Trang chủ » Bài học kinh doanh » Khái niệm, tầm quan trọng và các kênh social network phổ biến hiện nay

Bài học

Khái niệm, tầm quan trọng và các kênh social network phổ biến hiện nay

5 Tháng Chín, 2023

Social network đã phát triển từ rất sớm và đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng với mục đích truyền tải những thông tin thực tế, chính xác đến người dùng trong một cộng đồng. Vậy cụ thể social network là gì? Các kênh social network nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!

Khái niệm, tầm quan trọng và các kênh social network phổ biến hiện nay

Khái niệm về social network

Social network hay còn gọi là mạng xã hội, là một môi trường giao tiếp cho phép người dùng tương tác và liên lạc với nhau bằng nhiều hình thức (như nhắn tin, gọi điện,…). Hơn thế nữa, mạng xã hội còn mang đến nhiều cơ hội kinh doanh, tiếp thị vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp.

Khái niệm về social network
Khái niệm về social network

Các tính năng cơ bản của social network

Bên cạnh khái niệm, bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số tính năng cơ bản của social network, gồm có:

  • Tích hợp tính năng chat trực tuyến (gửi tin nhắn thoại hoặc gửi tin nhắn văn bản), video call.
  • Cho phép đăng tải và chia sẻ các tập tin, nội dung cơ bản như video, hình ảnh, link và các loại định dạng dữ liệu khác.
  • Tích hợp các chức năng mang tính tương tác như like, share, comment bài viết bất kỳ.
  • Hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin, tạo các trang cộng đồng, các group riêng tư hoặc công khai.
  • Hỗ trợ tạo ra các bài viết note và chèn đường dẫn một cách linh hoạt.

Vai trò của social network đối với người dùng nói chung và doanh nghiệp nói riêng

Sử dụng social network, cả người dùng và doanh nghiệp đều nhận được những lợi ích như sau:

Đối với người dùng nói chung

Các kênh mạng xã hội có khả năng giao tiếp tức thời, nghĩa là thay vì trước đây người dùng thường phải liên hệ với nhau thông qua điện thoại. Thì ngày nay chỉ cần có kết nối internet, là họ đã có thể thoải mái trò chuyện cùng bạn bè, gia đình, đồng nghiệp bất kỳ lúc nào.

Hơn thế nữa, nếu trước đây người dùng thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc,… để tìm kiếm thông tin. Thì hiện nay, họ đã có thể làm được điều này ngay trên các kênh mạng xã hội.

Đối với người dùng nói chung
Đối với người dùng nói chung

Đối với các doanh nghiệp, thương hiệu

Các kênh mạng xã hội cũng là nơi giúp doanh nghiệp thực hiện kết nối, tương tác với người dùng và ngược lại, giúp người dùng dễ dàng tương tác với các doanh nghiệp mà họ yêu thích. Đặc biệt, bạn cũng có thể tận dụng sức hút của các kênh mạng xã hội để triển khai các chiến dịch marketing. Nhằm gây sự chú ý của khách hàng và góp phần thúc đẩy họ đưa ra quyết định chốt đơn nhanh chóng.

Xem thêm: Người Việt dành ra hàng nghìn tỷ đồng cho quảng cáo mạng xã hội

Điểm khác biệt giữa social network và social media

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn có không ít người còn nhầm lẫn giữa social network và social media. Nếu xem xét kỹ về mặt bản chất, thì hai loại hình này vẫn có những điểm khác biệt nhất định:

  • Social media được tạo nên từ những chức năng đặc trưng của social network. Nhưng điểm cốt lõi của social media nằm ở chức năng liên kết người dùng từ nhiều cộng đồng, nhiều nền tảng khác nhau.
  • Trong khi đó, social network chỉ tập trung liên kết cộng đồng người dùng trong cùng một nền tảng. Do đó, những người dùng từ các kênh mạng xã hội khác nhau sẽ gặp rào cản trong quá trình kết nối. Chẳng hạn như một người dùng Facebook thì không thể liên hệ trực tiếp với người dùng Twitter qua Facebook được.

Mặc dù vậy, social network lại đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động của social media, hay nói cách khác cả hai tuy khác biệt nhưng lại bổ trợ và hoàn thiện cho nhau.

Xem thêm: Social media marketing là gì? 6 bước xây dựng chiến lược hiệu quả

Top 4 kênh social network phổ biến hiện nay

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan về social network. Tiếp theo, GoSELL sẽ gợi ý đến bạn một số kênh mạng xã hội phổ biến mà bạn có thể tham khảo để vận hành kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị của mình.

Mạng xã hội Facebook

Facebook là một trong những trang mạng xã hội lớn và phổ biến nhất đối với hầu hết người dùng internet trên toàn thế giới. Ngoài việc cung cấp các tính năng quảng cáo hữu ích, Facebook còn hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm chi phí tiếp thị và gia tăng các đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Tăng khả năng kết nối với các đối tượng khách hàng cũ, khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng.
  • Dựa trên các dữ liệu và thông tin chi tiết để tạo cho người dùng những trải nghiệm thú vị, cùng những giá trị phong phú.

Tuy nhiên, khi thực hiện quảng bá, tiếp thị trên Facebook thì bạn cũng cần lưu ý tối ưu quy trình phản hồi các tin nhắn, comment của khách hàng. Vì nếu họ phải chờ đợi quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng trải nghiệm bị đứt gãy, và khi họ đã có trải nghiệm không tốt tại doanh nghiệp thì những cảm nhận tiêu cực cũng sẽ được truyền tải đến những người khác.

Do đó, để ngăn chặn tình trạng trên xảy ra, bạn nên ứng dụng công nghệ vào quy trình phản hồi khách hàng. Trong đó, phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook (và Zalo) GoSOCIAL sẽ là giải pháp thích hợp dành cho bạn. Khi sử dụng GoSOCIAL, bạn sẽ nhận được các lợi ích sau:

Top 4 kênh social network phổ biến hiện nay
Top 4 kênh social network phổ biến hiện nay

Tương tác với khách hàng 24/7

Để gia tăng cũng như duy trì kết nối với khách hàng, GoSOCIAL sẽ thực hiện liên kết các Fanpage Facebook của bạn về một trang quản trị duy nhất. Nhờ đó, bạn có thể phản hồi tin nhắn của khách hàng trên nhiều Fanpage cùng lúc.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thiết lập chiến dịch chatbot – trả lời tin nhắn tự động và tự động phản hồi comment trên bài viết khi tin nhắn của người dùng thỏa các điều kiện mà bạn thiết lập trước đó. Kết hợp thiết lập chiến dịch Facebook Broadcast để truyền tải những thông tin về sản phẩm, gửi các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, mã giảm giá,… đến khách hàng để phục vụ cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

Lưu trữ thông thông khách hàng để hỗ trợ cho quá trình vận đơn

Trong quá trình phản hồi khách hàng, bạn có thể khuyến khích họ để lại thông tin liên hệ để thuận tiện cho việc chuẩn bị và lên đơn. Mọi thông tin bạn thu thập được, bạn có thể lưu trữ vào hệ thống CRM để thống kê, phân tích và phân nhóm khách hàng dựa theo các tiêu chí khác nhau.

Điều này nhằm phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng sau khi mua sắm, hoặc thực hiện các chiến dịch tiếp thị lại được tốt hơn. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ xử lý và hạn chế tối đa tình trạng bỏ sót đơn hàng. Đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng trong thời gian dự kiến.

Mạng xã hội chia sẻ video Youtube

Với những thành công vang dội ban đầu, Youtube không khó để vươn lên trở thành mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất toàn cầu. Theo đó, Youtube không chỉ đơn thuần là một nền tảng giải trí mà còn cho phép người dùng chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm đến cộng đồng người dùng internet.

Sở hữu số lượng người dùng khổng lồ, Youtube đang góp phần thay đổi xu hướng giải trí và lăm le thế chỗ hình thức truyền hình truyền thống. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp, thương hiệu có thể khám phá và khai thác để mang về nguồn doanh thu vượt trội.

Mạng xã hội Linkedin

Linkedin là kênh mạng xã hội kế tiếp mà GoSELL muốn đề cập, với kênh này doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng, định vị thương hiệu cho doanh nghiệp tốt hơn,… Ngoài ra, Linkedin còn giúp doanh nghiệp:

  • Dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt những xu hướng thị trường mới nhất.
  • Khả năng được tiếp cận với những nhà lãnh đạo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Hỗ trợ xây dựng và duy trì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh.

Mạng xã hội Twitter

Twitter là kênh social network giúp tạo ra các mối quan hệ và nâng cao nhận thức kinh doanh cho nhiều người. Không những vậy, kênh còn giúp doanh nghiệp:

  • Cập nhật thông tin và theo dõi các đối thủ cạnh tranh dễ dàng.
  • Kết nối với thị trường mục tiêu bằng cách nhận tương tác trong mục chat của Twitter.
  • Thông qua hashtag để kết nối với những người có cùng sở thích.
  • Cập nhật thông tin và những người mang lại giá trị cho doanh nghiệp bằng danh sách Twitter.
  • Hỗ trợ trả lời câu hỏi, thắc mắc của khách hàng nhanh chóng.

Tham khảo thêm một số giải pháp, công cụ khác của GoSELL

Vừa rồi GoSELL đã đề cập đến bạn 4 “ông lớn” trong mảng social network, cùng với giải pháp GoSOCIAL giúp bạn tận dụng sức mạnh của việc kết nối để lan tỏa thông điệp về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Song song đó, bạn có thể tham khảo thêm các giải pháp khác của GoSELL gồm:

Tham khảo thêm một số giải pháp, công cụ khác của GoSELL
Tham khảo thêm một số giải pháp, công cụ khác của GoSELL
  • GoWEB hỗ trợ thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử.
  • GoAPP hỗ trợ thiết kế ứng dụng bán hàng tương thích trên cả hai hệ điều hành Android & iOS.
  • GoPOS hỗ trợ quản lý toàn bộ hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp chỉ trên một hệ thống duy nhất.
  • GoLEAD hỗ trợ thiết kế các trang landing page bán hàng, quảng cáo không giới hạn.
  • GoCALL hỗ trợ xây dựng đội ngũ telesale chuyên nghiệp, để cung cấp đến khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất.

Cùng với các tính năng đồng bộ quản lý và công cụ marketing, tất cả đều được quản lý tập trung tại một nơi. Bằng cách này, bạn vừa có thể mở rộng quy mô kinh doanh của mình, mà vừa có thể tiếp cận khách hàng trên đa kênh. Nhờ đó, bạn sẽ thu hút được một lượng khách hàng đông đảo từ online đến offline và tạo ra bước nhảy vọt trong việc thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin về social network mà GoSELL tổng hợp trong bài viết, sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích để biết cách áp dụng vào hoạt động kinh doanh thật phù hợp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến đội ngũ của GoSELL để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!

Tags:

Bài viết cùng chuyên mục