Trang chủ » Bài học kinh doanh » Lợi nhuận ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

Bài học

Lợi nhuận ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

30 Tháng Sáu, 2023

Lợi nhuận ròng là chỉ số giúp phản ảnh rõ nét hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty và các cổ đông có được. Vậy chính xác lợi nhuận ròng là gì, ý nghĩa và công thức tính lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Lợi nhuận ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

Tổng quan về lợi nhuận ròng

Trong phần này, hãy cùng GoSELL tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của lợi nhuận ròng là gì nhé.

Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng (còn có tên tiếng anh là Profit After Tax – PAT hay Net Profit), là phép đo lợi nhuận của một công ty sau khi đã lấy toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ đi tất cả chi phí hoạt động, lãi vay và thuế. Ngoài ra, còn có nhiều người biết đến chỉ số này với các tên gọi khác là lãi ròng, lợi nhuận sau thuế hay thu nhập ròng.

Mỗi giai đoạn trong báo cáo tài chính của một công ty sẽ tương ứng với một khái niệm về lợi nhuận. Trong đó, lợi nhuận ròng thường xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh với ngữ cảnh “lợi nhuận sau thuế” và nằm ở dòng gần cuối.

Ý nghĩa của lợi nhuận ròng

Đây là một chỉ số quan trọng giúp xác định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, cho thấy liệu doanh nghiệp có thể kiếm được nhiều hơn những gì mà doanh nghiệp đã chi ra hay không. Từ đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp quyết định thời điểm và cách thức làm việc phù hợp để mở rộng hoạt động kinh doanh, cũng như tối ưu chi phí hiệu quả. Đồng thời, các nhà giao dịch, nhà đầu tư khi xem khả năng sinh lời của một doanh nghiệp thông qua chỉ số này cũng sẽ giúp việc nghiên cứu đầu tư của họ dễ dàng hơn.

Như đã có nói trong phần mở đầu, lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc các cổ đông thu được, cũng là chỉ số phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Riêng đối với các công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc là doanh nghiệp cổ phần, thì khoản lợi nhuận sau thuế là căn cứ để các cổ đông xem xét liệu có nên tiếp tục duy trì ban lãnh đạo của công ty hay không.

Cuối cùng, chỉ số này giúp doanh nghiệp vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn. Bởi đối với ngân hàng, lợi nhuận ròng thể hiện sự tín nhiệm của doanh nghiệp về khả năng trả khoản vay. Đây sẽ là cơ sở để ngân hàng ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

Công thức tính lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm và ý nghĩa của lợi nhuận ròng là gì, tiếp theo hãy cùng GoSELL tìm hiểu về cách tính lợi nhuận sau thuế. Gồm có hai cách tính, cụ thể như sau:

Công thức tính lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp
Công thức tính lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

Cách thứ nhất

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó:

  • Tổng doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động bán sản phẩm/cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, doanh thu khác.
  • Tổng chi phí là bao gồm chi phí dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính (như lãi vay), các chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi sử dụng công thức này sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Nếu các khoản phí và chi phí của một công ty lớn hơn doanh thu, thì số liệu tính toán sẽ cho ra số âm. Đây không còn gọi là lợi nhuận ròng, mà là lỗ ròng.
  • Ngược lại, nếu các khoản phí và chi phí nhỏ hơn so với doanh thu, thì số liệu tính toán sẽ cho ra số dương. Lúc này, bạn mới có thể tính lãi ròng cho doanh nghiệp.

Cách thứ hai

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó:

  • Cách tính lợi nhuận trước thuế sẽ có công thức: Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – Lợi nhuận khác.
  • Cách tính chi phí thuế TNDN sẽ có công thức: Chi phí thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế – Thuế suất thuế TNDN.

Lưu ý:

  • Công thức tính lợi nhuận sau thuế là công thức cố định, về cơ bản để tính đúng được số liệu này thì kế toán cần phải xác định chính xác những chỉ tiêu bên trong công thức.
  • Các chỉ tiêu để tính lợi nhuận ròng sẽ được cung cấp trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

Xem thêm: Lợi nhuận gộp là gì? Những lưu ý khi tính lợi nhuận gộp trong kinh doanh

3 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

Dựa theo các công thức tính ở trên, chúng ta có thể xác định những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng là gì? Gồm có các yếu tố:

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến tổng lợi nhuận ròng. Nếu chủ doanh nghiệp không biết cách chi tiêu cho hợp lý, thì chi phí sẽ không được tối giản dẫn đến chỉ số lợi nhuận sau thuế cũng sẽ bị ảnh hưởng và “khiêm tốn” hơn. Kéo theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ trở nên bất ổn.

Doanh thu của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều khoản doanh thu như doanh thu bán sản phẩm/cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và các thu nhập khác.

Xem thêm: Doanh thu là gì? Bí quyết giúp tăng doanh thu bán hàng hiệu quả

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ được thu theo quy định của nhà nước và không thể tăng giảm theo ý muốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các chi phí phát sinh của doanh nghiệp không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh thì rất có thể khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng sẽ tăng lên đáng kể.

Tìm hiểu khái niệm liên quan – biên lợi nhuận ròng

Vừa rồi bạn đã hiểu được 3 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng là gì, GoSELL sẽ bật mí đến bạn một khái niệm liên quan đến chỉ số trên, đó là biên lợi nhuận ròng.

Tìm hiểu khái niệm liên quan - biên lợi nhuận ròng
Tìm hiểu khái niệm liên quan – biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng là gì?

Biên lợi nhuận ròng (còn có tên tiếng anh là Net Profit Margin), là thước đo thu nhập ròng hoặc lợi nhuận được tạo ra dưới dạng phần trăm doanh thu. Chỉ số này cho biết tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu của một doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Ý nghĩa của biên lợi nhuận ròng

  • Đo lường mức thu nhập ròng được tạo ra theo tỷ lệ phần trăm doanh thu nhận được.
  • Giúp cho nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thông qua việc công ty có tạo ra đủ lợi nhuận từ việc bán hàng hay không.
  • Đây là một trong các chỉ số không kém phần quan trọng, phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

Công thức tính biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%

Chẳng hạn như: trên báo cáo tài chính thu nhập của công ty A năm 2022 gồm các danh mục sau:

  • Doanh thu thuần: 100 tỷ VNĐ.
  • Chi phí hoạt động: 20 tỷ VNĐ.
  • Giá vốn hàng bán: 10 tỷ VNĐ.
  • Thuế: 15 tỷ VNĐ.
  • Lợi nhuận sau thuế: 55 tỷ VNĐ.

Khi đó, áp dụng công thức trên sẽ là: (55 / 100) x 100% = 55%. Như vậy, biên lợi nhuận ròng bằng 55%, điều này có nghĩa công ty kiếm được 55 đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu.

Xem thêm: Ý nghĩa và công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp?

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm rõ các thông tin về lợi nhuận ròng là gì. Nhìn chung, lợi nhuận ròng là chỉ số giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hiện tại của mình. Do đó, để không phải bị “lỗ ròng”, doanh nghiệp cần phải chặt chẽ hơn trong việc quản lý dòng tiền, sản phẩm/dịch vụ và kho hàng, theo dõi và phân tích báo cáo doanh thu, lợi nhuận,…

Tuy nhiên để tối ưu quy trình quản lý trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ công nghệ để theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của công ty. Nhằm đảm bảo lợi nhuận ròng có thể tăng trưởng bền vững, giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra xuyên suốt. Theo đó, doanh nghiệp có thể tham khảo một số tính năng hiện đại của GoSELL như:

Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp?
Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp?

Sử dụng tính năng sổ quỹ để quản lý mọi biến động của dòng tiền

Quản lý dòng tiền là công việc nên được ưu tiên hàng đầu, nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra các đánh giá cụ thể để biết cách sử dụng nguồn tiền và lên chiến lược kinh doanh thật phù hợp, tránh lãng phí. Tính năng sổ quỹ của GoSELL sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi mọi biến động của dòng tiền khi có giao dịch mới phát sinh theo thời gian thực.

Đồng thời, tính năng cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lập phiếu thu/chi từ nhiều nguồn khác nhau (như thanh toán đơn hàng, thanh toán cho đơn vị vận chuyển,…). Hỗ trợ thống kê và đối chiếu, giúp phát hiện ra những sai lệch trong dòng tiền giữa sổ quỹ với dữ liệu của kế toán. Tất cả đều sẽ được thực hiện chỉ trên 1 màn hình duy nhất, vô cùng tiện lợi.

Sử dụng tính năng phân tích báo cáo nắm bắt tình hình kinh doanh

Song song với việc theo dõi dòng tiền, thì đo lường hiệu quả kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định – phân tích, báo cáo doanh thu cũng cần được chú trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp đã và đang kinh doanh trên website, app, đến các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội thì tính năng cũng sẽ hỗ trợ theo dõi và phân tích báo cáo doanh thu trên đa kênh, đa nền tảng và theo từng chi nhánh. Dựa vào những gì đã phân tích, doanh nghiệp có thể triển khai các kế hoạch bán hàng, hoặc thực hiện chiến dịch marketing với chi phí tiết kiệm nhất. Từ đó, lợi nhuận ròng cũng sẽ được tối ưu hiệu quả và là bước đệm giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh trong tương lai.

Quản lý sản phẩm/dịch vụ và kho hàng một cách khoa học

Vì sao doanh nghiệp cần phải quản lý sản phẩm/dịch vụ và kho hàng? Bởi nếu tình trạng của sản phẩm/dịch vụ, kho hàng không được doanh nghiệp cập nhật kịp lúc thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng sản phẩm khách hàng cần lại chưa được nhập thêm, còn sản phẩm trong kho thì chưa được giải phóng,…. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp chi tiêu lãng phí mà còn khiến trải nghiệm khách hàng bị gián đoạn. 

Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch quản lý ngay từ bây giờ bằng cách kiểm soát hàng hóa theo các hình thức: mã IMEI, mã Seri, mã SKU và mã vạch giúp nắm rõ tình trạng (còn/hết) của hàng hóa với tính năng quản lý sản phẩm. Đối với các sản phẩm còn trong kho, bạn có thể dễ dàng theo dõi mọi biến động về số lượng theo thời gian thực và hạn chế tình trạng thất thoát với tính năng quản lý kho hàng.

Như đã có đề cập ở phần vừa rồi, đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh đa kênh thì bạn có thể kết hợp sử dụng tính năng đồng bộ sản phẩm. Tính năng sẽ giúp bạn đồng bộ tất cả dữ liệu về sản phẩm từ đa kênh về một hệ thống duy nhất. Hoặc nếu bạn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, thì tính năng quản lý dịch vụ của GoSELL sẽ giúp bạn quản lý toàn bộ hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để biết được tình trạng và đảm bảo đơn hàng được giao đến tận tay khách hàng. Bạn có thể sử dụng tính năng quản lý đơn hàng, tránh xảy ra các trường hợp bồi thường không đáng có.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin lợi nhuận ròng là gì, ý nghĩa và cách tính lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức, kinh nghiệm hữu ích để nắm được tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp thật đúng đắn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến đội ngũ của GoSELL để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Tags:

Bài viết cùng chuyên mục