Trang chủ » Digital Marketing » Impression là gì? Chỉ số impression có ý nghĩa như thế nào trong quảng cáo?

Digital Marketing

Impression là gì? Chỉ số impression có ý nghĩa như thế nào trong quảng cáo?

10 Tháng Tám, 2023

Impression là một trong những thuật ngữ quen thuộc đối với lĩnh vực Marketing, đặc biệt với những chiến dịch chạy quảng cáo. Đây là chỉ số mà bạn phải hiểu rõ nếu muốn đo lường một chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ Impression là gì, đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với Marketing.

Impression là gì?

Vậy impression là gì? Có thể hiểu Impression là chỉ số thống kê số lần quảng cáo được xem bởi người dùng mà không cần click vào quảng cáo. Impress được xác định bằng số lần hiển thị trên trang tìm kiếm của Google hoặc các trang tìm kiếm khác. Khi quảng cáo được truyền tải và xuất hiện với người dùng thì impression marketing sẽ bắt đầu phát sinh.

Impress mang đến lợi ích khi bạn muốn theo dõi quảng cáo cáo một cách nhanh chóng nhất. Tương tự đó, bạn cần đầu tư triển khai một dự án quảng cáo nhưng chúng nhận được rất ít lần hiển thị thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy có vấn đề phát sinh về mặt nội dung của quảng cáo.

Nhưng tại mỗi bối cảnh khác nhau thì impression sẽ được hiểu theo những cách khác nhau. Đối với những người làm SEO thì impression sẽ được hiểu là số lần website được hiển thị dựa trên kết kết quả tìm kiếm tự nhiên. Khi cài đặt công cụ Search Console, bạn có thể trực tiếp theo dõi số lần hiển thị website để đo lường hiệu quả của cả chiến dịch.

Ý nghĩa của Impression là gì trong Marketing?

Sau khi đã hiểu về khái niệm Impression là gì? Tiếp đến hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của ý nghĩa của Impression là gì trong Marketing? Nếu chỉ sử dụng duy nhất chỉ số impression để đo lường hiệu quả thì chắc chắn không mang đến kết quả như mong đợi. Nhưng khi kết hợp Impression với các chỉ số khác thì chỉ số này sẽ phát huy tối đa lợi ích của nó, cụ thể: 

Tăng hiệu quả tiếp cận của chiến dịch quảng cáo

Số lần quảng cáo được hiển thị cực kỳ quan trọng, vì chúng sẽ chỉ ra số lượng người dùng đang xem quảng cáo. Do đó việc tính toán impression của các chiến dịch là một trong những cách đơn giản để xác định chiến dịch có thực sự hiệu quả không.

Khi chỉ số Impression hiểu thị cao nhưng chỉ số tương tác hầu như không có, lúc này bạn cần điều chỉnh để thay đổi phù hợp với tệp khách hàng hướng tới hoặc thay đổi nội dung quảng cáo để tăng chỉ số impression cho quảng cáo đó. Việc kết hợp impression và các chỉ số khác như Reach trong marketing yêu cầu phải hiển thị chính xác thì mới đảm bảo hiệu suất đo lường chính xác nhất.

Xác định tần suất quảng cáo hiệu quả

Nếu so sánh giữa hai chỉ số Impression và Reach ở những giai đoạn khác nhau, bạn có thể xác định được tần suất quảng cáo phù hợp với mỗi nhóm khách hàng. Do đó, chúng sẽ tác động đến sự quan tâm của khách hàng, giúp gia tăng tỷ lệ Reach thành Click và trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

Trong thời đại Digital Marketing phát triển mạnh như hiện nay thì đây chính là cơ hội đối với những doanh nghiệp trên nền tảng thương mại điện tử. Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều quảng cáo, kéo theo đó là sự cạnh tranh đưa thương hiệu, sản phẩm đến tay người tiêu dùng khó khăn hơn. Nếu bạn muốn biết chính xác tần suất hiển thị hợp lý trên người dùng hãy tìm hiểu những đối thủ trong ngành đã làm thành công nhé.

Xem thêm: Reach là gì? Tầm quan trọng của chỉ số reach trong Marketing

Giảm thiểu sự “phản tác dụng”

Chỉ số impression rất quan trọng nhưng không phải là chỉ số càng cao thì hiệu quả quảng cáo càng tốt. Còn tùy vào mục tiêu đạt được của mỗi chiến dịch mà bạn phải giải quyết số lần hiển thị với người dùng bao nhiêu lần là hợp lý. Nếu hiển thị quá nhiều sẽ khiến khách hàng khó chịu nhưng quá ít thì họ sẽ không nhớ đến thương hiệu của bạn.

Một chiến dịch quảng cáo hiệu quả cần xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm và không nên xuất hiện quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Khi người dùng thấy quảng cáo quá nhiều sẽ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và có thể chặn quảng cáo. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất quảng cáo của bạn.

Khi số lần hiển thị quảng cáo đến người dùng quá nhiều thì bạn cần thay đổi mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp. Ví dụ như: doanh nghiệp bạn đang xây dựng nhận thức về thương hiệu trong một phân khúc khách hàng nhỏ, khi cảm thấy không hiệu quả thì bạn nên hướng đến một số quảng cáo bắt trend và tìm cách đưa nó đến nhiều người. Kết quả về số lần hiển thị trên mỗi người dùng lúc này là một mục tiêu tốt và mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Cách tính chỉ số Impression trong Marketing

Impression được xác định dựa vào số lần quảng cáo hiển thị trên Google hoặc những website khác. Mỗi lần quảng cáo xuất hiện được tính là một Impression. Công thức được tính như sau:

Impression = Reach * Frequency

Trong đó:

  • Reach là số lượng người dùng mà quảng cáo tiếp cận được.
  • Frequency là tần số chỉ trung bình số lần mà quảng cáo của bạn hiển thị với một người dùng.
Cách tính chỉ số Impression trong Marketing
Cách tính chỉ số Impression trong Marketing

Tuy nhiên, với thống kê số lần hiển thị này được cho là không xác định, có sự sai lệch và gây tranh cãi. Nhiều nghiên cứu cho rằng để có số liệu chính xác nhất cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ riêng chỉ số Impression. Đối với một số trường hợp đặc biệt thì chỉ một phần quảng cáo của bạn được hiển thị mà thôi.

Xem thêm: Frequency là gì? Tần suất chạy quảng cáo trên Facebook bao nhiêu là tốt?

Ví dụ cụ thể

Trong Google map hiển thị tên doanh nghiệp, địa chỉ và 1 phần nhỏ của quảng cáo. Bên cạnh đó, impression được tính khi có người tìm kiếm trên mạng với các trường hợp sau:

  • Gõ từ khóa và click vào nút tìm kiếm hoặc lựa chọn một trong những kết quả Google gợi ý.
  • Người dùng tìm kiếm và nhấp vào bất cứ nơi nào trên trang hiển thị như một kết quả tìm kiếm quảng cáo.
  • Quảng cáo xuất hiện trên trang tìm kiếm của Google nhưng người dùng chưa kéo xuống xem thì cũng được tính là một lượt hiển thị.
  • Do xảy ra nhiều trường hợp như trên nên đôi khi chỉ số Impression đưa ra chưa hoàn toàn chính xác.

Cách tăng chỉ số Impression hiệu quả nhất

Tăng số lần hiển thị là một cách tốt nhất để xem liệu chiến dịch mà bạn đưa ra có hiển thị đúng mục đích không. Sau đây là một số cách thường thấy:

Cách tăng chỉ số Impression hiệu quả nhất
Cách tăng chỉ số Impression hiệu quả nhất

Thể hiện hình ảnh thương hiệu trong quảng cáo

Khi thể hiện được cá tính thương hiệu, bạn có thể khiến mọi người cảm thấy thích thú và tương tác nhiều hơn với quảng cáo. Việc người dùng tương tác với các bài quảng cáo của bạn sẽ giúp gia tăng phạm vi tiếp cận và tăng tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng. Do vậy, bạn nên sử dụng hình ảnh thật sinh động, lạ mắt nhằm tăng sự nổi bật hơn các nhà quảng cáo khác trên thị trường.

Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược marketing nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Sử dụng video làm lợi thế

Video chính là công cụ tiếp thị hấp dẫn và thu hút được thị hiếu của người xem nhiều nhất. Điều này có thể giúp tăng chỉ số Impression cho các chiến dịch quảng cáo của bạn. Video quảng cáo cần phải cung cấp nội dung phù hợp, mang lại những giá trị tốt để đảm bảo khách hàng ấn tượng với quảng cáo.

Nhắm mục tiêu theo đối tượng khách hàng

Nếu mục tiêu bạn đặt ra làm tăng phạm vi tiếp cận thì nên điều chỉnh chiến lược hướng đến các mục tiêu rộng hơn. Do đó, bạn có thể tạo ra một mạng lưới khách hàng rộng lớn hơn và tăng tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng. Để thực hiện được, bạn cần phải thêm sở thích, đặc tính nhân khẩu học có liên quan đến những đối tượng mà quảng cáo đang muốn hướng đến.

Sau khi tìm hiểu về impression là gì? Có thể thấy tiếp cận đúng đối tượng khách hàng chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng đến trong các chiến dịch quảng cáo. Do đó, trước khi thực hiện chạy các chiến dịch quảng cáo thì doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích kỹ càng về tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Để nghiên cứu khách và phân tích đạt được hiệu quả chính xác nhất thì doanh nghiệp cần tới sự hỗ trợ của các công cụ nghiên cứu.

Bộ công cụ hỗ trợ nghiên cứu và phân tích khách hàng mục tiêu

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL với tích hợp bộ công cụ hỗ trợ nghiên cứu và phân tích khách hàng chính xác nhất cũng như hỗ trợ marketing toàn diện, giúp các chiến dịch của doanh nghiệp được tiếp cận khách hàng nhanh chóng cũng như tạo được ấn tượng sâu sắc và hiệu quả hơn.

Bộ công cụ hỗ trợ phân tích khách hàng mục tiêu

Với công cụ Google Analytics hỗ trợ doanh nghiệp thu thập thông tin và phân tích hành vi khách hàng trên các nền tảng như Website, app bán hàng thông qua các chỉ số và báo cáo cụ thể. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng, cũng như tần suất họ hoạt động trên website.

Facebook Pixel có nhiệm vụ theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads. Bạn đã có thể dễ dàng thu thập nhân khẩu người dùng, theo dõi số lượng khách hàng đã tương tác, mua hàng tại website thông qua quảng cáo từ Facebook. 

Các thông tin chi tiết về khách hàng từ các kênh bán hàng sẽ được thu thập sẽ được lưu trữ tại CRM khách hàng và phân tích hành vi khách hàng dựa theo:  

  • CRM khách hàng sẽ dựa vào đó thống kê số lượng khách hàng đã truy cập vào website và app, cũng số lượng khách hàng đã đăng ký thành viên, giúp bạn theo dõi chính xác tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
  • Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng dựa trên số lượng khách hàng chưa có đơn hàng, đã mua hàng, hoặc chưa hoàn thành đơn hàng trong từng khoảng thời gian cụ thể.
  • Phân tích khách hàng dựa trên các tiêu chí: doanh thu, nền tảng mua hàng, kênh bán hàng, nhân viên bán hàng, độ tuổi / vị trí / cấp độ thành viên của khách hàng,…

Các tính năng hỗ trợ marketing

Với bộ công cụ hỗ trợ marketing của GoSELL, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn nhằm tạo ra mạng lưới khách hàng rộng lớn hơn và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng:

Các tính năng hỗ trợ marketing
Các tính năng hỗ trợ marketing
  • Tạo trang landing page: Tạo đa dạng landing page bán hàng, giúp thu thập thông tin khách hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng lượt truy cập về website. 
  • Khách hàng thân thiết: Thu hút khách hàng quay trở lại mua sắm bằng cách tạo cấp độ thành viên cho các chương trình ưu đãi, tích điểm.
  • Email marketing: Gửi cùng lúc hàng loạt các thông điệp, chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
  • Thông báo đẩy: Các thông báo về chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm sẽ được gửi qua điện thoại khách hàng thông qua ứng dụng.
  • Tạo mã giảm giá: Tạo ra các mã giảm giá theo nhiều hình thức khác nhau, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
  • Flash sale: Tạo không giới hạn chiến dịch Flash sale bán hàng theo ngày và linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, số lượng hàng sale.

Ngoài ra, GoSELL còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu kinh doanh đa kênh như: Tạo website bán hàng (GoWEB), tạo app bán hàng (GoAPP), quản lý bán hàng tại quầy (GoPOS), tạo landing page (GoLEAD), tổng đài ảo (GoCALL), kinh doanh mạng xã hội (GoSOCIAL). Cùng với đó là những tính năng hỗ trợ kinh doanh hiệu quả hơn như: đồng bộ quản lý sàn TMĐT, quản lý đơn hàng, quản lý kho hàng…

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của GoSELL về impression là gì? Cũng như ý nghĩa của impression trong marketing. Bên cạnh đó, việc hiểu được impression là gì cũng giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng triển khai quảng cáo và đạt hiệu quả cao.

Bài viết cùng chuyên mục