Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Captcha là gì? Tại sao nên tạo captcha cho website?

Kiến thức

Captcha là gì? Tại sao nên tạo captcha cho website?

24 Tháng Hai, 2024

Captcha là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trên internet và dễ bắt gặp ở rất nhiều website dưới các hình thức khác nhau. Đôi khi việc phải nhập captcha trước khi truy cập vào giao diện chính của một trang web nào đó, là điều mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ cảm thấy khá phiền. Tuy nhiên, đối với các thương hiệu, doanh nghiệp thì việc tạo captcha là vô cùng cần thiết. Vậy captcha là gì? Cùng khám phá những thông tin thú vị về thuật ngữ này trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu tổng quan về mã captcha

Mã captcha là gì?

Thực ra captcha là tên viết tắt của cụm từ “Completely Automated Public Turing test to tell Computers and Humans Apart”, bạn có thể hiểu đơn giản đây là phép thử tự động dùng để phân biệt máy tính với con người. Loại mã này thường là các chữ cái, con số bị làm mờ, biến dạng hoặc được sắp xếp lộn xộn để trở nên khó đọc. Nhưng mã vẫn được thiết kế để đảm bảo người dùng có thể dễ dàng nhập đúng.

Tìm hiểu tổng quan về mã captcha
Tìm hiểu tổng quan về mã captcha

Nguyên tắc hoạt động của phép thử tự động

Phép thử tự động sẽ hoạt động bằng cách cung cấp thông tin đến người dùng và yêu cầu họ “giải nghĩa” đoạn mã trước khi muốn truy cập vào website. Người dùng cần phải quan sát thật kỹ, sau đó điền mã vào biểu mẫu và nhấn hoàn thành để gửi đi. Trong khi đó, đối với máy tính hoặc robot – chúng thường chỉ tuân theo các mẫu văn bản đã được mặc định sẵn từ trước, hoặc nhập các ký tự ngẫu nhiên có tỷ lệ chính xác không cao.

Theo một thống kê mà GoSELL tìm hiểu được, tỷ lệ người dùng gõ đúng mã kiểm tra trong lần đầu tiên là 80%. Đối với nhiều loại mã khó đọc thì người dùng sẽ phải gõ lại 2-3 lần hoặc phải đổi sang một đoạn mã khác cho đến khi các ký tự được xác minh đúng. Ngược lại, đối với máy tính hoặc robot thì chỉ gõ đúng đoạn mã có 0.1%.

Vì sao doanh nghiệp nên tạo mã captcha cho website?

Mã captcha được ra đời với mục đích chủ yếu là bảo vệ website, hạn chế các phần mềm tự động phá hủy hệ thống. Cụ thể, lý do doanh nghiệp nên thiết lập phép thử tự động cho website của mình như sau:

Chống spam

Spam là tình trạng mà hầu hết các website đều rất dễ mắc phải vì chúng được thực hiện đơn giản. Trong đó, những trường hợp spam thường thấy nhất ở website có thể kể đến như spam bình luận, đăng ký tài khoản hàng loạt, số lượng đơn hàng lớn một cách đột ngột,…

Các thủ thuật spam tự động sẽ bị cản trở nếu có phép thử tự động, sử dụng loại mã này sẽ làm khó các đối tượng tấn công, họ sẽ phải chứng minh họ là người thật thì mới có thể thực hiện các thao tác kế tiếp.

Hơn nữa, trong SEO, nếu website của bạn bị spam quá nhiều thì chất lượng của trang web sẽ bị giảm sút, gặp nhiều khó khăn trong việc lên top tìm kiếm Google. Do đó, thiết lập mã kiểm tra để chống spam là một việc vô cùng cần thiết để bảo vệ website của bạn.

Vì sao doanh nghiệp nên tạo mã captcha cho website?
Vì sao doanh nghiệp nên tạo mã captcha cho website?

Xem thêm: Cách xử lý spam đơn giản, hiệu quả trong kinh doanh

Bảo vệ các dữ liệu của website được an toàn

Phép thử tự động được đánh giá là một trong những hình thức bảo vệ cổng dữ liệu trên website vô cùng hiệu quả. Một khi sử dụng loại mã này, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn người khác dùng phần mềm để lấy thông tin, dữ liệu của website một cách tự động. Vậy nên, mã kiểm tra thường được ví như cái “ổ khóa nhà” của website, nếu người lạ muốn đi vào thì bắt buộc phải nhập đúng “chìa khóa” mới có thể vào được website của bạn.

Đảm bảo các tương tác từ người dùng thật

Bạn xây dựng website chuẩn SEO nhằm mục đích kinh doanh, buôn bán,… nhưng nếu người dùng truy cập vào website của bạn không phải là người thật. Thì sẽ khiến cho những kết quả mà bạn thu được bị sai lệch so với thực tế, gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ số khác. Ngoài ra, việc phần lớn máy tính truy cập vào website sẽ chiếm dụng khá nhiều băng thông khiến cho tốc độ tải trang của website bị chậm.

Lúc này, nếu website của bạn có sử dụng mã kiểm tra thì sẽ tránh được tình trạng trên. Mà khách hàng của bạn khi ghé thăm website cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi thông tin của họ được bảo vệ an toàn.

Phân loại mã captcha

Hiện nay, mã captcha được xây dựng theo nhiều dạng khác nhau, trong đó có 4 dạng thông dụng nhất gồm:

  • Dạng mã văn bản: là từ hoặc cụm từ có nghĩa hoặc được kết hợp ngẫu nhiên giữa các chữ cái, chữ số. Chúng có thể bị xáo trộn để khó nhận biết.
  • Dạng mã hình ảnh: thường là những hình ảnh về chủ đề phong cảnh, động vật, đồ vật.
  • Dạng mã âm thanh: là bản ghi âm của chữ cái hoặc con số, dạng mã này thường được dành cho người dùng khiếm thị.
  • Dạng mã toán học: đây là loại mã yêu cầu người dùng phải giải một phép tính đơn giản và nhập câu trả lời vào ô trống.

Xem thêm: Scam là gì? Những hình thức scam phổ biến, cách nhận diện và phòng tránh

Các phiên bản nâng cấp của phép thử tự động

Bên cạnh các loại mã truyền thống với các ký tự, dãy số méo mó, khó nhìn thì ngày nay mã captcha đã trở nên hiện đại hơn rất nhiều với hai phiên bản phổ biến là re-captcha và no-captcha. Tất cả đều nhằm tạo nên một môi trường sạch và an toàn hơn cho website, tránh hacker, spammer qua mặt.

Các phiên bản nâng cấp của mã captcha
Các phiên bản nâng cấp của mã captcha

Re-captcha là gì?

Đây là bản cải tiến nâng cấp hơn của phép thử tự động và công nghệ scan. Thay vì yêu cầu người dùng nhập các ký tự khó nhìn, thì re-captcha đã nâng độ khó của đoạn mã bằng cách yêu cầu người dùng xác định biển báo, xe ô tô, đèn giao thông, cây cầu,…

Tuy nhiên, đến năm 2014, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, Google đã chứng minh rằng trí tuệ nhân tạo có thể xác nhận được phép thử tự động truyền thống lẫn re-captcha, và cho ra kết quả gần như tuyệt đối. Do đó, phiên bản no-captcha của Google đã được ra mắt và cải thiện tốt những nhược điểm mà các phiên bản trước đó không thể vượt qua.

No-captcha là gì?

No-captcha được xem là phiên bản cao cấp hơn, thay thế cho mã kiểm tra truyền thống và re-captcha. Người dùng chỉ cần tick vào ô “I’m not a robot” (Tôi không phải người máy) là việc xác nhận đã hoàn thành.

Mặc dù thao tác cực kỳ đơn giản, nhưng no-chaptcha có thể hỗ trợ theo dõi, đánh giá hành vi của người dùng. Thông qua việc kiểm tra hành vi, thao tác truy cập vào website, hệ thống sẽ quyết định bạn có cần thêm bước xác nhận khác hay không.

Những trường hợp nào nên đăng ký sử dụng mã captcha

Những trường hợp nên đăng ký sử dụng mã captcha gồm:

  • Website bán hàng, thương mại điện tử: sử dụng mã kiểm tra đối với các dạng website này sẽ giúp các thương hiệu, doanh nghiệp tránh tình trạng nhận các đơn hàng ảo được thực hiện bởi những máy tính có chức năng tự động đặt mua sản phẩm.
  • Thực hiện khảo sát: đối với các chiến dịch quảng cáo, chương trình khảo sát,… mã kiểm tra sẽ có tác dụng ngăn chặn các chương trình bỏ phiếu tự động, giúp việc thu thập dữ liệu được chính xác.
  • Đăng ký dịch vụ: giúp cho website của doanh nghiệp thu thập được dữ liệu từ các tài khoản thật.
  • Hệ thống liên hệ, bình luận: nhờ có mã kiểm tra mà các tình trạng spam bình luận sẽ được hạn chế tối đa, mà các quản trị website cũng sẽ không bỏ sót các bình luận quan trọng và có giá trị.

Ngoài việc sử dụng mã captcha, website của bạn cần có thêm những yếu tố nào để tăng độ bảo mật?

Ngoài việc sử dụng mã captcha, khi xây dựng và thiết kế website, bạn cũng nên cài đặt chứng chỉ SSL cho trang web của mình. Theo đó, SSL (Secure Sockets Layer) là một lớp socket bảo mật, được đánh giá là một trong những giải pháp bảo mật tuyệt vời giúp gia tăng độ uy tín của website. Sự góp mặt của SSL góp phần lan tỏa sự tin tưởng tuyệt đối đến khách hàng của doanh nghiệp.

Hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của SSL, đã có không ít giải pháp hỗ trợ thiết kế website tích hợp tính năng tuyệt vời này vào nền tảng để khách hàng thuận tiện hơn trong việc đăng ký chứng chỉ SSL. Và đương nhiên, giải pháp thiết kế website GoWEB – một trong 6 giải pháp ưu việt của GoSELL cũng đã kịp thời tích hợp SSL cùng với các tính năng hiện đại khác, nhằm mang đến cho các khách hàng là các doanh nghiệp có được trải nghiệm mượt mà, nhất là giúp họ “bán hàng nhiều hơn”. Giải pháp đã nhanh chóng đón nhận được sự tin chọn và phản hồi tích cực từ rất nhiều thương hiệu, doanh nghiệp.

Sử dụng giải pháp GoWEB của GoSELL, các vấn đề về bảo mật kể cả những công việc tối ưu website, quản lý bán hàng, thu thập dữ liệu khách hàng, thực hiện chiến dịch marketing, mở rộng quy mô, phân tích báo cáo,… đều trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Thiết kế website có độ bảo mật tuyệt đối với giải pháp GoWEB

Sử dụng GoWEB, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và thiết kế một giao diện website ưng ý với kho giao diện phong phú, phù hợp với mọi ngành nghề, lĩnh vực. Hỗ trợ tương thích với nhiều thiết bị từ máy tính, laptop, máy tính bảng, cho đến smartphone. Có thể tích hợp thêm các tiện ích như thanh toán, vận chuyển,… cùng các thành phần như header, footer, menu, form thu thập thông tin khách hàng, các liên kết của các kênh bán hàng khác,… cho giao diện website. Việc bạn cần làm là thực hiện thao tác kéo – thả đơn giản mà không cần phải hiểu chuyên sâu về lập trình.

Đặc biệt, GoWEB còn cung cấp hosting, băng thông và chứng chỉ SSL giúp website được bảo mật một cách tuyệt đối. Tránh các nguy cơ bị hack website, spam, đánh cắp dữ liệu quan trọng về khách hàng và đảm bảo các tương tác từ khách hàng thật. Giúp bạn hoàn toàn yên tâm bán hàng và cung cấp đến khách hàng trải nghiệm mua sắm trơn tru. Khi đã có một giao diện hoàn chỉnh, bạn có thể:

Thiết kế website có độ bảo mật tuyệt đối với giải pháp GoWEB
Thiết kế website có độ bảo mật tuyệt đối với giải pháp GoWEB

Trưng bày sản phẩm và đăng các bài blog lên website

GoWEB sẽ hỗ trợ đăng tải hình ảnh sản phẩm/bộ sưu tập sản phẩm, ảnh bìa, logo,… và hiển thị các nút “Mua ngay”, nút “Thêm vào giỏ hàng”, nút “Gọi ngay” và nút “Liên hệ”,… ngay trên giao diện website để thu hút khách hàng. Đồng thời, bạn cũng có thể đăng tải các bài viết nhằm giới thiệu chi tiết về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với tính năng Blogs và thực hiện tối ưu bài viết với công cụ SEO của GoSELL.

Lên kế hoạch quản lý bán hàng và thực hiện chiến dịch marketing

Bên cạnh đó, GoWEB cũng sẽ hỗ trợ tối ưu quy trình quản lý bán hàng, đồng bộ tất cả dữ liệu (sản phẩm/dịch vụ, kho hàng, đơn hàng, nhà cung cấp, nhân viên, khách hàng, chi nhánh,…) từ website lẫn các kênh bán hàng bạn triển khai về một hệ thống duy nhất. 

Song song đó, cung cấp đến bạn các công cụ tạo mã giảm giá, Flash sale, tạo giá bán sỉ, thiết lập chiến dịch email marketing,… Để thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị nhằm đưa các sản phẩm/dịch vụ trên website tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Thực hiện đo lường chiến dịch marketing và phân tích báo cáo doanh thu chi tiết

Trong quá trình thực hiện chiến dịch marketing, để theo dõi hiệu quả của chiến dịch và phân tích hành vi khách hàng, bạn có thể sử dụng các công cụ Google Analytics, Google Tag Manager, hoặc Facebook Pixel. Kết hợp sử dụng tính năng phân tích báo cáo để có cái nhìn tổng quan về doanh thu, lợi nhuận theo thời gian thực. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng xác định và lên chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

Tổng kết

Như vậy là GoSELL đã giải thích rõ khái niệm và lý do vì sao bạn nên tạo mã captcha cho website của mình. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức thật hữu ích và giúp bạn biết cách làm thế nào để website luôn an toàn, chất lượng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mời bạn đọc truy cập tại trang chủ của GoSELL để tham khảo chi tiết bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục