Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Quản trị marketing có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Kiến thức

Quản trị marketing có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

14 Tháng Mười Một, 2023

Trong thời buổi kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc hoạch định các chiến lược marketing lại càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến. Trong đó, quản trị marketing đóng vai trò hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được những hiệu quả nhất định trong các chiến lược tiếp thị đã triển khai. Vậy quản trị marketing là gì và có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp? Nội dung bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết đến bạn.

Quản trị marketing có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Khái niệm về quản trị marketing

Hiểu một cách đơn giản, quản trị marketing là việc lập kế hoạch, phân tích và đánh giá các chiến lược marketing đã triển khai. Nhằm mục đích thực hiện các cuộc trao đổi với thị trường mục tiêu để hoàn thành các kế hoạch doanh nghiệp đã đề ra trước đó.

Khái niệm về quản trị marketing
Khái niệm về quản trị marketing

Thông thường, quản trị marketing sẽ bao gồm các hoạt động cơ bản như sau:

  • Phân tích môi trường, cơ hội marketing.
  • Phân đoạn thị trường, đưa ra lựa chọn về thị trường mục tiêu.
  • Xây dựng các kế hoạch và chiến lược tiếp thị.
  • Hoạch định các chương trình tiếp thị.
  • Tổ chức, kiểm tra và đánh giá các hoạt động tiếp thị đã triển khai.

Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến

Những đặc điểm vượt trội của quản trị marketing

Dưới đây là các đặc điểm chủ yếu của quản trị marketing, gồm có:

  • Tạo ra một quy trình triển khai hoạt động marketing chuẩn chỉnh.
  • Tìm kiếm và đặt ra các mục tiêu cụ thể cho từng chiến dịch tiếp thị.
  • Xây dựng các kế hoạch và chiến lược tiếp thị tập trung vào đối tượng khách hàng.
  • Đưa ra đánh giá về các hoạt động tiếp thị thông qua các số liệu thống kê trực quan về chiến dịch triển khai trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Giám sát và đảm bảo kế hoạch tiếp thị diễn ra theo đúng tiến độ.
  • Kết hợp sử dụng mô hình 4p để làm cơ sở hoạch định chiến lược quản trị marketing.

Vai trò của quản trị marketing trong doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm và đặc điểm, GoSELL sẽ tiếp tục bật mí vai trò của quản trị marketing trong doanh nghiệp. Chắc chắn khi biết được những vai trò này thì bạn sẽ không thể nào bỏ qua hoạt động quản trị khi triển khai các chiến lược tiếp thị cho thương hiệu của mình.

Vai trò của quản trị marketing trong doanh nghiệp
Vai trò của quản trị marketing trong doanh nghiệp

Xem thêm: Quản trị chiến lược: Mục tiêu, ý nghĩa và quy trình thực hiện

Giúp doanh nghiệp kết nối với thị trường

Để công việc quản trị marketing diễn ra tốt đẹp, doanh nghiệp cần phải am hiểu về thị trường thông qua các hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường. Từ đó, mới có thể định hướng cho các chiến dịch marketing và triển khai sao cho đáp ứng đúng với nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung, quản trị marketing sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với thị trường hơn, tạo ra hiệu quả cao cho các chiến dịch được triển khai.

Giúp kết nối và tăng tương tác với các phòng ban trong doanh nghiệp

Hoạt động quản trị marketing chủ yếu là tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá các kế hoạch tiếp thị. Vậy nên hoạt động này sẽ giúp kết nối và tăng tương tác với các phòng ban, bộ phận khác trong doanh nghiệp để thúc đẩy nhau hoàn thành dự án theo đúng tiến độ.

Xem thêm: Đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số

Góp phần nâng cao năng suất làm việc cho từng cá nhân, bộ phận

Trong quản trị marketing, việc giám sát mọi hoạt động tiếp thị là điều luôn được đề cao và cũng là trách nhiệm của nhà quản trị. Do đó, các vấn đề có ảnh hưởng đến tiến độ công việc như thời gian hoàn thành dự án chậm trễ, không đúng hạn là điều rất ít khi xảy ra. Điều này góp phần nâng cao năng suất làm việc cho từng cá nhân, bộ phận để đạt các mục tiêu đề ra nhanh chóng hơn.

5 quan điểm trong quản trị marketing, ưu và nhược điểm của các quan điểm

Trong phần này, GoSELL sẽ nêu ra 5 quan điểm chủ yếu trong quản trị marketing, ưu và nhược điểm của các quan điểm để bạn có cái nhìn rõ nét hơn. Cụ thể như sau:

5 quan điểm trong quản trị marketing, ưu và nhược điểm của các quan điểm
5 quan điểm trong quản trị marketing, ưu và nhược điểm của các quan điểm

Quan điểm tiếp thị về sản xuất

Quan điểm tiếp thị về sản xuất cho rằng: khách hàng sẽ yêu thích những sản phẩm có giá thành phải chăng. Đây là một trong những định hướng quản trị marketing lâu đời nhất. Ở đây, các nhà quản trị phải tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất, mở rộng phạm vi tiêu thụ và hệ thống phân phối. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ áp dụng trong các trường hợp:

  • Cầu lớn hơn cung, khách hàng quan tâm đến việc sở hữu sản phẩm chứ không phải chất lượng hay tính năng của chúng.
  • Nhu cầu sản phẩm giảm trong khi giá thành, chi phí sản xuất sản phẩm cao. Ở trường hợp này, doanh nghiệp sẽ tập trung hoàn toàn vào việc xây dựng khối lượng sản xuất và cải tiến công nghệ để giảm giá thành.

Quan điểm tiếp thị về sản phẩm

Quan điểm tiếp thị về sản phẩm cho rằng: khách hàng sẽ yêu thích những sản phẩm có chất lượng cao và các tính năng ưu việt. Những người quản trị marketing đi theo quan điểm này thường sẽ chú trọng vào việc làm ra những sản phẩm cao cấp và không ngừng cải tiến. Tuy nhiên, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục. Nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc cải tiến sản phẩm mà không tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng thì chẳng mấy chốc sẽ thất bại.

Quan điểm tiếp thị về bán hàng

Quan điểm tiếp thị về bán hàng cho rằng: khách hàng vẫn còn e ngại trong việc mua sắm hàng hóa của doanh nghiệp. Quan điểm này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thúc đẩy hoạt động bán hàng bằng cách thiết kế cửa hàng hiện đại, chú trọng vào việc đào tạo nhân viên bán hàng, tổ chức các chương trình khuyến mãi,… Nhưng nếu một doanh nghiệp chỉ hướng đến quảng cáo trong khi sản phẩm của họ lại không mang đến giá trị gì cho khách hàng. Thì chẳng bao lâu doanh nghiệp sẽ không thể bán được một sản phẩm nào nữa.

Quan điểm tiếp thị về khách hàng

Quan điểm tiếp thị về khách hàng vừa bao quát việc tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, vừa đưa ra chính sách hợp lý để doanh nghiệp vượt mặt đối thủ thành công nhưng vẫn tiết kiệm chi phí tối đa. Để xác định chính xác nhu cầu và mong muốn, cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn đối thủ, doanh nghiệp cần vạch rõ các đặc trưng sau đây:

  • Nhắm đúng vào thị trường mục tiêu.
  • Hiểu rõ nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Sử dụng các công cụ marketing phù hợp.
  • Tăng lợi nhuận dựa trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Quan điểm tiếp thị về trách nhiệm xã hội

Hiện nay các vấn đề như ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên dần bị cạn kiệt, dân số tăng nhanh,… đón nhận rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Chính vì vậy, khi áp dụng quan điểm này, doanh nghiệp cần tạo ra các sản phẩm hướng đến việc bảo vệ môi trường, con người nhằm giúp cộng đồng cải thiện chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn. Đồng thời, triển khai các chiến dịch marketing nhằm duy trì mối liên kết bền vững giữa khách hàng, doanh nghiệp và xã hội.

Quy trình quản trị marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Vừa rồi là 5 quan điểm trong quản trị marketing mà GoSELL đã tổng hợp, việc thấu hiểu 5 quan điểm trên sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra lựa chọn chiến lược tiếp thị phù hợp với quy mô, ngân sách của mình. Để quá trình quản trị marketing diễn ra thuận lợi, GoSELL sẽ bật mí đến bạn các bước thực hiện sau:

Quy trình quản trị marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Quy trình quản trị marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Bước 1, tìm hiểu và phân tích môi trường marketing

Tìm hiểu và phân tích môi trường marketing là bước đầu tiên trong quy trình quản trị tiếp thị, ở bước này doanh nghiệp cần tìm hiểu về môi trường marketing từ vi mô cho đến vĩ mô. Kết hợp với việc dựa vào mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để chọn ra chiến lược tiếp thị thực sự phù hợp.

Bước 2, lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi đã chọn được chiến lược tiếp thị theo ý muốn, tiếp theo doanh nghiệp cần xác định được thị trường mục tiêu. Vì việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có được một chiến lược marketing thành công.

Có rất nhiều cách để định vị thị trường mục tiêu, như lựa chọn thị trường theo khu vực địa lý, độ tuổi, hành vi, sở thích của khách hàng,… Để thực hiện một trong các cách trên, doanh nghiệp cần thu thập được một lượng thông tin khách hàng nhất định. Trong đó, bạn có thể sử dụng mẫu điền thông tin của Google, hoặc sử dụng giải pháp GoLEAD (landing page) để thực hiện một cuộc khảo sát về chất lượng sản phẩm, hay thu thập thông tin mà khách hàng để lại tại form đăng ký trên website,…Những thông tin này sẽ được lưu trữ vào hệ thống CRM của GoSELL.

Hệ thống cũng hỗ trợ thực hiện thống kê số lượng khách hàng ghé thăm website/app bán hàng, số lượng khách hàng quay lại doanh nghiệp,… Phân tích cụ thể hành vi mua sắm của họ dựa trên số lượng khách hàng chưa có/đã có đơn hàng, các tiêu chí như độ tuổi, vị trí, cấp độ thành viên,… Và bắt đầu phân khách hàng vào các nhóm tương ứng để doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét về chân dung khách hàng nhằm định vị thị trường mục tiêu chính xác.

Xem thêm : 5 Ví dụ về lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

Bước 3, tiến hành thiết lập chiến lược marketing

Khi đã hoàn tất hai bước trên, tùy vào từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường mà đưa ra các chiến lược marketing phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nỗ lực thực hiện định vị sản phẩm bằng cách cho khách hàng thấy những ưu điểm nổi bật và lợi ích then chốt mà họ nhận được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp. Nhằm tạo động lực khiến họ đưa ra quyết định chốt đơn nhanh chóng.

Bước 4, hoạch định các chương trình marketing

Để hoạch định các chương trình marketing hiệu quả trên các phương tiện truyền thông, doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình 4P bao gồm: sản phẩm (Product), giá cả (Price), địa điểm (place), quảng bá (promotion). Song song đó, sử dụng thêm một số công cụ marketing để tạo ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn. GoSELL cũng sẽ hỗ trợ bạn thiết lập các chương trình trên với các thao tác đơn giản, mà lại không tốn quá nhiều thời gian và chi phí như:

  • Khách hàng thân thiết, giúp thiết lập mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp với khách hàng. Cho phép khách hàng tích lũy điểm thưởng để nâng cấp mức độ khách hàng thành viên và nhận được các chương trình ưu đãi tương ứng.
  • Tạo mã giảm giá giúp khách hàng có lý do quay lại doanh nghiệp mua sắm bằng cách tạo ra các mã giảm giá theo nhiều hình thức khác nhau. Giúp doanh nghiệp kích cầu mua sắm, bán được nhiều sản phẩm và gia tăng doanh số vượt bậc.
  • Flash sale cho phép giới hạn số lượng sản phẩm, thời gian khuyến mãi nhằm đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ của khách hàng để tăng tốc doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm một số công cụ marketing khác như email marketing, thông báo đẩy, blogs,… để truyền tải thông điệp về chương trình khuyến mãi đến khách hàng thuận tiện.
Hoạch định các chương trình marketing
Hoạch định các chương trình marketing

Bước 5, triển khai và đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing

Việc triển khai kế hoạch marketing cần đảm bảo diễn ra đúng như thời gian dự kiến. Đồng thời, trong quá trình triển khai chiến dịch, doanh nghiệp cũng cần theo dõi hành vi người dùng và đo lường hiệu suất trong quá trình triển khai chiến dịch bằng cách kết nối các công cụ phân tích Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel vào hệ thống GoSELL.

Song song đó, kết hợp sử dụng tính năng phân tích báo cáo của GoSELL để có cái nhìn bao quát về doanh thu trên đa kênh, đa nền tảng và đa chi nhánh, nắm được những sản phẩm bán chạy theo từng thời điểm. Nhằm đưa ra đánh giá về khả năng sinh lời của chiến dịch để có các phương án thay đổi phù hợp.

Một số giải pháp khác của GoSELL mà doanh nghiệp có thể tham khảo

Ngoài các công cụ nêu trên, GoSELL còn cung cấp các giải pháp: GoWEB (thiết kế website); GoAPP (thiết kế app bán hàng); GoPOS (quản lý hoạt động bán lẻ tại quầy); GoSOCIAL (tối ưu quy trình bán hàng trên khung chat Facebook và Zalo OA); GoCALL (xây dựng đội ngũ telesale).

Cùng đa dạng các tính năng quản lý, toàn bộ đều được quản lý tập trung tại một hệ thống duy nhất và không đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu biết chuyên sâu về lập trình. Tùy vào mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp tương ứng để việc mở rộng quy mô và tiếp cận khách hàng được thuận lợi hơn.

Nhìn chung, việc quản trị marketing là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của một chiến lược tiếp thị. Vì vậy, điều mà các doanh nghiệp cần phải chú trọng là nâng cao năng lực, trình độ quản trị để nhanh nhạy trong việc phân tích thị trường, con người nhằm gia tăng hiệu quả cho các chiến dịch mình triển khai. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có góc nhìn khái quát hơn và nắm được cách quản trị marketing chuyên nghiệp.

Bài viết cùng chuyên mục