Trang chủ » Bài học kinh doanh » Launching là gì? Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thành công

Bài học

Launching là gì? Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thành công

6 Tháng Mười Hai, 2023

Làm thế nào để quảng bá sản phẩm mới vừa ra mắt đến với đông đảo người tiêu dùng, đây có lẽ là băn khoăn của khá nhiều doanh nghiệp. Để có một kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thành công thì trước tiên bạn cần làm rõ được vấn đề Launching là gì?

Launching là gì? Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thành công

Launching là gì?

Launching là gì có lẽ là thắc mắc của nhiều người khi nghe đến, nó được định nghĩa là ra mắt. Launching sản phẩm chính là việc các doanh nghiệp thực hiện các công tác chuẩn bị để đưa sản phẩm mới của doanh nghiệp đến với thị trường. Đây là hình thức được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích tạo được sự chú ý và thu hút khách hàng mục tiêu đến với sản phẩm mới. Đồng thời cũng tạo nên sự nhận diện thương hiệu trong khoảng thời gian đó.

Tầm quan trọng của việc launching sản phẩm

Qua đó chắc bạn đã hiểu được định nghĩa launching là gì. Vậy tầm quan trọng của launching sản phẩm mới là gì? 

Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới được cho là bước đi đầu tiên cho cả một quy trình bán hàng. Nếu không có các chiến dịch launching, khách hàng sẽ không thể biết đến những giá trị mà sản phẩm mang đến cho họ, khả năng cao họ sẽ không thực hiện hành động mua sắm.

Một kế hoạch ra mắt sản phẩm được tổ chức tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng được những mục tiêu và các hoạt động cần phải chuẩn bị như: nơi tổ chức sự kiện ra mắt, nhân sự, trang trí, chi phí,… 

Một kế hoạch launching sản phẩm mới thành công sẽ là cách để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh cho sản phẩm và doanh nghiệp một cách tốt nhất. Sản phẩm được nhiều khách hàng biết đến và thực hiện hành vi mua hàng, còn đối với doanh nghiệp giúp nâng cao vị thế trên thị trường. 

Tầm quan trọng của việc launching sản phẩm
Tầm quan trọng của việc launching sản phẩm

7 bước thực hiện kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thành công

Sau khi đã hiểu được định nghĩa Launching là gì, cũng như tầm quan trọng của việc launching sản phẩm với doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị kế hoạch ra mắt sản phẩm hiệu quả.

Trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm thì khâu ra mắt sản phẩm được xem quan trọng đặc biệt. Có những sản phẩm vừa mới ra mắt chưa kịp đã bị lãng quên ngay sau đó. Cho nên, việc lập kế hoạch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp phác họa lại các ý tưởng, mục tiêu và KPI đo lường hữu hiệu nhằm thu hút khách hàng ngay từ đầu.

Bước 1: Nghiên cứu sản phẩm

Để ra mắt được một sản phẩm mới thì doanh nghiệp cần nghiên cứu chi tiết và cẩn thận. Doanh nghiệp cần có những kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, tính năng nổi bật của nó mang đến cho khách hàng. Quan trọng nhất là sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không? Về chất lượng, chức năng, giá cả. Để có thể nghiên cứu sản phẩm hiệu quả cần:

  • Khảo sát để biết được rằng tính năng nào của sản phẩm sẽ thu hút khách hàng? Bạn có thể hỏi về sản phẩm tương tự hiện khách hàng đang dùng và lý do tại sao họ thích nó.
  • Người mua sẽ sẵn sàng chi bao nhiêu cho sản phẩm đó? Khảo sát như vậy có thể giúp bạn đánh giá được nhu cầu người mua và định giá phù hợp cho sản phẩm.
  • Xác định nhu cầu của người dùng dựa trên các phân tích dữ liệu từ các nền tảng truyền thông xã hội. Giúp việc bán hàng trở nên hiệu quả hơn.

Xem thêm: Bí quyết nghiên cứu thị trường cho ý tưởng sản phẩm của bạn

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bạn sẽ không thể lập kế hoạch marketing đúng hướng nếu như không biết gì về đối thủ cạnh tranh. Có câu “trăm người bán, vạn người mua” chính vì vậy bạn cần làm sao để nổi bật. Hãy nên nắm bắt cơ hội dẫn đầu bằng cách nắm bắt được những điểm mạnh và yếu của đối thủ:

  • Chuẩn bị danh sách những từ khóa mà đối thủ đang nhắm mục tiêu thông qua các công cụ SEMrush và Ahrefs để xác định các từ khóa này.
  • So sánh nội dung trên website của bạn và đối thủ để xác định được họ đang thực hiện phương pháp truyền đạt nội dung như thế nào? Hiệu quả ra sao?
  • Đánh giá mạng xã hội đối thủ có lượt theo dõi, tương tác, bài đăng cao hay thấp? Qua đó, xác định chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội cho mình.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Xem thêm: Quy trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu

Bạn cần xác định khách hàng mục tiêu, để lập kế hoạch marketing tập trung vào những người tiêu dùng có khả năng mua sản phẩm của bạn cao nhất. Nếu bạn đã có cơ sở khách hàng từ sản phẩm cũ có thể dựa vào đó. Đây là chìa khóa nếu bạn đang mở rộng trên một sản phẩm hiện có. Việc tìm hiểu khách hàng mục tiêu bằng cách tìm hiểu nhu cầu của họ và khảo sát xem họ thích hay ghét gì ở sản phẩm hiện tại. 

Bước 4: Tạo USP

USP (Unique Selling Point) điểm bán hàng độc nhất, đây được xem là thành phần cần phải có khi lập kế hoạch marketing. Nếu như bạn thật sự muốn đi sâu vào kinh doanh và marketing thì nhất định bạn cần phải nắm rõ được tầm quan trọng của USP trong marketing. 

Đây chính là yếu tố để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn có gì nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như: sản phẩm mang đến giá tốt nhất với chức năng sản phẩm vượt trội, hoặc là sản phẩm đầu tiên có mặt trên thị trường. 

Khi biết được đối tượng của bạn là ai và những gì họ cần thì bước tiếp theo là xác định lý do nào khiến họ muốn mua hàng của bạn. Khách hàng sẽ nhận được gì sau khi mua sản phẩm tốt hơn đối thủ.

Tạo USP phù hợp với doanh nghiệp của bạn và là điều thực sự cần thiết. Hãy dựa trên những yếu tố sau:

  • Nhu cầu khách hàng.
  • Dịch vụ của đối thủ.
  • Lợi ích riêng biệt mà sản phẩm của bạn mang đến.
  • Lời hứa thương hiệu.

USP doanh nghiệp của bạn làm cho thương hiệu của bạn có giá trị đối với khách hàng. Kế hoạch tiếp thị của bạn nên làm nổi bật ở mọi nơi.

Bước 5: Thử nghiệm beta

Thử nghiệm beta chính là công đoạn cần để chuẩn bị phát hành sản phẩm, bạn đưa sản phẩm cho một số khách hàng dùng thử trong điều kiện thực tế. Trước khi tung ra thị trường, thử nghiệm beta chính là tiền đề giúp loại bỏ lỗi và khuyết điểm còn lại. Đây là 5 bước không thể thiếu trong lập kế hoạch marketing.

Thử nghiệm beta có thể là đóng hoặc mở, thử nghiệm beta mở cho phép mọi người dùng thử sản phẩm của bạn trong khi beta cung cấp tùy chọn này cho một nhóm người dùng hạn chế.

Thử nghiệm beta cũng đảm bảo rằng sản phẩm của bạn có thể hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt. Bằng cách này, bạn sẽ có thể tung ra thị trường một sản phẩm mạnh mẽ và chiếm được sự yêu thích của người tiêu dùng.

Bước 6: Marketing sản phẩm mới trên đa kênh

Khi nhận phản hồi từ khách hàng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp để cải tiến sản phẩm theo cách tốt nhất. Hãy chọn một ngày phù hợp để ra mắt sản phẩm. Làm cho buổi ra mắt sản phẩm thành công bằng cách quảng cáo nó thật nhiều trên Social Media. 

Hiện nay, xu hướng quảng cáo đa kênh đang trở nên thịnh hành. Nên việc tiếp thị sản phẩm trên đa kênh cũng là cách tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng độ phủ sóng cho sản phẩm trên phạm vi rộng.

Bạn có thể tạo tiếng vang cho sản phẩm thông qua quảng cáo, thông cáo báo chí và các chiến dịch truyền thông xã hội. Bằng cách này sẽ thu hút người theo dõi trên các kênh Social Media hồi hộp mong chờ về việc ra mắt sản phẩm mới của doanh nghiệp. Sự tò mò đến đỉnh điểm biết đâu có thể tạo nên kỳ tích tăng tương tác mạnh mẽ.

Đồng thời, cũng cần xem xét ngân sách tiếp thị dành cho quảng cáo để tiến hành ra mắt sản phẩm mới. Nếu có nhiều ngân sách có thể tận dụng sức mạnh của KOLs hay Influencer để quảng bá sản phẩm mới vì người ảnh hưởng có rất nhiều người theo dõi họ. Đây là cách chắc chắn để nâng cao lòng tin vào sản phẩm, góp phần đánh bại đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ấn tượng thông qua tặng phiếu giảm giá cho mọi người để tin tức về việc ra mắt sản phẩm có thể lan “như cháy rừng”.

Marketing sản phẩm mới trên đa kênh
Marketing sản phẩm mới trên đa kênh

Tận dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến

GoSELL là một trong những giải pháp hỗ trợ kinh doanh đa kênh toàn diện. Không chỉ cung cấp các tính năng hỗ trợ quản lý bán hàng như Quản lý đơn hàng, sản phẩm, kho hàng, nhà cung cấp, nhân viên,… GoSELL còn tích hợp các công cụ hỗ trợ marketing, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn:

  • Hỗ trợ gửi các chương trình khuyến mãi đến với khách hàng với Email marketing: cho phép bạn tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Công cụ tạo trang Landing Page – GoLEAD: Giúp bạn tập trung truyền tải thông tin chương trình ra mắt sản phẩm mới đến khách hàng, nhằm dẫn dắt và thuyết phục họ mua hàng, mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao.
  • Tính năng thông báo đẩy: Được tích hợp trên App bán hàng là một công cụ marketing tuyệt vời giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu của bạn và nhắc nhở về các chương trình khuyến mãi sắp diễn ra.
  • Hỗ trợ telemarketing với GoCALL: Đột phá doanh số nhờ đội ngũ Telesales mạnh mẽ giúp gia tăng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng sau mua.
  • Thêm vào đó, bạn có thể thoải mái xây dựng các chiến dịch kinh doanh và marketing hiệu quả với các tính năng được tích hợp sẵn như: flash sale, tạo mã giảm giá, khách hàng thân thiết,….

Bước 7: Đo lường và dự đoán kết quả

Tại bước cuối cùng này, bạn hãy đo lường dựa trên KPI đặt ra. Ví dụ: Bán được bao nhiêu sản phẩm? Doanh thu cần phải đạt được bao nhiêu? Còn rất nhiều nữa, đây chính là lý do tại sao lập kế hoạch Marketing quan trọng đến vậy. 

Hơn nữa, bạn cần thu thập phản hồi của khách hàng và thực hiện các bước để giữ cho họ hài lòng. Đây chính là công việc quan trọng chiến lược ở mọi giai đoạn trong hành trình khách hàng.

Đo lường và dự đoán kết quả
Đo lường và dự đoán kết quả cùng GoSELL

GoSELL cung cấp đến bạn một loạt các công cụ nghiên cứu thị trường, đo lường hoàn toàn miễn phí được tích hợp sẵn trên app bán hàng và website bán hàng của doanh nghiệp:

  • Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của khách hàng trên cửa hàng online.
  • Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phân tích được hành vi người tiêu dùng (trên cả Website và App bán hàng).
  • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
  • Phân tích báo cáo:  Giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất.

Thông qua những công cụ này, doanh nghiệp có thể theo dõi sự hài lòng của khách hàng qua các chiến dịch marketing, cũng như thu thập hành vi khách hàng để phục vụ cho các chiến dịch marketing sau này. 

Kết luận

Như vậy, trên đây là những chia sẻ cụ thể của GoSELL về Launching là gì, và làm thế nào để thực hiện kế hoạch Launching sản phẩm mới hiệu quả. Và bạn nên lưu ý rằng trong quá trình triển khai ra mắt sản phẩm mới nên tận dụng những công cụ hỗ trợ thực hiện các chiến dịch để tiếp cận với khách hàng nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục