Trang chủ » Digital Marketing » CTR là gì? Phương pháp tối ưu CTR trong SEO

Digital Marketing

CTR là gì? Phương pháp tối ưu CTR trong SEO

1 Tháng Tư, 2024

Các cụm từ như CTR hay CTR SEO, CTR Google Ads,… là các cụm từ được sử dụng rất nhiều trong marketing. Theo đó, chỉ số CTR không chỉ giúp các marketer đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing, mà còn giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi vượt trội. Vậy CTR là gì? Làm thế nào để tối ưu CTR trong SEO? Cùng GoSELL tìm câu trả lời trong bài viết sau.

CTR là gì? Phương pháp tối ưu CTR trong SEO

Khái niệm về CTR là gì?

CTR (viết tắt của từ Click Through Rate) là tỷ lệ nhấp chuột, hay còn gọi là tỷ lệ lượt click. CTR sẽ cho bạn biết tỷ lệ khách hàng đã tiếp cận và click vào trang thông tin, quảng cáo của bạn là bao nhiêu. Dựa vào đó, bạn sẽ có cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của những chiến dịch quảng cáo nói chung và các từ khóa nói riêng.

Nếu tỷ lệ CTR càng cao thì đồng nghĩa với việc mẫu quảng cáo, hay kế hoạch SEO, hoặc từ khóa mà bạn lựa chọn đang thực sự đạt hiệu quả cao, và thu hút được khách hàng quan tâm click vào. Nhưng nếu ngược lại, tỷ lệ CTR thấp thì đồng nghĩa với việc mẫu quảng cáo, nội dung, từ khóa,… của bạn đang gặp vấn đề trong việc tiếp cận khách hàng và cần có các phương án điều chỉnh nhanh chóng.

Ngoài định nghĩa CTR là gì, còn có các chỉ số như CTR SEO, CTR Google Ads, CTR Facebook lần lượt có định nghĩa như sau:

  • CTR SEO là tỷ lệ khách hàng click vào website của bạn.
  • CTR Google Ads là tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo trên Google.
  • CTR Facebook là tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo trên Facebook.

Xem thêm: Top 10 cách giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng trên website

Công thức tính tỷ lệ CTR

Tỷ lệ CTR được tính dựa trên số lần nhấp chuột và số lần hiển thị. Vậy công thức tính tỷ lệ CTR là gì? Các công thức tính CTR trong SEO, Google AdWord và yêu cầu truy vấn lần lượt như sau:

  • Công thức tính CTR trong SEO: CTR = Tổng lượt người nhấp vào link dẫn / Tổng số lần hiển thị
  • Công thức tính CTR trong Google AdWord: CTR = Tổng lượt người nhấp vào quảng cáo / Tổng số lần hiển thị
  • Công thức tính CTR yêu cầu truy vấn: CTR = Click / Hiển thị

Mỗi quảng cáo và từ khóa sẽ có tỷ lệ CTR khác nhau, tỷ lệ CTR càng cao nghĩa là càng có nhiều người tiếp cận với quảng cáo/từ khóa mà bạn chọn.

Tỷ lệ nhấp chuột đạt bao nhiêu là tốt?

Mỗi nền tảng khác nhau sẽ có mức đánh giá tỷ lệ CTR khác nhau, chẳng hạn như:

  • Đối với Google AdWords thì đây là nền tảng quảng cáo có trả phí, vì vậy nếu tỷ lệ CTR đạt từ 2% thì được đánh giá là tốt.
  • Đối với Facebook Ads thì chỉ số CTR trung bình sẽ rơi vào khoảng 0.9% (điều này còn tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ mà bạn chạy).
  • Đối với SEO thì một link được đánh giá là ổn khi chỉ số CTR trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 5%. Tuy nhiên, chỉ số này còn phụ thuộc vào volume và lượt hiển thị của khóa.
Tỷ lệ nhấp chuột đạt bao nhiêu là tốt?
Tỷ lệ nhấp chuột đạt bao nhiêu là tốt?

Xem thêm: Các chỉ số đo lường tỷ lệ giữ chân khách hàng hiệu quả

Các phương pháp tối ưu CTR trong SEO

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm CTR là gì, cùng một số khái niệm liên quan và công thức tính tỷ lệ CTR, có thể thấy dù CTR không phải là điều kiện tiên quyết giúp thu hút traffic và tăng tỷ lệ chuyển đổi, nhưng nếu có thể tối ưu CTR thì đây sẽ là cách giúp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với tệp khách hàng tiềm năng. 

Trong phần này, GoSELL sẽ gợi ý đến bạn một số phương pháp tối ưu CTR trong SEO giúp website của bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công. Cụ thể như sau:

Kiểm tra CTR trên công cụ Google Search Console

Để biết được quảng cáo, hay bài viết,… của bạn có gặp vấn đề ở CTR hay không, thì trước tiên bạn hãy truy cập vào Google Search Console để lấy dữ liệu phân tích từ Google. Tại đây, bạn có thể theo dõi các chỉ số cơ bản như: số lần hiển thị, số lần nhấp chuột, thứ hạng từ khóa,… Sau đó, bắt đầu tiến hành tối ưu CTR.

Lựa chọn từ khóa thật phù hợp với doanh nghiệp

Có hai trường hợp khiến CTR giảm do từ khóa, gồm có:

  • Trong các bài viết trên website, từ khóa chính không xuất hiện nhiều trong toàn bộ nội dung hoặc không xuất hiện ở những chỗ cần thiết. Dẫn đến nội dung không được đánh giá cao, cũng không được hiển thị nhiều đến khách hàng nên số lượt click giảm.
  • Từ nguyên nhân đầu tiên, có thể khiến cho Google “bắt” nhầm cụm từ khóa phụ có lượt tìm kiếm thấp hơn. Điều này cũng khiến cho CTR giảm đáng kể.

Vì vậy, điều bạn cần làm lúc này là rà soát lại từ khóa và tiến hành tối ưu lại sao cho lượng từ khóa chính chiếm từ 1-2% trong toàn bài viết. Đặc biệt là nên đặt từ khóa ở vị trí quan trọng như trong các thẻ heading, hay đặt từ khóa ở đầu câu tiên trong đoạn mở đầu của bài,…

Xem thêm: Từ khóa là gì? Tầm quan trọng của từ khóa trong SEO website

Tối ưu lại thẻ tiêu đề và thẻ mô tả chuẩn SEO

Thẻ tiêu đề và thẻ mô tả xuất hiện trong trang tìm kiếm được ví như là chiếc chìa khóa dẫn dắt khách hàng vào website của bạn. Vậy nên, tại hai thẻ này bắt buộc phải chứa từ khóa và nhất là thẻ tiêu đề phải thật hấp dẫn, mang tính dẫn dắt cảm xúc khách hàng để tỷ lệ nhấp chuột dần được cải thiện.

Tối ưu lại thẻ tiêu đề và thẻ mô tả chuẩn SEO
Tối ưu lại thẻ tiêu đề và thẻ mô tả chuẩn SEO

Tối ưu lại đường link cho các bài viết

URL quá dài hoặc URL không chứa từ khóa SEO, cũng là nguyên nhân khiến Google và khách hàng không đánh giá cao bài viết của bạn. Trong nhiều trường hợp, URL chứa nhiều ký tự lạ cũng sẽ khiến khách hàng e ngại vì lo sợ đây là link rác và có thể chứa virus.

Vì vậy, bạn cũng nên kiểm tra lại URL của các bài viết trên website đã có chứa từ khóa hay cụm từ liên quan đến nội dung bài viết hay chưa. Mặc dù tối ưu URL sẽ khiến cho bài viết của bạn phải index lại từ đầu, nhưng nếu URL đang mắc phải một trong các lỗi đã nêu phía trên thì việc tối ưu để cải thiện CTR là điều nên làm.

Tối ưu lại nội dung cho bài viết

Tối ưu lại nội dung cho bài viết bằng cách cập nhật các nội dung mới ở thời điểm hiện tại cho các chủ đề đã cũ để bài viết của bạn trở nên mới mẻ hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý kiểm tra lại chất lượng hình ảnh (ảnh có còn hiển thị trong bài hay không, có bị mờ hay không,…), hay các video đính kèm trong bài có còn hoạt động bình thường hay không,… 

Để khi khách hàng click vào bài viết của bạn, họ vừa có thể cập nhật các thông tin mới, vừa cảm thấy tin tưởng website của bạn và ở lại website lâu hơn. Điều này sẽ giúp khách hàng thực hiện các hành vi tiếp theo như tham khảo sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, đặt mua sản phẩm,… ngay trên website.

Một số lưu ý khác về chỉ số CTR

Ngoài việc nắm rõ cách tối ưu tỷ lệ CTR là gì, bạn cũng nên lưu ý một số điều quan trọng về chỉ số CTR như sau:

Có phải lúc nào tỷ lệ CTR càng cao thì sẽ càng tốt cho doanh nghiệp?

Như đã có nói ở đầu bài viết, tỷ lệ CTR càng cao thì chứng tỏ là có rất nhiều người truy cập và biết đến website của bạn. Khi đó, chưa nói đến tỷ lệ chuyển đổi, bạn đã có được lượng traffic ổn và độ nhận diện thương hiệu cũng tăng cao. Còn vấn đề bạn muốn có tỷ lệ chuyển đổi, thì bạn cần phải chú ý đến nhiều yếu tố liên quan khác như từ khóa liên quan, nội dung của bài viết, hay nội dung của quảng cáo,…

CTR tác động như thế nào đến điểm chất lượng?

CTR càng cao thì điểm chất lượng của quảng cáo, SEO cũng sẽ càng cao. Đó cũng là lý do vì sao nếu muốn tăng điểm chất lượng cho quảng cáo, thì các doanh nghiệp thường tối ưu chỉ số CTR.

Có thể thực hiện đo lường CTR cùng với những chỉ số nào?

Ngoài chỉ số CTR, nếu bạn muốn biết hiệu quả quảng cáo trên digital thì có thể quan tâm đến các chỉ số như:

  • CPM (Cost Per Thousand): đây là hình thức quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị.
  • CPC (Cost Per Click): CPC là số tiền phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo.
  • CPA (Cost Per Action): CPA là số tiền nhà quảng cáo phải chi trả cho mỗi hoạt động nhận được (như mua hàng, điền form, đăng ký,…).
  • CR (Conversion rate): chỉ số đo việc những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự khi họ mua một món hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn.
  • Impressions: là tần suất quảng cáo/nội dung của bạn hiển thị (chỉ số này được tính bằng số lượng người mà quảng cáo tiếp cận được – Reach x số lần trung bình quảng cáo hiển thị đến mộ người – Frequency).
  • Run rate: là tốc độ hoàn thành mục tiêu của toàn bộ chiến dịch.

Nhìn chung, SEO vẫn là con đường giúp bạn đạt được các mục tiêu tối ưu tỷ lệ nhấp chuột hiệu quả nhất. Do đó, thay vì “đốt tiền” cho các chiến dịch quảng cáo để đạt được mục tiêu tối ưu CTR, thì bạn nên tập trung đầu tư vào SEO. Trong đó, công cụ SEO của GoSELL tự tin là sự lựa chọn hoàn hảo, sở hữu các ưu điểm: vừa ít rủi ro, vừa giúp website đạt được thứ hạng cao trên Google mà còn giúp cải thiện danh tiếng và doanh thu đáng kể.

Xem thêm: CPM là gì? Bí quyết tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo

Tối ưu tỷ lệ CTR cùng GoSELL với tính năng SEO

Khi sử dụng tính năng SEO của GoSELL, bạn có thể thiết lập cùng lúc nhiều từ khóa SEO dễ dàng chỉ bằng thao tác đặt dấu phẩy giữa mỗi từ khóa. Điều này sẽ giúp nhân đôi khả năng xuất hiện các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp lên trang tìm kiếm. Tính năng cũng hỗ trợ giới hạn số từ, kiểm tra độ dài của tiêu đề và phần mô tả một cách chính xác để tối ưu SEO cho nội dung.

Tối ưu tỷ lệ CTR cùng GoSELL với tính năng SEO
Tối ưu tỷ lệ CTR cùng GoSELL với tính năng SEO

Đối với URL, hỗ trợ tạo URL có chứa từ khóa giúp tăng độ tin cậy cho website. Trường hợp website có nhiều nội dung tương tự, tính năng sẽ hỗ trợ cấu hình URL giúp bạn đăng nhiều nội dung lên website mà không lo bị trùng đường link. Nếu có các URL bị trùng, thì hệ thống sẽ gửi thông báo nhắc lựa chọn URL khác để đảm bảo tỷ lệ CTR được tối ưu tốt nhất.

Tính năng SEO cũng sẽ hỗ trợ tối ưu hóa nội dung blog trên website, đảm bảo tất cả bài blog đều được SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google. Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết đã được tích hợp sẵn trên giao diện của hệ thống để biết cách sử dụng tính năng này cho bài blog thật hiệu quả.

Ngoài ra, để lưu trữ và quản lý tất cả bài blog trên website, cung cấp các kiến thức hữu ích mới về sản phẩm/dịch vụ của bạn đến khách hàng truy cập. Nhằm chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng, nâng cao hoạt động SEO của website thì có thể sử dụng thêm tính năng viết Blogs của GoSELL.

Tổng kết

Như vậy, CTR là chỉ số đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược quảng cáo. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn phát triển thị trường online, tiếp cận đến nhiều khách hàng và tăng thứ hạng cho website một cách tự nhiên thì nên chú trọng vào việc cải thiện chỉ số CTR trong SEO.

Hy vọng với những thông tin mà GoSELL đã chia sẻ, sẽ giúp bạn hiểu rõ CTR là gì cùng các thông tin liên quan nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ khách hàng thoát khỏi website của bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến đội ngũ của GoSELL để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời bạn nhé.

Bài viết cùng chuyên mục