Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » CPR là gì trong Marketing? Cách tính CPR như thế nào?

Kiến thức

CPR là gì trong Marketing? Cách tính CPR như thế nào?

26 Tháng Ba, 2024

Nếu bạn đang lên chiến lược để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình thì nhất định phải tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về CPR là gì. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết được sự thành công hay thất bại của một chiến dịch quảng cáo.

cpr-la-gi-01

CPR là gì trong Marketing?

CPR là gì trong Marketing? CPR là tên viết tắt của cụm từ “Cost Per Rating Point”, dùng để chỉ khoản chi phí cho mỗi điểm đánh giá hoặc để mua 1% rating người xem (quảng cáo đạt 1% đối tượng mục tiêu).

Hiểu một cách đơn giản, CPR là tiêu chuẩn đánh giá cho chi phí quảng cáo điển hình của một sản phẩm hoặc một ngành ngành hành cụ thể. Điều này tạo cơ sở cho các nhà quảng cáo tính toán, cân nhắc và lựa chọn các gói quảng cáo phù hợp với mục tiêu và ngân sách của mình. Đồng thời, nắm bắt giá cả để dễ dàng thương lượng với bên quảng cáo.

Hơn thế nữa, CPR còn là một thông số quan trọng mà mỗi nhân viên cần nắm rõ khi xây dựng chiến lược Marketing với ngân sách tối ưu nhất. Để đưa ra chỉ số CPR hợp lý, các nhà quảng cáo cần nghiên cứu về mức độ tiếp cận của từng công cụ truyền thông như mass media (truyền hình, báo chí, radio), social media (Facebook, Instagram, Tiktok,….) thông qua hàng loạt cuộc khảo sát khác nhau về nhu cầu, thói quen và hành vi của người tiêu dùng.

cpr-la-gi-02
CPR là gì trong Marketing

Xem thêm: Cách tiết kiệm chi phí Marketing cho doanh nghiệp

Vai trò của CPR là gì trong Marketing

Sau khi hiểu rõ CPR là gì, hãy cùng GoSELL điểm qua vai trò của CPR là gì trong Marketing nhé.

Trong Marketing, CPR thường được ví như một chuyên gia tiếp thị và phân tích số liệu thông minh giúp doanh nghiệp tìm ra vị trí đặt quảng cáo phù hợp và hiệu quả nhất trong mỗi chiến dịch. Thông qua CPR, bạn có thể xác định số tiền mà mình phải bỏ ra để trả cho một vị trí nào đó để lập ngân sách quảng cáo hiệu quả.

Đối với các doanh nghiệp muốn triển khai cùng lúc nhiều chiến dịch quảng cáo hoặc kết hợp nhiều công cụ quảng cáo khác nhau sẽ tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, mục đích chính của các doanh nghiệp khi tính CPR là xác định chiến dịch của mình có đi đúng hướng hay không, liệu doanh nghiệp có đang chi tiêu vượt mức so với những gì họ đang thu lại không.

Tương tự, đối với những chiến dịch truyền thông có quy mô và budget hạn chế, chỉ số CPR sẽ giúp bạn tìm ra sự lựa chọn phù hợp nhất về phương tiện truyền thông, vị trí và thời điểm triển khai,… Bên cạnh đó, CPR còn hỗ trợ doanh nghiệp thống kê, phân tích số liệu để so sánh và mang đến cái nhìn tổng quan về hiệu suất chiến dịch đang chạy so với các chiến dịch trước đó.

CPR được tính theo công thức như thế nào?

Trước khi tính CPR, bạn cần xác định các yếu tố sau đây:

  • Quy mô thị trường mà doanh nghiệp đang muốn tiếp cận.
  • Tổng ngân sách mà doanh nghiệp cần phải chi trả cho chiến dịch quảng cáo.
  • Mức độ của nhóm đối tượng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến.
  • Thời gian thích hợp để triển khai chiến dịch quảng cáo, website hoặc báo cáo.

Sau đó, bạn chỉ cần tính theo công thức đơn giản mà GoSELL cung cấp dưới đây là sẽ ra được giá trị CPR:

CPR = Tổng chi tiêu quảng cáo / Tổng điểm xếp hạng gộp (GRP)

Trong đó:

  • GRP là phép tính giúp bạn xác định số lượng người tham gia trong một dự định mà quảng cáo tiếp cận được.

Tham khảo thêm: Budget là gì? Cách thiết lập ngân sách tiếp thị tối ưu nhất

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng CPR trong triển khai chiến dịch quảng cáo?

Có 3 lý do mà bạn nên xem CPR như một trong những tiêu chí cần quan tâm khi triển khai chiến dịch quảng cáo như:

Thu hút người dùng thực sự

Bằng cách hiểu rõ CPR là gì cũng như phân tích chỉ số này một cách toàn diện, doanh nghiệp có thể biết được họ đang đầu tư vào các kênh quảng cáo có khả năng sinh lời và tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu không. Điều này làm tăng khả năng thu thú những người dùng có khả năng trở thành khách hàng của bạn thay vì lãng phí nguồn lực để đầu tư vào các kênh không mang lại giá trị.

Có thể nói, CPR là một hình thức đã được Accesstrade xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng tiếp thị liên kết. Tức là thay vì triển khai quảng cáo trên Digital thì doanh nghiệp có thể thông qua các Publisher (nhà xuất bản) để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến đa dạng đối tượng mục tiêu.

Khi đó, chính các Publisher sẽ là người triển khai các hình thức quảng cáo Digital để thu hút khách hàng nhấp vào liên kết và mua sắm để nhận về hoa hồng trên mỗi lượt click hoặc đơn hàng thành công.

Tối ưu hóa phạm vi tiếp cận người dùng

Bằng cách tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo thông qua hình thức Referral Marketing (tiếp thị giới thiệu), doanh nghiệp có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận và thu hút nhiều người dùng hơn nữa trong phạm vi ngân sách của mình. Từ đó, việc quảng bá sản phẩm/ dịch vụ sẽ thuận lợi hơn và mang lại giá trị thực tế cao hơn.

Nói một cách dễ hiểu, với Referral Marketing, những khách hàng hiện tại sẽ là người giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến bạn bè, người thân để khuyến khích họ thực hiện một hành động nào đó (ví dụ như tải app, truy cập website, mua sắm,…). Lúc này, doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp thêm những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn để củng cố niềm tin khách hàng.

Giữ chân khách hàng

CPR không chỉ giúp thu hút mà còn tác động gián tiếp đến việc giữ chân người dùng. Bằng cách đảm bảo chiến dịch quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng người dùng thật và đang có nhu cầu, bạn sẽ tăng cơ hội gây sự chú ý và giữ chân người dùng khi tích hợp nhiều dịch vụ hoặc ưu đãi hấp dẫn.

Ưu điểm nổi bật của CPR là gì so với các hình thức Marketing khác?

Bên cạnh CPR, người ta còn sử dụng cả CPC (Cost Per Click) và CPM (Cost Per Mile). Tuy nhiên, cả 2 hình thức đều không thực sự được ưa chuộng vì chủ yếu phục vụ cho mục đích nhận diện thương hiệu và gia tăng tương tác cho doanh nghiệp của bạn. Ngược lại, nó không giúp cho các nhà quảng cáo đo lường, đánh giá chính xác được hiệu quả tiếp cận đối tượng mục tiêu như mong muốn.

Trong khi đó, CPR vượt trội hơn hẳn với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • CPR cho phép so sánh hiệu quả giữa các kênh quảng cáo khác nhau, tính toán chi phí cho mỗi lượt tiếp cận, giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh và lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp nhất.
  • CPR cho phép đo lường rõ ràng về hiệu quả tiếp cận khách hàng. Nhà quảng cáo có thể biết được chính xác số lượng người dùng đã tiếp cận thông qua mỗi đơn vị quảng cáo, giúp đánh giá chính xác hiệu quả chiến dịch và tối ưu hóa ngân sách.
  • Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, CPR có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực quảng cáo cho doanh nghiệp. Thông qua việc theo dõi và đánh giá CPR, bạn có thể xác định được kênh và phương tiện truyền thông đưa ra hiệu suất tốt nhất để tập trung vào đó, tránh lãng phí nguồn lực.

Xem thêm: CPM là gì? Bí quyết tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo

Làm thế nào để triển khai chiến lược quảng cáo thành công để tối ưu CPR?

Có thể thấy, việc triển khai chiến dịch quảng cáo thành công không phải là việc dễ dàng. Bên cạnh kiến thức và kinh nghiệm liên quan, bạn còn cần sở hữu kỹ năng phân tích thị trường, hành vi người dùng và rất nhiều yếu tố khác. Do đó, đối với các doanh nghiệp SMEs (công ty vừa và nhỏ) hay doanh nghiệp không đủ nguồn lực xây dựng phòng Marketing nội bộ thường sẽ hợp tác với một bên thứ ba để đảm nhận công việc này. Trong đó, Mediastep Software Việt Nam là một trong những cái tên được rất nhiều nhà bán hàng, doanh nghiệp tin tưởng đồng hành hiện nay, không chỉ với các giải pháp quản lý bán hàng, xuất khẩu mà còn dịch vụ Marketing và vận hành chuyên nghiệp.

Mediastep hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả với ngân sách tối ưu

Giới thiệu về dịch vụ chạy quảng cáo đa nền tảng

Đến với dịch vụ quảng cáo đa nền tảng của Mediastep, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên tư vấn và kỹ thuật của chúng tôi trong suốt quá trình:

  • Tối ưu hóa chiến lược: Dựa trên mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu suất của chiến dịch quảng cáo.
  • Quản lý chiến dịch hiệu quả: Đo lường, theo dõi các chỉ số hiệu suất quan trọng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải thiện kết quả.
  • Báo cáo chi tiết và phân tích: Cung cấp báo cáo chi tiết và phân tích về hiệu suất của chiến dịch quảng cáo để đưa ra các quyết định chiến lược thông minh.
  • Tiết kiệm thời gian và ngân sách: So với việc tự mình quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo.

Bên cạnh đó, Mediastep sử dụng nhiều chiến thuật trong từng loại hình quảng cáo phù hợp, phân bổ và tối ưu ngân sách giúp bạn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên các nền tảng:

  • Google: Đề xuất và vận hành triển khai đa dạng loại hình quảng cáo: tìm kiếm, hiển thị, mua sắm, video trên Google.
  • Facebook/ Instagram: Triển khai đa dạng hình thức quảng cáo với nội dung thu hút có tính tương tác cao: quảng cáo hình ảnh/ video, bài viết, livestream, carousel,…
  • TikTok: Đề xuất nội dung và đa dạng thể loại quảng cáo của TikTok: In-Feed Ads, TikTok Brand Takeover, Hashtag Challenge, Top View.
  • Shopee/ Lazada: Hỗ trợ bạn tối ưu gian hàng trên các Sàn thương mại điện tử nhằm tăng uy tín và tối ưu tỷ lệ chốt đơn.
cpr-la-gi-03
Mediastep hỗ trợ triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả

Các dịch vụ Marketing mà Mediastep đang cung cấp

Bên cạnh dịch vụ chạy quảng cáo đa nền tảng, Mediastep còn cung cấp cho bạn hàng loạt dịch vụ Marketing khác, bao gồm:

  • Tư vấn và triển khai chiến lược Marketing.
  • Content Marketing.
  • SEO tổng thể.
  • Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.
  • Sáng tạo nội dung đa phương tiện.
  • Xây dựng và quản lý kênh TikTok.
  • Xây dựng và quản lý Fanpage Facebook.
  • Xây dựng và quản lý sàn TMĐT Lazada, Shopee.
  • Biên – Phiên dịch Anh – Việt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về CPR là gì cũng như vai trò của CPR trong Marketing. Không thể phủ nhận, CPR là cầu nối liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ triển khai các chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả cao trong phạm vi ngân sách đề ra.

Bài viết cùng chuyên mục