Trang chủ » Bài học kinh doanh » Phân loại và cách tính giá thành sản phẩm trong kinh doanh

Bài học

Phân loại và cách tính giá thành sản phẩm trong kinh doanh

20 Tháng Ba, 2024

Giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên giá thành sản xuất, doanh nghiệp mới có thể tính được giá bán của một sản phẩm. Vậy giá thành sản phẩm thực chất là gì? Cách tính giá thành sản phẩm ra sao? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Phân loại và cách tính giá thành sản phẩm trong kinh doanh

Giá thành sản phẩm là gì?

Khái niệm

Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thiện một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thường. Giá thành sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng vì nó đánh giá trực tiếp chất lượng hoạt động sản xuất.

Cấu thành giá thành sản phẩm

Bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của toàn bộ yếu tố vật chất như nguyên vật liệu hay yếu tố phi vật chất như sức lao động vào sản phẩm đã hoàn thành. Do đó, khi nhắc đến giá thành sản phẩm tức là đang đề cập đến toàn bộ chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm, bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên vật liệu (nguyên vật chính, nguyên vật liệu phụ) cấu thành nên sản phẩm.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí trả tiền công cho nhóm lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất chung: Các khoản chi phí chung liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm như chi phí điện nước, chi phí nhân viên quản lý bộ phận, chi phí khấu hao tài sản cố định,….
Giá thành sản phẩm là gì?
Giá thành sản phẩm là gì?

Ý nghĩa của giá thành sản phẩm

Việc xác định cách tính giá thành sản phẩm phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp bao quát toàn bộ chi phí bỏ ra cho quá trình hoàn thiện sản phẩm. Qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược định giá bán, kế hoạch cạnh tranh, tối ưu giá thành sản phẩm,… vì mục đích gia tăng lợi nhuận chung cho doanh nghiệp.

Cách phân loại giá thành sản phẩm

Dựa trên cách tính giá thành sản phẩm, GoSELL phân thành hai nhóm giá thành sau đây:

Cách phân loại giá thành sản phẩm
Cách phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành theo thời gian

  • Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính dựa trên chi phí sản xuất và sản lượng theo kế hoạch.
  • Giá thành định mức: Là giá thành được tính dựa trên cơ sở mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm trong kỳ kế hoạch, đồng thời có sự thay đổi phù hợp với các định mức chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Giá thành thực tế: Là giá thành được tính dựa trên chi phí thực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ.

Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán

  • Giá thành sản xuất: bao gồm các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất tại phân xưởng như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,…
  • Giá thành tiêu thụ: bao gồm của giá thành sản xuất và các chi phí khác như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng,…

Tham khảo thêm: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những mục nào?

Cách tính giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp

Để tính giá thành sản phẩm, bạn có thể áp dụng những công thức sau đây:

Phương pháp trực tiếp – Cách tính giá thành sản phẩm đơn giản nhất

Đây là phương pháp phù hợp với doanh nghiệp sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn và có chu kỳ sản xuất ngắn.

Công thức tính:

Tổng giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Ví dụ: Trong tháng 8, Công ty X sản xuất sản phẩm A, trong đó, tập hợp các khoản chi phí liên quan đến quy trình sản xuất sản phẩm A bao gồm:

  • Tổng chi phí chi cho nguyên vật liệu trực tiếp: 270.000.000 đồng;
  • Tổng chi phí chi cho nhân công trực tiếp: 60.000.000 đồng;
  • Tổng chi phí dùng cho sản xuất chung: 70.000.000 đồng.

Biết, Công ty X không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Sau khi sản xuất, doanh nghiệp thu về 400 sản phẩm hoàn thiện đã chuyển về kho. Tính giá thành sản phẩm A.

Tổng giá thành sản xuất trong kỳ của Công ty X = 270.000.000 + 60.000.000 + 70.000.000 = 400.000.000 đồng.

Giá thành sản phẩm A = 400.000.000 : 400 = 100.000 đồng.

Phương pháp hệ số

Phương pháp này này phù hợp với doanh nghiệp có khối lượng nguyên vật liệu cố định và lao động cố định. Tuy nhiên, thu về được nhiều sản phẩm khác nhau, chi phí tính cho toàn bộ quá trình sản xuất thay vì từng sản phẩm như ngành may mặc, cơ khí, chăn nuôi,…

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn =

Tổng giá thành của tất cả các sản phẩm : Tổng số sản phẩm gốc

Trong đó:

  • Số sản phẩm tiêu chuẩn = số sản phẩm từng loại x Hệ số quy chuẩn từng loại (Hệ số quy ước là 1).
  • Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn.

Ví dụ: Công ty X có quy trình sản xuất sản phẩm đơn giản, khép kín, bao gồm hai sản phẩm chính là A (hệ số 1), B (hệ số 1.2).

Trong đó, tập hợp các khoản chi phí liên quan:

  • Tổng chi phí chi cho nguyên vật liệu trực tiếp: 270.000.000 đồng;
  • Tổng chi phí chi cho nhân công trực tiếp: 60.000.000 đồng;
  • Tổng chi phí dùng cho sản xuất chung: 70.000.000 đồng.

Biết, Công ty X không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Sau khi sản xuất, doanh nghiệp thu về 200 sản phẩm A và 100 sản phẩm B đã hoàn thiện và chuyển về kho. Tính giá thành sản phẩm A và B.

Số sản phẩm tiêu chuẩn = 200 x 1 + 100 x 1.2 = 320 sản phẩm.

Tổng giá thành sản xuất trong kỳ của Công ty X = 270.000.000 + 60.000.000 + 70.000.000 = 400.000.000 đồng.

Giá thành sản phẩm đơn vị tiêu chuẩn = 125.000 đồng.

Phương pháp phân bước

Đây là phương pháp thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp có quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn thuộc các bộ phận khác nhau, tập hợp chi phí theo từng bộ phận hoặc công đoạn chi tiết của từng sản phẩm.

Công thức tính:

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + Giá thành sản phẩm giai đoạn 2 + … + Giá thành sản phẩm giai đoạn n

Xem thêm: Thành phẩm là gì? Quy trình quản lý thành phẩm hiệu quả cho doanh nghiệp

Phương pháp định mức

Cách tính giá thành sản phẩm này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định, khả năng tổng hợp chi phí và thường xuyên kiểm tra điều chỉnh, kiểm tra phù hợp.

Công thức tính:

Giá thành thực tế sản phẩm =

Giá thành định mức đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí (%)

Trong đó: Tỷ lệ chi phí (%) = (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm : Tổng giá thành sản xuất định mức của các loại sản phẩm) x 100.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn hàng

Tương tự như phương pháp tính giá thành trực tiếp, phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng cũng áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng. Khi đó, giá thành sản phẩm sẽ tính theo từng đơn một và kết toán chi phí cũng theo từng đơn.

Giá thành của từng đơn hàng = Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung

Tầm quan trọng của việc quản lý giá thành hiệu quả trong doanh nghiệp?

Có thể nói, giá thành sản phẩm được coi là thước đo giữa mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Trước khi quyết định sản xuất bất kỳ sản phẩm nào, doanh nghiệp cần phải nắm rõ nhu cầu của thị trường, giá cả của các sản phẩm thay thế, chi phí sản xuất cũng như chi phí tiêu thụ sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là công cụ quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp sản xuất đa dạng các sản phẩm khác nhau thì việc quản lý giá thành cũng như giá cả của từng loại sản phẩm cũng vô cùng khó khăn. Vì vậy, việc áp dụng các giải pháp công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình này là vô cùng cần thiết. Trong đó, GoSELL là một trong những phần mềm công nghệ tiên tiến được các doanh nghiệp tin dùng hiện nay.

Tham khảo thêm: Chiến lược định giá bán sỉ cho sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ

Quản lý giá sản phẩm hiệu quả với GoSELL

Đối với các đại lý, nhà bán lẻ thì giá gốc là giá mà họ mua về để bán sau khi đã trừ đi các khoản chi phí chiết khấu. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá gốc cũng chính là giá thành của sản phẩm. Ở đây, GoSELL cung cấp cho bạn tính năng Quản lý sản phẩm toàn diện, bao gồm các loại giá khác nhau như giá gốc, giá bán, giá niêm yết, VAT,… Qua đó, giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát toàn bộ giá cả sản phẩm một cách chính xác nhất.

Tính năng gosell cũng cho phép bạn thiết lập các loại thuế cho từng loại mặt hàng (VAT, thuế bán hàng, thuế nhập hàng hoặc trường hợp cần áp dụng thuế). Cài đặt thông tin giá bán sỉ (tên sản phẩm, số lượng, giá tiền, % giảm giá) cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

Đặc biệt, bằng cách đồng bộ thông tin sản phẩm trên đa kênh như website, app bán hàng, mạng xã hội, sàn TMĐT, bạn chỉ cần điều chỉnh giá sản phẩm trên trang quản trị là giá trên các kênh khác cũng sẽ thay đổi theo. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức tối đa cho doanh nghiệp.

Quản lý giá sản phẩm hiệu quả với GoSELL
Quản lý giá sản phẩm hiệu quả với GoSELL

Ngoài ra, tính năng Quản lý sản phẩm thông minh của GoSELL cũng cho phép doanh nghiệp tự do tối ưu nội dung sản phẩm / bộ sưu tập sản phẩm, thiết lập từ khóa SEO. Nhờ đó, nâng cao khả năng hiển thị sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm Google, tiếp cận được khách hàng, thúc đẩy doanh thu tăng trưởng.

Các tính năng khác hỗ trợ quản lý bán hàng và tiếp thị cho doanh nghiệp

Bên cạnh các tính năng vừa kể trên, GoSELL còn cung cấp rất nhiều tính năng khác hỗ trợ quản lý bán hàng như Quản lý kho hàng, Quản lý nhân viên, Quản lý nhà cung cấp, Quản lý chi nhánh,… Và cả những tính năng giúp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả như Flash sale, Tạo mã giảm giá, Khách hàng thân thiết, Cộng tác viên bán hàng,… Tin chắc rằng, đây chắc chắn sẽ trở thành trợ thủ đắc lực giúp bạn phát triển hoạt động kinh doanh một cách toàn diện và nâng cao doanh số bán hàng thành công.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh trên đa kênh thì có thể tham khảo 6 giải pháp tiện ích của GoSELL bao gồm:

  • GoWEB: Thiết kế website TMĐT chuẩn SEO.
  • GoAPP: Thiết kế app bán hàng mang thương hiệu riêng.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy toàn diện.
  • GoSOCIAL: Bán hàng trên Facebook và Zalo.
  • GoLEAD: Thiết kế landing page.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo.

Kết luận

Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong khái niệm giá thành sản phẩm là gì, phân loại và cách tính giá thành phẩm chính xác nhất. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp để có kế hoạch định giá trên cơ sở tối ưu hóa chi phí và mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Bài viết cùng chuyên mục