Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Ý nghĩa của brand guideline trong việc xây dựng thương hiệu

Kiến thức

Ý nghĩa của brand guideline trong việc xây dựng thương hiệu

29 Tháng Sáu, 2023

Brand guideline là phần cốt yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển độ nhận diện thương hiệu bền vững. Nó đề ra các quy tắc cũng như nguyên tắc cho các thương hiệu nên trong việc trình bày hoặc sử dụng các chiến thuật truyền thông. Các hướng dẫn này giúp thống nhất cụ thể độ nhận diện của thương hiệu để dễ dàng tạo niềm tin với khách hàng. Trong bài viết này, GoSELL sẽ cùng bạn khám phá ý nghĩa của guideline nhãn hàng trong việc branding.

Ý nghĩa của brand guideline trong việc xây dựng thương hiệu

Tìm hiểu về guideline thương hiệu

Brand guideline là gì

Brand guideline (hướng dẫn về thương hiệu) là một tài liệu bao gồm các chi tiết cụ thể, rõ ràng được thương hiệu tạo ra để hướng dẫn cách sử dụng, xây dựng và bảo vệ hình ảnh của một công ty, tổ chức hoặc sản phẩm. Nó bao gồm các hướng dẫn và quy định về việc sử dụng logo, màu sắc, font chữ, cách viết, hình ảnh, biểu đồ và các yếu tố thiết kế khác liên quan đến hình ảnh thương hiệu.

Các thương hiệu thường đặt ra guideline để đối tác, nhân viên tuân theo trong việc sử dụng các yếu tố trình bày hình ảnh cho các hoạt động truyền thông và marketing một cách nhất quán. Nó đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận diện dễ dàng được thương hiệu, giúp xây dựng lòng tin và giá trị cho khách hàng thông qua việc tạo ra một hình ảnh đáng tin cậy.

Brand guideline cũng cung cấp hướng dẫn về cách sử dụng thương hiệu trong các tình huống cụ thể, ví dụ như trên các phương tiện truyền thông khác nhau, trong quảng cáo, bao bì sản phẩm và các nền tảng trực tuyến. Nó giúp đảm bảo rằng thông điệp của thương hiệu được truyền tải một cách thống nhất để đem lại kết quả tốt.

Xem thêm: Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả

Các thành phần chính của brand guideline

Một brand guideline có thể bao gồm các phần sau:

  • Hướng dẫn về logo và biểu tượng đặc trưng: bao gồm quy tắc về kích thước, tỷ lệ, không gian hiển thị, và cách sử dụng đúng của logo và biểu tượng đặc trưng của nhãn hàng.
  • Hướng dẫn về màu sắc: xác định các màu chính và màu phụ của thương hiệu, bao gồm mã màu và cách sử dụng chúng.
  • Hướng dẫn về font chữ: quy định các font chữ chính được sử dụng trong việc trình bày thông điệp thương hiệu.
  • Hướng dẫn về cách viết: định nghĩa ngôn ngữ, phong cách viết, content angle và cách sử dụng từ ngữ để phản ánh đúng giá trị nhằm tôn vinh thương hiệu.
  • Hướng dẫn về hình ảnh và biểu đồ: quy tắc về việc sử dụng hình ảnh, biểu đồ và các yếu tố thiết kế khác để thể hiện thương hiệu một cách nhất quán.
Các thành phần chính của brand guideline
Các thành phần chính của brand guideline

Ý nghĩa của guideline thương hiệu trong quá trình branding

Xác định nhận diện thương hiệu

Đầu tiên, các hướng dẫn đó sẽ giúp xác định các thành phần cốt lõi của thương hiệu, bao gồm logo, màu sắc, phông chữ, biểu đồ, hình ảnh và cách sắp xếp các yếu tố trên các nền tảng khác nhau. Bằng cách sử dụng những quy tắc rõ ràng và cụ thể, brand guideline đảm bảo rằng thương hiệu của bạn sẽ được nhận diện dễ dàng để có thể tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng. Dưới đây là cách brand guideline đóng góp vào việc xác định nhận diện thương hiệu:

Logo

Logo sẽ được xác định cách sử dụng, tỷ lệ, kích thước và không gian xung quanh. Nó quy định các biến thể của logo (nếu có) và hướng dẫn về việc áp dụng logo trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Điều này đảm bảo rằng logo của thương hiệu được hiển thị một cách nhất quán và dễ nhận biết.

Màu sắc

Các màu chính và màu phụ của thương hiệu cần phải được quy định rõ ràng. Vì vậy, các hướng dẫn thương hiệu thường sẽ chỉ định mã màu và quy tắc về cách sử dụng chúng trên các bộ nhận diện, trang web, quảng cáo và các nền tảng khác. Việc sử dụng màu sắc đúng cách giúp xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và ấn tượng để nhằm tạo nên sự nhận diện dễ dàng đối với công chúng.

Font chữ

Ngoài ra, không chỉ là màu sắc hay logo, mà brand guideline còn quy định các font chữ chính được sử dụng cho thương hiệu. Nó chỉ rõ các font chữ cần dùng cho tiêu đề, đoạn văn bản và các yếu tố khác trong việc trình bày văn bản để truyền tải thông điệp thương hiệu. Sử dụng font chữ nhất định giúp tạo ra sự đồng nhất trong việc truyền đạt thông điệp của thương hiệu.

Hình ảnh và biểu đồ

Các hướng dẫn còn quy định cách sử dụng hình ảnh, biểu đồ và các yếu tố thiết kế khác liên quan đến thương hiệu. Nó xác định kiểu hình ảnh, phong cách và quy tắc về việc sử dụng chúng trong các hoạt động truyền thông. Việc này giúp tạo ra một hình ảnh nhất quán và dễ nhận biết cho thương hiệu.

Tham khảo thêm: Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng Brand Awareness thành công

Bảo tồn sự nhất quán

Đây là công cụ quan trọng để đảm bảo sự nhất quán trong việc sử dụng thương hiệu. Nó xác định cách sử dụng logo và các yếu tố khác của thương hiệu trên các phương tiện truyền thông khác nhau như trang web, bộ nhận diện thương hiệu, quảng cáo, bao bì sản phẩm, và nhiều hơn nữa. Sự nhất quán giúp tạo ra sự tin tưởng và độ tin cậy, đồng thời làm nổi bật thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

Hướng dẫn sử dụng

Bộ tài liệu branding này cũng cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng thương hiệu trong các tình huống cụ thể. Nó quy định các quy tắc về cỡ chữ, khoảng cách, định dạng văn bản và các yếu tố thiết kế khác để đảm bảo sự hình ảnh của thương hiệu được thể hiện một cách chuyên nghiệp, hoàn hảo. Việc tuân thủ brand guideline sẽ giúp ngăn chặn các tình trạng sử dụng sai lệch hoặc không đúng quy định các yếu tố thiết kế kể trên, giúp thương hiệu của bạn luôn giữ được hình ảnh đúng đắn và chỉn chu.

Xây dựng lòng tin và giá trị

Bên cạnh đó, việc tuân thủ theo các quy định trong tài liệu branding của thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng và giá trị cho doanh nghiệp. Khi khách hàng nhận thấy sự nhất quán và sự trau chuốt về mặt hình ảnh trong việc sử dụng bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, họ có sẽ xu hướng tin tưởng, bởi vì một bộ guideline đồng nhất sẽ khiến họ cảm thấy quen thuộc, an tâm với nhãn hàng đó. 

Đồng thời lúc đó họ cũng sẽ có sự kết nối mạnh mẽ với thương hiệu của bạn. Bởi vì việc này giúp doanh nghiệp của bạn tạo ra một hình ảnh đáng tin cậy. Từ đó, lòng trung thành và mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng đối với doanh nghiệp bạn của bạn sẽ được củng cố chắc chắn.

Xây dựng lòng tin và giá trị
Xây dựng lòng tin và giá trị

Định hình hướng đi chiến lược

Hướng dẫn thương hiệu không chỉ định hình các quy tắc thiết kế và sử dụng thương hiệu, mà còn giúp định hình hướng đi chiến lược cho thương hiệu. Nó tạo ra một khuôn khổ cho các hoạt động/ chiến dịch truyền thông, marketing/ remarketing của doanh nghiệp, giúp đảm bảo rằng thông điệp của thương hiệu được truyền tải một cách cụ thể, hiệu quả.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm lập chiến lược branding Marketing chính xác nhất

Những khó khăn thường gặp trong việc tuân thủ brand guideline

Mặc dù brand guideline mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo tồn sự nhất quán của thương hiệu, nhưng cũng có một số khó khăn và thách thức trong việc tuân thủ nó mà các chủ doanh nghiệp thường gặp phải. Dưới đây là một số khó khăn phổ biến mà người sử dụng thường sẽ bị rơi vào:

Thiếu sự hiểu biết

Một trong những khó khăn chính là thiếu sự nhận thức và hiểu biết về brand guideline. Có thể các thành viên trong tổ chức không được đào tạo đầy đủ về các hướng dẫn thương hiệu hoặc không hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ. Điều này dẫn đến việc sử dụng không đúng hoặc bỏ qua những quy tắc và hướng dẫn trong brand guideline.

Sự linh hoạt và thay đổi

Thương hiệu có thể bị các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường bắt buộc thay đổi theo thời gian. Do đó, brand guideline cần được cập nhật và điều chỉnh để đáp ứng những thay đổi này. Tuy nhiên, việc thay đổi các hướng dẫn của thương hiệu có thể gây ra sự mất nhất quán và khó khăn trong việc áp dụng các quy tắc mới cho toàn bộ tổ chức.

Sự không nhất quán giữa các đội ngũ và chi nhánh 

Đối với các doanh nghiệp lớn hoặc có nhiều chi nhánh, việc tuân thủ brand guideline có thể gặp khó khăn do sự không nhất quán giữa các đội ngũ và chi nhánh khác nhau. Có thể có sự hiểu sai hoặc thực hiện không đúng theo hướng dẫn, dẫn đến sự mất nhất quán trong việc sử dụng bộ nhận diện thương hiệu.

Đối tác và đại lý không tuân thủ

Trong một số trường hợp, các đối tác và đại lý làm việc với thương hiệu cũng có thể không tuân thủ brand guideline. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu tính chất nhất quán và làm hao hụt những giá trị đã gầy dựng trước đó của thương hiệu trong các hoạt động truyền thông và marketing/ remarketing.

Để vượt qua những khó khăn này, quan trọng hơn hết là cần phải có một quy trình giảng dạy, đào tạo liên tục về brand guideline cho toàn bộ nhân sự. Hoặc thay vào đó, bạn cần phải đảm bảo các nền tảng bạn đang hoạt động phải được thiết kế đồng nhất, chú trọng từng chi tiết tuân theo brand guideline. Tuy nhiên những cách này sẽ làm bạn tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Trong trường hợp đó, lựa chọn sử dụng một phần mềm công nghệ như GoSELL sẽ là một sự lựa chọn tối ưu nhất.

Thống nhất brand guideline với phần mềm cung cấp giải pháp GoSELL

Ngày nay, xu hướng kinh doanh đa kênh, đa nền tảng từ online (web/app bán hàng, sàn TMĐT,…) đến các hình thức offline (bán hàng tại quầy, tại cửa hàng truyền thống,..) đang dần trở nên phổ biến. Vì thế việc duy trì sự đồng nhất của các guideline thương hiệu sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, bạn có thể tối giản và tối ưu các quy trình đồng bộ guideline dễ dàng nhờ GoSELL.

Thống nhất guideline thương hiệu trên đa nền tảng kinh doanh

Website bán hàng

Bạn có thể tuân theo các nguyên tắc thiết kế để đảm bảo website bán hàng của mình đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu cùng với GoWEB. Với tính năng thiết kế giao diện được tích hợp sẵn sẽ cho phép bạn tự do sáng tạo giao diện trang web của mình theo guideline để đảm bảo khách hàng ấn tượng với thương hiệu của bạn, tăng độ nhận diện thương hiệu giữa công chúng. Bạn có thể sử dụng logo, màu sắc, font chữ theo quy định trong quá trình thiết kế web bởi vì tính năng cho phép bạn đăng tải hoặc thêm các yếu tố mỹ thuật trên bằng các thao tác kéo-thả đơn giản. 

Thống nhất guideline thương hiệu trên đa nền tảng kinh doanh cùng GoSELL
Thống nhất guideline thương hiệu trên đa nền tảng kinh doanh cùng GoSELL

App bán hàng 

Phần mềm GoAPP được GoSELL cung cấp để bạn có thể thiết kế app bán hàng online chuyên nghiệp để phục vụ cho quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu theo một cách chỉn chu. Ứng dụng sau khi được thiết kế tỉ mỉ để đảm bảo rằng đã tuân theo các nguyên tắc trong bộ guideline thương hiệu sẽ được tải lên iOS App store và Google Play store để cho khách hàng download về và mua sắm thuận tiện hơn.

Landing page bán hàng

GoLEAD là phần mềm sẽ giúp bạn tạo một hoặc nhiều landing page được cung cấp bởi GoSELL để tăng cơ hội chốt sales và giúp thu thập thông tin khách hàng. Bạn có thể thiết kế các trang đích để đảm bảo các trang bán hàng này sử dụng logo, font chữ, màu sắc và các yếu tố mỹ thuật khác đúng với bộ guideline của thương hiệu. Khi đó, bạn sẽ có thể tiếp cận nhiều khách hàng cùng lúc và thu hút họ với một bộ nhận diện thương hiệu mang dấu ấn riêng đẹp mắt. Nếu khách hàng truy cập vào các trang này, họ sẽ dần ghi nhớ và trở nên quen thuộc hơn đối với doanh nghiệp của bạn.

Bán hàng trên mạng xã hội

Phần mềm GoSOCIAL từ GoSELL sẽ hỗ trợ bạn quản lý cùng lúc 5 fanpages trên Facebook và 1 Zalo Official Account để khai thác tiềm năng bán hàng qua mạng xã hội dễ dàng hơn. Song với đó, bạn có thể thiết lập các trang mạng xã hội của mình trên 2 nền tảng phổ biến này với bộ guideline thương hiệu ấn tượng của riêng mình, giúp bạn xây dựng sự uy tín. Khi đó, khách hàng sẽ bắt đầu đặt niềm tin vào doanh nghiệp bạn hơn và giúp bạn tăng cơ hội bán hàng qua mạng xã hội hiệu quả hơn.

Bán hàng trên mạng xã hội
Bán hàng trên mạng xã hội

Thống nhất guideline thương hiệu với các tính năng hỗ trợ marketing của GoSELL

Bên cạnh các phần mềm giúp bạn sắp xếp các yếu tố trong guideline thương hiệu dễ dàng kể trên, thì GoSELL còn cung cấp các tính năng hỗ trợ bạn trong việc xây dựng các chiến dịch marketing/ remarketing. Các tính năng như email marketing, blogs, thông báo đẩy,…. có thể giúp bạn củng cố hình ảnh thương hiệu của mình trong quá trình branding bằng cách điều chỉnh bộ nhận diện và thông điệp tuân thủ theo brand guideline một cách dễ dàng. Sau đó, bạn có thể gửi thông điệp của mình đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn muốn. Hoặc bạn cũng có thể branding bằng các tính năng như SEO, đo lường và tối ưu hiệu quả các chiến dịch quảng cáo online nhờ Google Analytics, Facebook Pixel.  

Tổng kết

Nhìn chung, brand guideline là công cụ quan trọng hỗ trợ việc xây dựng và duy trì tên tuổi, hình ảnh của một thương hiệu trong quá trình branding. Nó định hình cách đại chúng nhận diện thương hiệu của bạn thông qua hành động bảo tồn sự nhất quán, cung cấp hướng dẫn sử dụng, xây dựng lòng tin khách hàng, xây dựng giá trị thương hiệu, và xác định hướng đi đúng đắn cho các chiến lược truyền thông, marketing/ remarketing. Bằng cách tuân thủ brand guideline, bạn có thể gầy dựng nên một thương hiệu mạnh mẽ và tạo sự kết nối sâu sắc với khách hàng của mình. Hãy tận dụng GoSELL để thực hiện điều đó dễ dàng hơn nhé. Chúc bạn thành công!

Bài viết cùng chuyên mục