Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Session là gì? Vai trò của session trong phân tích Website

Kiến thức

Session là gì? Vai trò của session trong phân tích Website

1 Tháng Hai, 2024

Session là một trong những thuật ngữ chuyên ngành thường xuất hiện nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin và đặc biệt là thiết kế website. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ session là gì và thường nhầm lẫn nó với những khái niệm tương đồng khác. Do đó, trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa session và vai trò của nó trong phân tích website nhé.

Session là gì?

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì chắc hẳn sẽ từng ít nhất một lần nghe đến từ session. Vậy session là gì? 

Trong lập trình, session được định nghĩa là một phiên làm việc (khung tham chiếu thời gian cụ thể), sử dụng trong quá trình tạo dựng website và kết nối với database. Đây là khoảng thời gian mà máy khách (trình duyệt web hoặc ứng dụng trên thiết bị) giao tiếp với máy chủ. 

Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản, session chính là tất cả những hành động, sự kiện từ lúc khách hàng bắt đầu vào tương tác với trang web của bạn (click chuột) cho đến khi khách hàng rời đi, bao gồm đăng nhập tài khoản, những sản phẩm đã xem, thông tin giỏ hàng… Một website có quy mô càng tối ưu thì số lượng session lưu trữ trên database sẽ càng lớn.

Session là gì?
Session là gì?

Cơ chế hoạt động của session

Sau khi đã hiểu rõ session là gì, sau đây chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu về cơ chế hoạt động của nó nhé.

Session trong website đảm nhận vai trò lưu trữ toàn bộ dữ liệu xuyên suốt trong quá trình người sử dụng thao tác trên trang web với một mã ID cụ thể. Mỗi một mã ID được xuất hiện chính là bắt đầu của một session. 

Một số dữ liệu mà session có thể thu thập bao gồm: 

  • Những trang con mà người dùng đã truy cập.
  • Thông tin khách hàng đã để lại tại những form đăng ký.
  • Những sản phẩm khách hàng đã click vào xem, thêm vào giỏ hàng, hành vi của khách hàng trên website…

Tùy theo mỗi nhà phát triển website mà thời gian session cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, một session sẽ được quy định tối thiểu là 5 phút và tối đa là 24 giờ.

Vai trò của session trong website

Việc lưu trữ session đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trị website. Quá trình giao tiếp giữa máy chủ là website server cùng với trình duyệt khá phức tạp, phải thông qua hàng loạt các router trên mạng, nhưng lại khó để phân biệt được các trình duyệt khác. Tuy nhiên, với session website thì điều này có thể được giải quyết một cách dễ dàng.

Vai trò của session
Vai trò của session

Nếu bạn sở hữu một website bán hàng thì session có thể giúp bạn: 

  • Theo dõi chính xác lưu lượng truy cập được gửi đến hệ thống máy chủ từ các máy tính khác nhau, phân biệt được đâu là lượt truy cập từ máy tính của bạn, đâu là của người khác để có những đánh giá sơ lược về tính hiệu quả của website.
  • Hỗ trợ lưu trữ những sản phẩm được bỏ trong giỏ hàng không bị mất đi khi khách hàng thoát trình duyệt hoặc hết thời gian ID. Từ đó, mang đến trải nghiệm thoải mái, hài lòng cho họ trong suốt quá trình xem và mua hàng. Đồng thời cũng giúp cho người bán nắm bắt đâu là những sản phẩm được khách hàng quan tâm và thêm vào giỏ hàng nhiều nhất.
  • Là cơ sở để tối ưu hoá trải nghiệm người dùng cho website, đưa ra những sản phẩm gợi ý chính xác giúp tăng tỷ lệ time on site (tổng thời gian của người dùng đã xem trong một phiên truy cập trên trang web của bạn) cũng như thúc đẩy doanh thu của cửa hàng.

Tham khảo thêm: Điểm danh các công cụ kiểm tra tối ưu hóa website

Session và cookie khác nhau như thế nào?

Đặc điểm chung của của cả session và cookie là đều có vai trò lưu trữ thông tin của người dùng khi truy cập vào website. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào phân tích, bạn sẽ nhận ra hai khái niệm này có những điểm hoàn toàn khác biệt: 

Đặc điểm SessionCookie
Địa điểm lưu trữDữ liệu không được lưu trữ trên trình duyệt.Dữ liệu được lưu trữ trên trình duyệt.
Đối tượng lưu trữDữ liệu của khách hàng được lưu trong server.Dữ liệu được lưu trữ trên trình duyệt của người dùng.
Độ bảo mật của dữ liệuDo dữ liệu được lưu trữ ngay tại máy chủ nên rất khó thay đổi thông tin lưu trữ.Dữ liệu được lưu trữ tại thiết bị người dùng nên có thể bị ăn cắp và sửa đổi.
Thời hạn lưu trữPhiên sẽ kết thúc khi khách hàng thoát trang.Không tự kết thúc phiên và thường lưu trữ đến khi hết hạn.

Mối quan hệ giữa session và Google Analytics

Vai trò của session trong Google Analytics

Google Analytics là một trong những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phân tích website xem nó có đang hoạt động hiệu quả hay không, số lượng tương tác như thế nào và đưa ra các thống kê có liên quan nhằm thực hiện các chiến dịch SEO tốt nhất cho website. 

Để tổng hợp và đưa ra phân tích chính xác nhất, Google Analytics cần sử dụng toàn bộ cơ sở dữ liệu của session liên quan đến hành vi của khách hàng khi truy cập vào trình duyệt, bao gồm: 

  • Số lượng người dùng đã ghé thăm website của bạn.
  • Thống kê thiết bị mà người dùng dùng để truy cập là gì (máy tính, smartphone, máy tính bảng).
  • Khách hàng sẽ truy cập website từ những nguồn nào?
  • Người dùng thường ở lại website của bạn trong bao lâu?

Có thể nói, session đóng vai trò là kim chỉ nam, giúp chủ website có thể đưa ra những đánh giá khách quan nhất trên cương vị là khách hàng, nhằm tối ưu hóa toàn bộ hoạt động của họ trên website. 

Mối quan hệ giữa session và Google Analytics
Mối quan hệ giữa session và Google Analytics

Tham khảo thêm: Sử dụng Google Analytics để cải thiện hiệu quả SEO

Cách sử dụng session trên Google Analytics

Session trên Google Analytics có thể được tính theo các tiêu chí sau:

  • Phiên làm việc sẽ tự động kết thúc nếu không có tương tác từ khách trong vòng 30 phút. 
  • Nếu thời gian hoạt động của bạn từ ngày hôm trước sang ngày hôm sau (ví dụ: từ 23:50 đến 00:15) thì thời điểm sang ngày mới là 00.00 session sẽ tự động kết thúc phiên của mình lúc 00.00 và phiên mới sẽ bắt đầu từ 00.00 – 00.15. 
  • Một ID mới sẽ được tạo vào ngày mới để bắt đầu một session mới. 
  • Trong một số trường hợp, một chiến dịch sẽ được tạo trong Google Analytics. Khi chiến dịch này kết thúc, các session cũng sẽ được đóng lại.
  • Hoặc nếu bạn tìm kiếm cụm từ khóa trên trình duyệt, nếu bạn mở cùng lúc 2 trang web khác nhau với cùng một từ khóa thì sẽ được tính là 2 session.

Việc tích hợp Google Analytics với website không phải là điều quá khó khăn, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện. Nhất là với nhiều người bán hàng online không quá am hiểu về công nghệ. Vì thế, nếu bạn muốn thực hiện việc này, nền tảng quản lý bán hàng GoSELL có thể hỗ trợ bạn gắn mã lên website nhanh chóng, tiện lợi.

Phân tích website hiệu quả bằng công cụ Google Analytics tích hợp sẵn trên nền tảng GoSELL

Google Analytics là công cụ phân tích của Google được tích hợp trên trang quản trị GoSELL, giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (bao gồm cả website và app). Thông qua đó, bạn có thể hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng, từ đó đưa ra các đề xuất để cải thiện trải nghiệm người dùng trên website / app bán hàng nhằm tăng năng suất bán hàng hiệu quả. Cụ thể: 

Phân tích website hiệu quả bằng Google Analytics trên GoSELL
Phân tích website hiệu quả bằng Google Analytics trên GoSELL

Thống kê các chỉ số về người dùng trên cửa hàng online (Website/ App bán hàng)

  • Hỗ trợ thu thập nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, vị trí…) và sở thích người dùng truy cập vào Website/App bán hàng.
  • Cho phép nhận biết thiết bị đăng nhập khi người dùng truy cập vào cửa hàng online của bạn (laptop, máy tính bảng hay di động) hoặc hệ điều hành (Android, iOS, Windows) nhằm thực hiện tốt các chiến dịch quảng cáo, Flash sale…

Theo dõi hành vi, thói quen người dùng

  • Biết được người dùng thường xuyên truy cập trang nào trên Website bán hàng và những sản phẩm/dịch vụ được người dùng yêu thích nhất.
  • Phân tích các chỉ số như số phiên truy cập của người dùng, thời gian truy cập trung bình vào trang, tỷ lệ thoát trang… nhằm đưa ra báo cáo toàn diện nhất.
  • Theo dõi các hoạt động của người dùng trên cửa hàng online (Web/App bán hàng) như: Đăng ký thông tin, tìm mua sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, thanh toán…
  • Google Analytics 4 kết hợp trí tuệ nhân tạo giúp đo lường, theo dõi và phân tích hành vi khách hàng xuyên suốt quá trình truy cập trên cửa hàng online (Web/App bán hàng) ngay trên trang chủ như đăng ký thông tin, tìm mua sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, thanh toán.

Thống kê theo thời gian thực

  • Thống kê số lượng người dùng đang truy cập vào cửa hàng online (Web/App bán hàng) tại thời điểm kiểm tra.
  • Phân tích lưu lượng truy cập trong một khoảng thời gian nhất định giúp người dùng đánh giá được thời điểm có lượng truy cập cao nhất trong ngày.
  • Cho phép thực hiện các báo cáo thời gian thực (Báo cáo tổng quan, vị trí, lưu lượng truy cập, nội dung, chuyển đổi…) để người quản lý đánh giá hiệu quả của cửa hàng online (Web/App bán hàng).

Xác định nguồn khách hàng

  • Khách hàng có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau (Facebook, Zalo, chiến dịch quảng cáo, được người khác giới thiệu…).
  • Xác định những cách người dùng có thể tìm đến cửa hàng online của bạn (Web/App) như: Liên kết mạng xã hội, nhập tên Website/App bán hàng, tìm kiếm từ khóa, từ các trang web khác…
  • Giúp doanh nghiệp nắm được những kênh Marketing nào đang mang lại hiệu quả cao nhất.

Thực hiện marketing cho cửa hàng online 

  • Tiếp tục tiếp thị ở các nguồn khách hàng truy cập nhiều và lên kế hoạch cho các chương trình Marketing có độ khả thi cao.
  • Nâng cao nội dung trên cửa hàng online (Web/App bán hàng) và tối ưu hóa chúng theo chuẩn SEO.
  • Theo dõi tỷ suất hoàn vốn đầu tư cho việc chạy quảng cáo.

Kết luận

Vậy là GoSELL vừa giải đáp thắc mắc đến bạn đọc về vấn đề session là gì, cơ chế hoạt động cũng như cách sử dụng session trong Google Analytics. Hy vọng bài viết trên là hữu ích và có thể hỗ trợ bạn trong quá trình xây dựng website bán hàng hiệu quả, góp phần nâng cao doanh số cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công và may mắn!

Bài viết cùng chuyên mục