Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Nâng cao tương tác giữa khách hàng và thương hiệu với gamification marketing

Kiến thức

Nâng cao tương tác giữa khách hàng và thương hiệu với gamification marketing

3 Tháng Mười Hai, 2023

Gamification được xem là xu hướng phổ biến trong các hoạt động marketing hiện nay. Vậy gamification là gì? Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa khách hàng và thương hiệu với gamification? Trước tiên hãy cùng tìm hiểu Gamification là gì nhé!

Nâng cao tương tác giữa khách hàng và thương hiệu với gamification marketing

Gamification là gì ?

Gamification hay còn được biết đến là “game hóa” là việc ứng dụng một cách thực tế những cơ chế của game vào hoạt động marketing, giáo dục hay quản trị. Việc ứng dụng khéo léo các cơ chế hoạt động của trò chơi như một hệ thống: nhiệm vụ, tạo sự may mắn, tiến triển, thành quả đạt được,… sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy thú vị, từ đó giúp thương hiệu của bạn khắc sâu vào tâm trí khách hàng (Mind of customer).

Hiểu đơn giản game hóa là một quá trình ứng dụng kỹ thuật trong game như: cách thức, luật chơi (điểm, huy hiệu, bảng xếp hạng,…) tích hợp vào: ứng dụng mobile, website, social marketing,… nhằm tăng lượng người dùng tham gia. 

Game hóa có thể ứng dụng thành phần trò chơi vào các lĩnh vực như: marketing, truyền thông, thiết kế, văn hóa doanh nghiệp hay phát triển phần mềm.

Lợi ích khi sử dụng marketing gamification

Chiến lược này đã giúp mang lại hiệu quả đáng kể cho thương hiệu trong việc đạt được mục tiêu của mình, ví dụ như: 

  • Dự án tìm kiếm ý tưởng từ cộng đồng của Volkswagen Trung Quốc khi ứng dụng game hóa, đã giúp độ lan truyền trở nên mạnh mẽ. Kết quả là Volkswagen đã nhận hơn 33 triệu lượt truy cập và thu về 120.000 ý tưởng. 
  • Ford Motors đã tăng doanh số bán hàng lên hơn 8 triệu đô la và tăng số lượt thích trên Facebook lên 600% thông qua việc sử dụng Gamification.

Với những số liệu này chứng tỏ rằng Gamification và marketing là một sự kết hợp tuyệt vời. Và một số lợi ích mà chiến dịch này mang lại có thể kể đến như:

Lợi ích khi sử dụng marketing gamification
Lợi ích khi sử dụng marketing gamification

Gia tăng tương tác của người dùng với thương hiệu

Việc xây dựng trò chơi hấp dẫn trên website, bạn có thể níu chân khách hàng và thôi thúc họ chia sẻ đến với bạn bè của mình. Từ đó, giúp nâng cao lượt truy cập cho website của bạn.

Thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi

Khi mức độ tương tác tăng lên cũng đồng nghĩa với việc đơn hàng của bạn tăng lên nhanh chóng. Mặc dù không phải lúc nào chiến dịch cũng có thể diễn ra đúng như vậy. Nhưng với việc ứng dụng game hóa thì điều sẽ có khả năng xảy ra cao hơn. 

Nguyên nhân là do game hóa có khả năng truyền tải thông điệp tự nhiên, gần gũi, không mang tính gượng ép, bắt buộc. Qua đó, giúp khách hàng có thể dễ dàng nhớ về thông điệp hơn, và đem lại cho họ những cảm xúc tích cực. Khi đó, việc chuyển thành hành động là điều sớm muộn.

Tỷ lệ chuyển đổi có thể tăng lên nhiều lần nếu trò chơi được tích hợp thêm các phần quà là mã giảm giá, quà tặng,… Ngoài ra, thương hiệu cũng có thể tích hợp thêm một chương trình xúc tiến bán đặc biệt để kích thích tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.

Tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Một trong những cách giữ chân khách hàng hiệu quả là việc ứng dụng chiến lược game hóa bởi:

  • Mang lại cho khách hàng những giá trị tích cực: Ngoài ra, hình thức này cũng mang lại cho bạn cơ hội để tri ân và giữ chân khách hàng bằng các chương trình tích điểm đổi quà, xếp hạng thành viên,… Cách làm này khiến khách hàng cảm thấy mình trở nên quan trọng hơn, giống như một phần của doanh nghiệp.
  • Khiến khách hàng cảm thấy gần gũi: Khách hàng thích thú với các trò chơi của thương hiệu, thường xuyên ghé chơi để duy trì trạng thái và vị trí của mình trong trò chơi. Khi tương tác đủ lâu, khách hàng sẽ có cảm giác quen thuộc và gần gũi với thương hiệu. 

Qua đó, khi có nhu cầu mua hàng, khách hàng có thể nhanh chóng nhớ và lựa chọn thương hiệu của bạn.

Thu thập thông tin khách hàng

Thu thập thông tin hành vi khách hàng: Thông qua gamification marketing, thương hiệu có thể thấy được những tương tác của khách hàng với trò chơi. Qua đó, biết được sở thích của họ, họ không thích gì, loại phiếu giảm giá nào được họ quan tâm nhất,…Tất cả các dữ liệu về hành vi của khách hàng đều được ghi lại và có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới việc thành công của các chiến dịch marketing trong tương lai.

Thu thập thông tin cá nhân của khách hàng: Từ xưa đến nay, việc thu thập hay xin thông tin cá nhân của khách hàng luôn là vấn đề nhạy cảm và khó khăn nhất. Tuy nhiên, bằng việc sử gamification marketing có thể khiến khách hàng để lại thông tin của mình một cách tình nguyện và vui vẻ. 

Xem thêm: Cách thu thập và quản lý thông tin khách hàng hiệu quả nhất

Dễ dàng đo lường hiệu quả

Trò chơi được tạo ra bởi thương hiệu, do đó mọi phần thưởng hay các quyết định đều nằm trong phạm vi quyền hạn của doanh nghiệp mà không bị ràng buộc bởi một bên nào khác. 

Doanh nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát và đo lường hiệu quả chiến dịch như số người truy cập, số lượt chia sẻ, số người tham gia,…

Nguyên tắc xây dựng chiến dịch Gamification Marketing

Nguyên tắc xây dựng chiến dịch Gamification Marketing
Nguyên tắc xây dựng chiến dịch Gamification Marketing

Không phải chiến lược game hóa trong marketing nào cũng sẽ mang lại thành công cho nhãn hàng. Để có một chiến dịch tốt, đạt độ lan tỏa cao, bạn cần nắm được những nguyên tắc nhất định. Vậy thì những nguyên tắc cần chú ý trong khi xây dựng kế hoạch marketing game hóa là gì?

Xác định đúng chân dung khách hàng

Trước khi lập kế hoạch marketing game hóa, bộ phận thực hiện marketing cần xác định được khách hàng mà chiến dịch hướng đến là ai. Tức là bạn cần phải trả lời được những câu hỏi sau: 

  • Chiến dịch hướng đến những khách hàng có đặc điểm như thế nào (Về độ tuổi, giới tính, thói quen tiêu dùng, sinh hoạt,…)?
  • Nền tảng nào có thể sử dụng để tiếp cận khách hàng?
  • Khách hàng dễ bị thu hút bởi hình ảnh, biểu tượng nào?

Thông qua việc thấu hiểu được đặc điểm của khách hàng, bạn mới có thể xây dựng kịch bản trò chơi phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể ứng dụng những thông tin này nhằm xây dựng cộng đồng hay kết nối hội nhóm người chơi với nhau. Việc này cũng sẽ giúp nâng cao sự tương tác giữa người dùng và đồng thời tăng độ phổ biến cho game. 

Xem thêm: Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu chuẩn chỉnh nhất hiện nay

Xây dựng độ khó và cơ chế trò chơi phù hợp

Điểm mấu chốt của các chiến lược game hóa chính là thỏa mãn tâm lý khách hàng khi họ hoàn thành thử thách và độ khó vừa sức để nhận được phần thưởng. Do đó, nếu trò chơi được thiết kế quá đơn giản hoặc phức tạp quá sẽ không thể kích thích khách hàng tham gia. 

Trong quá trình xây dựng kịch bản trò chơi, bạn cần đảm bảo các yếu tố: 

  • Cơ chế trò chơi minh bạch, dễ hiểu: Các quy định về luật chơi, phần thưởng cần được nêu rõ nhằm gây dựng được lòng tin với khách hàng.
  • Độ khó tăng dần qua các màn chơi: Điều này giúp não bộ khách hàng tiếp nhận kích thích một cách liên tục, có tần suất tăng dần, khách hàng sẽ ở lại trò chơi lâu hơn.
  • Phần thưởng có giá trị tăng dần: Tương ứng với độ khó tăng dần của trò chơi, giá trị phần thưởng cũng cần được nâng lên để thỏa mãn kỳ vọng của người chơi.

Phần thưởng cần khuyến khích người chơi mua hàng/sử dụng dịch vụ

Mục đích cuối cùng của Gamification Marketing vẫn là nâng cao doanh số và độ nhận diện của thương hiệu. Chính vì vậy, khuyến khích người dùng sử dụng dịch vụ, lan tỏa thương hiệu doanh nghiệp thông qua phần thưởng là vô cùng cần thiết. 

Hình thức trao thưởng nên áp dụng trong Gamification Marketing là gì? Doanh nghiệp có thể khuyến khích người tiêu dùng trải nghiệm, chia sẻ về dịch vụ thông qua:

  • Tặng thêm chiết khấu, phần quà nếu người chơi theo dõi tài khoản mạng xã hội hoặc chia sẻ thông tin của nhãn hàng về trang cá nhân,…
  • Tặng phần thưởng gồm voucher giảm giá, phiếu ưu đãi khi mua hàng,…
  • Tặng trực tiếp sản phẩm hoặc một buổi trải nghiệm dịch vụ miễn phí của nhãn hàng. 

Hiện nay, để nói đến sự thành công của các chiến dịch marketing thì không thể nào không nói đến sự hỗ trợ của các công cụ nhằm tối ưu các chiến dịch. Vậy những công cụ marketing sẽ giúp gì cho các doanh nghiệp? Cùng theo dõi trong bài viết tiếp theo nhé!

Ứng dụng các công cụ hỗ trợ nhằm tối ưu marketing gamification với GoSELL 

Ứng dụng các công cụ hỗ trợ nhằm tối ưu marketing gamification với GoSELL 
Ứng dụng các công cụ hỗ trợ nhằm tối ưu marketing gamification với GoSELL

Bộ công cụ Marketing tự động với phần mềm quản lý bán hàng GoSELL với mục đích duy trì mối quan giữa doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng. Phần mềm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giao tiếp, theo dõi từng phân khúc và đối tượng khách hàng, dễ dàng chăm sóc và gửi các chiến dịch cho từng nhóm đối tượng.

Thu thập thông tin khách hàng mục tiêu

Với tính năng CRM giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau trên một hệ thống quản trị duy nhất. Dễ dàng phân nhóm tệp khách hàng, hỗ trợ hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và Marketing / Remarketing.

Nâng cao khả năng tương tác

Email marketing là phương tiện giúp doanh nghiệp kết nối và giữ chân khách hàng hiệu quả, nếu biết cách ứng dụng vào chiến dịch thì nó sẽ mang lại cho bạn một chiến dịch marketing hiệu quả. Với tính năng Email marketing của GoSELL cho phép bạn tạo các thông điệp về chiến dịch game hóa và gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng tham gia chương trình. Thông qua đó giúp cải thiện các chiến dịch tiếp thị nhằm đẩy mạnh doanh thu hiệu quả. Thậm chí bạn còn có thể đính kèm link sản phẩm và các chương trình khuyến mãi để tăng thêm sự thu hút cho khách hàng.

Ngoài ra, GoSELL còn cung cấp tính năng tạo Landing page, giúp bạn có thể xây dựng thông điệp về minigame trong chiến dịch gamification và đưa nó đến gần với khách hàng, thu hút người tham gia nhiều hơn. Qua đó có thể thu thập được thông tin khách hàng và lưu trữ tại CRM nhằm phục vụ cho remarketing và chăm sóc khách hàng.

Xây dựng chương trình loyalty gamification

Với tính năng khách hàng thân thiết của GoSELL giúp bạn tạo nhiều cấp độ khách hàng thành viên và tích lũy điểm thưởng, kích thích hành vi mua sắm của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì lòng trung thành từ họ, nhờ đó gia tăng doanh số và quảng bá thương hiệu hiệu quả.

Tạo mã ưu đãi giảm giá để kích thích khách hàng tham gia gamification 

Với tính năng này, người kinh doanh cũng có thể cài đặt các ưu đãi, chiết khấu, giảm giá phù hợp với mỗi cấp độ, giúp khách hàng luôn có lý do để quay lại mua và nâng cao lòng trung thành. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng tính năng tạo mã ưu đãi giảm giá để kích thích khách hàng tham gia trò chơi.

Đo lường hiệu quả của chiến dịch

  • Google Analytics hỗ trợ thu thập thông tin và phân tích hành vi khách hàng trên website / app bán hàng thông qua các chỉ số, báo cáo cụ thể.
  • Google Tag Manager cho phép quản lý các thẻ tiếp thị kỹ thuật số thay vì cài đặt trực tiếp vào website / app bán hàng, giúp tốc độ tải trang nhanh hơn.
  • Thu thập dữ liệu người dùng, đo lường hiệu suất chạy Facebook Ads với Facebook Pixel.

Trên đây là những chia sẻ của GoSELL đến bạn những thông tin về Gamification. Có thể thấy đây là hình thức marketing mang đến cho các doanh nghiệp những hiệu ứng tích cực về tương tác khách hàng, quảng bá thương hiệu nhằm gia tăng doanh thu.

Bài viết cùng chuyên mục