Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Setup là gì? Cách setup trong kinh doanh nhà hàng độc đáo

Kiến thức

Setup là gì? Cách setup trong kinh doanh nhà hàng độc đáo

16 Tháng Mười, 2023

Kinh doanh nhà hàng đang là một trong những lĩnh vực được lựa chọn và đầu tư khởi nghiệp khá nhiều. Tuy nhiên để bắt đầu kinh doanh nhà hàng thì bạn cần biết đến việc Setup là gì. Đây cũng là những yếu tố quyết định sự thành công của nhà hàng.

Setup là gì? Cách setup trong kinh doanh nhà hàng độc đáo

Setup là gì? 

Đầu tiên cùng tìm hiểu setup là gì? Đây có nghĩa là bố trí và sắp xếp những đồ vật trở nên ngay ngắn và sạch sẽ. Và setup nhà hàng cũng mang nghĩa tương tự, người đảm nhận khâu này cần chuẩn bị quá trình thiết kế và trang trí cho nhà hàng khi muốn thay đổi diện mạo mới hoặc chuẩn bị những sự kiện mang phong cách riêng…

Nhìn chung setup nhằm hướng đến không gian, đặc biệt là mang đến dấu ấn trong lòng khách hàng, nhằm tạo nên sự khác biệt và sang trọng mà nhà hàng muốn hướng đến. Setup cho nhà hàng chính là một trong những bước căn bản cho những ai muốn tạo điểm nhấn cho nhà hàng.

10 bước setup kinh doanh nhà hàng độc đáo và hiệu quả

Sau khi hiểu định nghĩa set up là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay các bước setup kinh doanh nhà hàng độc đáo và hiệu quả ngay nhé!

10 bước setup là gì khi kinh doanh nhà hàng
10 bước setup kinh doanh nhà hàng độc đáo và hiệu quả

Bước 1: Trang bị đầy đủ kiến thức

Quản lý kinh doanh một nhà hàng là một trong những vấn đề không dễ dàng, vậy nên chủ nhà hàng cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về kinh doanh nhà hàng.

Những kiến thức cơ bản cho người quản lý có thể giải quyết và ứng phó với những tình huống khó khăn căn có thể đến bất chợt. Các kiến thức cơ bản mà bạn cần chuẩn bị để quản lý nhà hàng dễ dàng hơn là:

  • Những kiến thức chuyên môn về ẩm thực.
  • Kỹ năng về quản lý nhân viên và nguồn nhân lực.
  • Quản lý tài chính và kiểm kê lợi nhuận của nhà hàng.
  • Kiến thức cần có về quảng bá, truyền thông và marketing.

Bước 2: Định dạng khách mục tiêu

Không có bất kỳ một nhà hàng nào có thể hấp dẫn tất cả các tệp khách hàng, đó là một trong những thực tế mà khó nhà kinh doanh nào có thể chấp nhận được, nhưng đó lại là sự thật khó chối cãi.

Khách hàng sẽ có nhiều tệp khác nhau, với mức thu nhập khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm cho mình tệp khách hàng và thị trường mục tiêu để nhắm đến, đưa ra kế hoạch kinh doanh cụ thể.

Dựa vào việc phân tích thị trường theo độ tuổi, sở thích, thu nhập cá nhân, hay nhà hàng đặc thì mà họ thường xuyên lui tới (nhà hàng món âu, nhà hàng món á, nhà hàng ăn chay…). Bên cạnh đó, bạn cần phân tích về đặc điểm của từng khách hàng để đưa ra nhóm khách hàng mục tiêu.

Bước 3: Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Khi chọn địa điểm cho nhà hàng mới của bạn, các đặc điểm sau là một trong những điểm quan trọng nhất:

Khả năng tiếp cận: Chọn một vị trí mà những người tham gia giao thông có thể nhìn thấy. Ngoài ra, hãy xem xét nếu có bãi đậu xe và dễ dàng tiếp cận bằng cách đi bộ vào nhà hàng của bạn không.

Nhân khẩu học: Đảm bảo thị trường mục tiêu của nhà hàng của bạn phù hợp với nhân khẩu học của khu vực.

Sự cạnh tranh của khu vực: Một số cạnh tranh gần đó có thể giúp ích cho việc tiếp thị. Nhưng thật khôn ngoan khi bạn có đủ khoảng cách để bạn vẫn có thể đảm bảo một lượng khách hàng vững chắc, những người sẽ không dễ dàng bị thu hút đến một địa điểm tương tự khác.

Bước 4: Thiết kế, trang trí nhà hàng

Thiết kế, trang trí nhà hàng
Thiết kế, trang trí nhà hàng

Khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải có những thiết kế và sắp xếp bố cục của nhà hàng sao cho đáp ứng được những mục tiêu đề ra trong thực đơn cũng như chủ đề mà nhà hàng đặt ra.

Mục tiêu chính của bạn là sắp xếp nhà hàng có sự liên kết từ trước đến sau, từ khu vực lễ tân cho đến thiết kế nhà bếp. Thường thì khu vực dành cho khách hàng ăn uống sẽ chiếm đến 60% diện tích nhà hàng, 30% còn lại là dành cho khu nấu nướng và chế biến, phần còn lại sẽ là dành cho khu vực lưu trữ đồ ăn.

Hiện nay, phong cách để trang trí nhà hàng có rất nhiều kiểu như: Phong cách hiện đại, phong cách cổ điển, phong cách xưa cũ, phong cách Hàn Quốc, Châu Âu… Vì vậy phải dựa vào tệp khách hàng để thiết kế phù hợp. Nhưng dù với phong cách thiết kế nào cũng nên có sự ấm cúng và thoáng đãng.

Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế nhà hàng giúp kinh doanh hút khách

Bước 5: Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu

Đầu vào của nguồn nguyên vật liệu chính là yếu tố cấu thành nên chi phí và lợi nhuận của sản phẩm. Chính vì vậy, mà chủ nhà hàng cần cân nhắc về vấn đề nhập nguyên vật liệu. Không nên chú tâm vào vấn đề nhập nguyên vật liệu giá rẻ mà quên đi việc sản phẩm chất lượng.

Vì nếu nguyên vật liệu kém chất lượng sẽ dẫn đến vấn đề những món ăn không được chất lượng. Và cũng nên tránh tình trạng không quản lý được nguyên vật liệu, tránh tình trạng thất thoát làm hao hụt về chi phí.

Bước 6: Tạo thực đơn cho nhà hàng

Việc setup thực đơn cho nhà hàng, cần nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận. Họ chính là những người sẽ tiếp cận menu và sử dụng những món ăn. Vì vậy bạn cần biết được họ thích những món ăn được chế biến ra sao, theo kiểu nào.

Menu cần được xác định rõ được thực đơn để phục vụ khách hàng nhằm phục vụ một cách hiệu quả. Điểm lưu ý ở đây là hãy lên thực đơn có một hai món đặc biệt, độc lạ để lại ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng để nhà hàng phát triển đi vào chuỗi bán hàng hơn nhé!

Xem thêm: Bí quyết xây dựng thực đơn nhà hàng hoàn hảo, tăng doanh thu

Bước 7: Tuyển dụng nhân viên

Bước quan trọng của việc mở hàng hàng chính là tuyển dụng nhân viên: quản lý nhà hàng, đầu bếp, thuê nhân viên thu ngân, phục vụ bàn,…việc vận hành nhà hàng hoạt động hàng ngày. Bạn cần xem xét các vai trò cần thực hiện tại nhà hàng trước khi tuyển dụng các vị trí nhân viên.

Điều này có thể bao gồm quản lý và giám sát nguồn nhân lực, thu mua thực phẩm và đồ uống, tiếp nhận và lưu trữ sản phẩm, chuẩn bị thực phẩm, dịch vụ thực phẩm, làm sạch thực phẩm và rửa chén, tiếp thị và bán hàng, quan hệ công chúng, kế toán và kiểm toán…

Bước 8: Lên chiến lược Marketing

Lên chiến lược Marketing
Lên chiến lược Marketing

Marketing là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cho nhiều khách hàng tiềm năng biết đến nhà hàng của bạn. Việc đưa ra những chương trình khuyến mãi cho khách hàng mới, tặng cho họ những món đồ uống hoặc tráng miệng miễn phí, khiến họ có cảm tình với nhà hàng và quay trở lại nhà hàng của bạn.

Marketing nhà hàng trên nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram… giúp bạn dễ dành chia sẻ những hình ảnh và thông tin của nhà hàng. Hình ảnh và mô tả phải truyền đạt thương hiệu của bạn. Cân nhắc bao gồm hình ảnh về món ăn hoặc quy trình hậu trường để thu hút khách tiềm năng. Đảm bảo sử dụng ảnh chất lượng cao.

Bước 9: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu khi bạn kinh doanh nhà hàng. Hãy áp dụng những quy trình an toàn thực phẩm mà Bộ Y Tế quy định vào nhà hàng. đảm bảo các món ăn nhà hàng chế biến luôn sạch sẽ, chất lượng. Đừng để khách hàng bị ngộ độc, điều này sẽ làm mất uy tín của nhà hàng.

Bước 10: Quản lý hoạt động nhà hàng

Khi đi vào vận hành, việc xây dựng hệ thống quản lý nhà hàng là điều cấp thiết tránh thất thoát không đáng có. Quản lý nhà hàng sẽ bao gồm quản lý nhân viên, quản lý doanh thu, nguyên liệu chế biến, chăm sóc khách hàng thân thiết…

GoF&B giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh nhà hàng hiệu quả

GoF&B là phần mềm quản lý bán hàng chuyên biệt cho ngành F&B giúp các chủ quán tiết kiệm thời gian bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Quản lý order tại bàn

  • Quản lý bàn theo khu vực giúp thanh toán nhanh chóng, chính xác.
  • Ghi nhận món tại bàn cho khách hàng với thiết bị POS cầm tay.
  • Ghi nhận thông tin order và chuyển trực tiếp đến bộ phận bếp, tránh sai sót.
Quản lý order tại bàn
Quản lý order tại bàn

Và các tính năng hữu ích khác

  • Quản lý đơn hàng, tối ưu kho nguyên vật liệu: Với ưu điểm hỗ trợ quản lý chính xác số lượng nguyên liệu được sử dụng hằng ngày sẽ giúp nhà hàng của bạn sẽ luôn nắm được số lượng từng loại nguyên liệu trong kho, kịp thời nhập hàng để không bị gián đoạn quy trình kinh doanh.
  • Quản lý nhân viên chặt chẽ: Với tính năng này mỗi nhân viên đều chỉ được đăng nhập và sử dụng tài nguyên theo sự phân quyền của người quản lý. Chủ cửa hàng có thể hạn chế tình trạng nhân viên gian lận gây thất thoát doanh thu.
  • Đa dạng hình thức thanh toán: Có rất nhiều hình thức cho khách hàng lựa chọn như: Thẻ ghi nợ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit card) gồm Visa/Mastercard/JCB, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử gồm VNPay/MoMo hoặc thanh toán tiền mặt.
  • Quản lý khách hàng: Hỗ trợ việc lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng đã đến với nhà hàng, sau đó nhà hàng có thể đưa ra những chiến dịch như chúc mừng và tặng quà vào những ngày lễ, sinh nhật của họ.
  • Cung cấp công cụ hỗ trợ Marketing: Email Marketing, Tạo mã QR code ưu đãi… giúp người bán tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả.
  • Báo cáo kinh doanh hiệu quả: Các hạng mục từ doanh thu chi phí, lãi lỗ, lịch sử bán hàng, thống kê hóa đơn, hiệu quả kinh doanh trên các nền tảng bán hàng, hình thức mua hàng… Phân tích báo cáo doanh thu chính xác và chi tiết mọi lúc mọi nơi thông qua biểu đồ trực quan theo thời gian.

Kết luận

Với những chia sẻ trên của GoSELL, mong rằng bạn đã hiểu hơn về Setup là gì khi nhà hàng. Việc mở một nhà hàng và đưa vào hoạt động kinh doanh thật không dễ dàng. Vì vậy với những chia sẻ về setup là gì khi kinh doanh sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức để đưa nhà hàng đi vào hoạt động trơn tru hơn.

Bài viết cùng chuyên mục