Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Sell out là gì? Tổng hợp những chiến lược sell out bứt phá doanh số

Kiến thức

Sell out là gì? Tổng hợp những chiến lược sell out bứt phá doanh số

22 Tháng Mười, 2023

Sell out không phải là một khái niệm xa lạ với với hầu hết các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, bán hàng. Bài viết hôm nay sẽ mang đến cho bạn khái niệm chi tiết về sell out là gì cũng như các chiến lược sell out hiệu quả giúp doanh nghiệp bứt phá doanh số.

Sell out là gì? Tổng hợp những chiến lược sell out bứt phá doanh số

Sell out là gì?

Đầu tiên, cùng tìm hiểu sell out là gì. Đây là khái niệm mà cửa hàng, doanh nghiệp bán được tất cả số lượng các sản phẩm cụ thể trong kho hàng của mình. Để có thể đạt được mục tiêu sell out hàng hóa, các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm bán được các sản phẩm/dịch vụ và tạo ra lợi nhuận. 

Sell out là gì?
Sell out là gì?

Khi một doanh nghiệp đạt được mục tiêu sell out của chiến dịch bán hàng, điều này có nghĩa doanh nghiệp đã vô cùng thành công với sản phẩm của mình, mang sản đến với khách hàng nhiều hơn. Tuy vậy, đây chắc chắn là một mục tiêu không hề dễ dàng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào bởi nó sẽ tạo ra áp lực vô cùng lớn với đội ngũ bán hàng, kể cả các doanh nghiệp lớn trên thị trường.

Nói cách khác, sell out là trạng thái mà doanh nghiệp kinh doanh buôn bán hàng hóa một cách thuận lợi, cung cấp tất cả sản phẩm đến với khách hàng của mình. Tuy vậy, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong một khoảng thời gian là không hề dễ dàng, đây sẽ thách thức không nhỏ đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. 

Chiến lược sell out giúp doanh nghiệp bứt phá doanh thu 

Sau khi đã tìm hiểu được sell out là gì. Hãy xác định được thị trường mục tiêu, phân khúc khách hàng cũng như mục tiêu kinh doanh chủ đạo, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp sau đây:

Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp

Đội ngũ bán hàng luôn đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp, cửa hàng nào. Sở hữu đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, có kỹ năng cao chính là cơ sở để doanh nghiệp hướng đến mục tiêu sell out sản phẩm. 

Trong quá trình xây dựng đội ngũ bán hàng của mình, bạn nên tạo những buổi đào tạo văn hóa doanh nghiệp. Tiếp sau đó sẽ là những buổi đào tạo về chuyên môn, về sản phẩm và có những chiến lược về doanh số một cách phù hợp nhất.

Tuy vậy, nhân viên bán hàng sẽ không phải là đơn vị duy nhất góp phần vào các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn sẽ cần trao đổi thêm với những bộ phận có liên quan như nội dung, chạy quảng cáo, tối ưu SEO, để hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Để xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần cần quan tâm một số lưu ý như sau:

  • Phổ biến chung cho đội ngũ nhân viên bán hàng về các mục tiêu sell out và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đào tạo kỹ năng chuyên môn, quản lý cho đội ngũ bán hàng.
  • Xây dựng các kịch bản cuộc gọi cho khách hàng với các tình huống phổ biến có thể xảy ra.
  • Xác định kênh bán hàng chính để áp dụng quy trình bán hàng một cách hiệu quả.
  • Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ tối đa cho các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.

Ghi nhận những phản hồi của khách hàng

Việc để lại các đánh giá, phản hồi được rất nhiều khách hàng ưa chuộng trong những năm gần đây, đặc biệt là trên các sàn TMĐT. Theo đó, doanh nghiệp luôn cần lắng nghe những góp ý của khách hàng cũng như giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình mua sắm tại cửa hàng. 

Cụ thể hơn, doanh nghiệp nên thường xuyên lập kế hoạch chăm sóc khách hàng, tiếp nhận các ý kiến, vấn đề của khách hàng cũng như đưa ra các chiến dịch remarketing hiệu quả. Từ các thông tin hữu ích đó, doanh nghiệp có thể cải thiện sản phẩm, quy trình bán hàng hoặc chất lượng đội ngũ nhân sự. 

Có thể bạn quan tâm: Feedback khách hàng là tốt hay xấu? Vai trò của Feedback trong kinh doanh?

Chú trọng vào các giai đoạn bán hàng

Các doanh nghiệp thông thường đều có cho mình những giai đoạn bán hàng cụ thể. Đội ngũ bán hàng luôn cần xác định liệu khách hàng đang nằm ở giai đoạn nào để có thể đưa ra các chiến lược tư vấn phù hợp để nâng cao tỷ lệ chốt đơn. Các giai đoạn chủ chốt của khách hàng bao gồm:

Chú trọng vào các giai đoạn bán hàng
Chú trọng vào các giai đoạn bán hàng
  • Giai đoạn nhận thức về nhu cầu: Trong giai đoạn này, nhân viên bán hàng sẽ có nhiệm vụ tiếp cận với khách hàng tiềm năng và tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng. Quá trình này sẽ giúp bạn nắm được nhu cầu cụ thể của khách hàng, từ ra chiến lược bán hàng đúng đắn.
  • Giai đoạn cân nhắc: Đây sẽ là giai đoạn mà khách hàng sẽ cân nhắc về sản phẩm của bạn khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
  • Giai đoạn đưa ra quyết định: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong suốt quy trình bán hàng, nhân viên bán hàng của bạn cần có những kịch bản để thuyết phục khách hàng chốt đơn một cách nhanh chóng.

Đa dạng kịch bản bán hàng

Để có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng trên thị trường, nhân viên bán hàng sẽ cần có tư duy sáng tạo và đôi lúc sẽ cần có những kế hoạch táo bạo trong mọi tình huống để hướng tới mục tiêu sell out. 

Nên nhớ, nhân viên bán hàng trực tiếp cũng cần giữ liên lạc với khách hàng thường xuyên, cung cấp cho họ các ưu đãi trước và sau khi mua hàng. Những ưu đãi, voucher hay chương trình tích điểm là các chiến lược bán hàng vô cùng hiệu quả. Không chỉ hỗ trợ cải thiện doanh số mà đây còn là cách giúp chuyển đổi khách hàng thân thiết, thu hút họ quay lại sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty, đồng thời tăng độ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Cách xây dựng kịch bản telesale hấp dẫn, đột phá doanh thu

Sử dụng voucher, mã giảm giá, Flash Sale

Như đã đề cập, các chương trình khuyến mãi, áp dụng voucher, mã giảm giá hay các chương trình Flash Sale luôn đem đến hiệu quả đáng kể trong các chiến dịch bán hàng. Khách hàng luôn được thu hút bởi các ưu đãi được áp dụng, đẩy mạnh khả năng chốt đơn và giúp doanh nghiệp sell out thành công.

Đối với những doanh nghiệp không có tiềm lực quá mạnh để thực hiện các chương trình rầm rộ, có thể sử dụng các biện pháp khuyến mãi đơn giản. Đó có thể là chính sách ưu đãi theo đơn hàng, mã giảm giá sản phẩm hay chiết khấu cho khách hàng khi mua hàng. 

Sử dụng voucher, mã giảm giá, Flash Sale
Sử dụng voucher, mã giảm giá, Flash Sale

Ngược lại, các thương hiệu lớn có tên tuổi trên thị trường có thể đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm hài lòng hơn bằng những chính sách hấp dẫn. Những ưu đãi được khách hàng đón nhận sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu các chiến dịch sell out, tối ưu doanh thu có được.

Đối ước các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh, áp dụng mã giảm giá để thu hút khách hàng không còn là điều quá xa lạ. Cụ thể, cùng tìm hiểu tính năng tạo mã giảm giá mua hàng mà giải pháp GoSELL đang cung cấp cho doanh nghiệp ngay sau đây:

Cùng GoSELL tạo mã giảm giá hấp dẫn thu hút khách hàng

Hiện nay có rất nhiều hình thức ưu đãi khác nhau để thu hút sự quan tâm lớn của khách hàng. Trong đó, sử dụng mã giảm giá được xem là một cách quen thuộc mà doanh nghiệp nào cũng cần áp dụng để hướng đến mục tiêu sell out trong suốt quá trình kinh doanh của mình. 

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL sẽ là một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tạo và quản lý các loại mã giảm giá sản phẩm, mua hàng. Là một phần mềm đa kênh, mã giảm giá được tạo trên hệ thống của GoSELL có thể được áp dụng ở các cửa hàng vật lý lẫn các kênh trực tuyến như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo). 

Cùng GoSELL tạo mã giảm giá hấp dẫn
Cùng GoSELL tạo mã giảm giá hấp dẫn

GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp đồng bộ dữ liệu bán hàng đa kênh, tránh việc quản lý sai sót các đơn hàng được áp dụng mã giảm giá. Với GoSELL, các chương trình khuyến mãi áp dụng mã giảm giá khi bán hàng đa kênh chắc chắn sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Tạo mã giảm giá với nhiều hình thức khác nhau: theo phần trăm giá trị sản phẩm, số tiền cố định, mã miễn phí vận chuyển hay các chương trình Flash Sale hiệu quả. 

Chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý có thể thiết lập cho phép khách hàng sử dụng mã giảm một lần hay nhiều lần tùy thích. Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cũng hỗ trợ cấp quyền cho nhân viên nhập số tiền chiết khấu, giảm giá trực tiếp trước khi lên đơn đặt hàng từ POS.

Kết luận

Thông qua bài viết, GoSELL đã giúp bạn hiểu sell out là gì và các chiến lược marketing để sell out hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tối ưu hiệu quả các chiến dịch marketing, thu hút khách hàng thông qua tính năng tạo mã giảm giá hấp dẫn. Ngoài ra, GoSELL còn cung cấp các tính năng hỗ trợ marketing hữu ích khác dành cho các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh trong giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu các tính năng hữu ích của GoSELL ngay!

Bài viết cùng chuyên mục