài chính vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, chủ doanh nghiệp kinh doanh có thể xem xét các chỉ số tài chính bất cứ lúc nào ngay trên hệ thống quản lý mà không cần phải chờ đợi bộ phận kế toán tổng hợp như lúc trước. Trong đó, GoSELL được xem là giải pháp toàn diện, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý bán hàng, đẩy mạnh marketing và chăm sóc khách hàng mà còn phân tích báo cáo kinh doanh toàn diện.

Tham khảo thêm: Phương pháp giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tiết kiệm nhất

Theo dõi các chỉ số tài chính của doanh nghiệp một cách toàn diện với tính năng Phân tích báo cáo của GoSELL

Phân tích báo cáo là một trong những tính năng vô cùng hữu ích được GoSELL tích hợp ngay trên hệ thống quản lý bán hàng của mình, cho phép các doanh nghiệp / nhà bán hàng có thể dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian xác định, nhằm đưa ra những quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất.

Theo dõi các chỉ số tài chính của doanh nghiệp
Theo dõi các chỉ số tài chính của doanh nghiệp cùng GoSELL

Tính năng Phân tích báo cáo có thể hỗ trợ 

  • Theo dõi báo cáo doanh thu trên từng kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA, Tiktok Shop), theo từng nền tảng (Website, app bán hàng, mạng xã hội) và từng chi nhánh.
  • Dễ dàng theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo (doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng).
  • Cho phép theo dõi các chỉ số sau trên báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ (doanh thu của tất cả dịch vụ, doanh thu dịch vụ đã hoàn thành, giá trị trung bình của tất cả dịch vụ, doanh thu chờ xử lý,…)
  • Cho phép xem báo cáo doanh thu theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).
  • Lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng (mới, đã giao, đã hủy) hoặc theo phương thức thanh toán của đơn hàng. 
  • Phân tích doanh thu, lợi nhuận theo từng khu vực cụ thể giúp ích cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng phát triển thị trường.
  • Thống kê những sản phẩm bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định.
  • Báo cáo doanh số bán hàng của từng nhân viên theo đơn hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc nhất.

Kết luận

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong EBIT là gì, ý nghĩa và công thức tính EBIT chính xác cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp vừa hỗ trợ bán hàng vừa phân tích tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện thì chắc chắn GoSELL sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Liên hệ ngay với GoSELL theo số hotline (028)73030800 hoặc email hotro@gosell.vn để được tư vấn trực tiếp nhé.

Bài viết cùng chuyên mục