Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Schema là gì? Cách nâng cao tỷ lệ truy cập website với schema

Kiến thức

Schema là gì? Cách nâng cao tỷ lệ truy cập website với schema

8 Tháng Một, 2024

Cấu trúc Schema và dữ liệu cấu trúc luôn được xem là một chủ đề thu hút sự quan tâm lớn của các đối tượng doanh nghiệp sở hữu website bán hàng. Đây là một phần của kỹ thuật xây dựng thực thể (Entity Building) có thể giúp trang web của bạn nâng cao thứ hạng tổng thể chỉ sau vài ngày. Vậy thì chính xác thì Schema là gì và tại sao nó lại có sức mạnh như vậy? Cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Schema là gì?

Đầu tiên, Schema hay còn được gọi là Schema Structured Data. Đây là một dạng dữ liệu cấu trúc cho trang web, bao gồm các đoạn mã HTML hoặc mã khai báo JavaScript được tích hợp vào trang web. Nhiệm vụ của Schema là cung cấp các gợi ý rõ ràng để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng nhận biết, phân loại và hiển thị nội dung phù hợp dựa trên truy vấn của người dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng.

Cần biết, Schema là một yếu tố quan trọng trong SEO Onpage, luôn cần được tối ưu để tạo ra một trang web chất lượng, thân thiện với người dùng và tận dụng giá trị tối đa. Không chỉ vậy, việc triển khai Schema còn được đánh giá giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột lên đến 30%, gây ấn tượng mạnh và cho phép trang web của bạn tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

Schema là gì?
Schema là gì?

Xem thêm: Entity là gì? Tầm quan trọng của entity đối với SEO website

Những lợi ích mà cấu trúc Schema là gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu schema là gì, bạn sẽ cần nắm được những lợi ích mà nó có thể mang lại cho website. Theo đó, schema có những tác động quan trọng và đa chiều đối với ba khía cạnh chính sau:

Đối với các công cụ tìm kiếm

Hiện nay, trên toàn cầu có hơn 2 tỷ trang web hoạt động. Trong khi người dùng có thể dễ dàng hiểu nội dung của từng trang web, đối với các công cụ tìm kiếm, việc này không đơn giản như vậy. Các công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi giải thích và phân loại chính xác các ngôn ngữ phức tạp.

Để các công cụ tìm kiếm có thể hiểu và phân loại thông tin một cách chính xác, việc xây dựng website cần tập trung vào sắp xếp và hướng dẫn theo cú pháp đã có sẵn. Trong trường hợp này, việc sử dụng Schema sẽ phát huy được hiệu quả tốt hơn. Schema cung cấp dữ liệu cụ thể để các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung mà trang web muốn truyền tải là gì, ở thể loại nào, theo chủ đề gì.

Đối với người dùng

Trên phương diện người dùng, Schema có tác dụng giúp trang web trở nên ấn tượng, thu hút và hấp dẫn hơn. Khi cung cấp nhiều thông tin hữu ích và chi tiết, trang web sẽ mang ý nghĩa nhiều hơn rất nhiều. Việc áp dụng các loại Schema khác nhau tương ứng với cách hiển thị của từng trang web trong kết quả tìm kiếm càng nâng cao giá trị và tác dụng một cách hiệu quả.

Đối với người dùng
Đối với người dùng

Đối với trang web

Về phương diện trang web, việc áp dụng Schema góp phần tối ưu SEO giúp trang web của bạn nổi bật hơn trong trang kết quả tìm kiếm. Hiển thị thông tin một cách thông minh hơn, kiểm soát các phần tử “rich snippet” hiệu quả. Nhờ đó, lưu lượng truy cập và tỷ lệ nhấp chuột tăng nhanh, mang lại hiệu quả tích cực cho hoạt động của doanh nghiệp của bạn. Đây được xem là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn trên website bán hàng của mình.

Các bước giúp cài đặt Schema trong WordPress

Để cài đặt Schema trong WordPress, doanh nghiệp cần phải thực hiện tuần tự và đầy đủ từng bước. Trong số nhiều cách khác nhau, việc sử dụng Plugin Schema luôn được ưu tiên vì hiệu quả và đơn giản. Các bước chính cần thực hiện là:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản quản trị trên WordPress, chọn Plugins, sau đó nhập từ khóa “Schema” vào ô tìm kiếm.
  • Bước 2: Lúc này, Schema Plugin sẽ hiển thị, chúng ta nhấn vào mục “Install Now” để tiến hành quá trình cài đặt.
  • Bước 3: Khi đã kích hoạt thành công Schema Plugin, chúng ta chọn mục “Schema”, sau đó chọn “Settings” để cấu hình.
  • Bước 4: Tại mục “General”, điền đầy đủ các thông tin cơ bản của website như trang giới thiệu, logo, trang liên hệ,… Các thông tin được điền chi tiết, đầy đủ và rõ ràng sẽ giúp kết quả tìm kiếm tối ưu hơn rất nhiều.
  • Bước 5: Ở bước này, chúng ta di chuyển tới mục “Schema” và tiếp tục đến “Types” để chỉ định loại Schema cần được thêm vào và hoàn thành quá trình cài đặt.

Có thể bạn quan tâm: Chức năng của website bán hàng có những yêu cầu như thế nào?

Cách kiểm tra Schema cho website

Bên cạnh việc tìm hiểu Schema là gì, những cách kiểm schema cũng là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Để kiểm tra và xác định xem website của mình đã có đầy đủ Schema Markup hay chưa, hoặc dữ liệu cấu trúc có gặp vấn đề gì hay không, việc sử dụng công cụ kiểm tra là giải pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, từ đó giúp giải đáp vấn đề nhanh chóng. Việc sử dụng công cụ kiểm tra cấu trúc của Google có thể hoàn thành chỉ với vài bước đơn giản:

  • Bước 1: Truy cập trực tiếp vào trang công cụ của Google. Sau khi truy cập thành công, chúng ta nhập link cần kiểm tra vào phần “Tìm nạp URL” và sau đó nhấn chọn mục “Chạy thử nghiệm”.
  • Bước 2: Lúc này, chúng ta cần chờ cho quá trình nạp và phân tích được thực hiện và hoàn tất. Hệ thống sẽ trả về đầy đủ các thông tin về các loại dữ liệu có cấu trúc ở URL mà bạn cần kiểm tra. Với các dữ liệu hiển thị càng nhiều chứng tỏ trang web đang kiểm tra sở hữu câu trúc tốt, từ đó giúp công cụ tìm hiểu nội dung thuận lợi hơn.

Bên cạnh việc thực hiện 2 thao tác trên, cần chú ý tới mục “Lỗi” cũng như “Cảnh báo”. Trong trường hợp có lỗi hay cảnh báo, lúc này việc nhấn vào thông báo của từng mục, kiểm tra Schema gặp vấn đề gì và xử lý triệt để giúp website có thể duy trì hoạt động hiệu quả và ổn định.

Cách kiểm tra Schema cho website
Cách kiểm tra Schema cho website

Ảnh hưởng của Schema đến với việc tối ưu SEO cho website

Các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google liên tục thay đổi, cập nhật và bổ sung nhiều thuật toán và kỹ thuật mới, việc tối ưu hóa SEO trở nên khó khăn hơn. Doanh nghiệp luôn cần tập trung vào việc xây dựng cấu trúc và nội dung chất lượng để có thể đạt được vị trí hàng đầu trên kết quả tìm kiếm. Điều này trở thành nhiệm vụ sống còn ảnh hưởng đến doanh thu và quá trình phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Dù Google khuyến khích việc sử dụng Schema SEO, chỉ có khoảng 30% các trang web trực tuyến áp dụng Schema cho trang web của mình, điều này càng chứng minh giá trị và tầm quan trọng của nó. Vậy những ảnh hưởng có thể mang lại từ schema là gì?

Cải thiện khả năng crawl dữ liệu

Với hàng tỷ trang web đang hoạt động, việc sử dụng Schema giúp chúng ta truyền đạt một cách chính xác với các công cụ tìm kiếm về nội dung và thông tin được cung cấp trên trang web của mình. Quá trình này là rất cần thiết và hữu ích đặc biệt đối với các doanh nghiệp địa phương. Làm rõ thông tin về đơn vị của mình, như cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hoặc cách liên hệ, giúp trang web thân thiện với công cụ tìm kiếm và được đánh giá cao hơn.

Xem thêm: Top 10 công cụ SEO giúp tối ưu website tốt nhất hiện nay

Tăng trải nghiệm cho khách hàng khi truy cập

Thông tin bổ sung khi được cung cấp sẽ cho phép người dùng có thêm cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý. Lúc đó, trang web của bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập tốt hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nhờ có Schema SEO, các thông tin hữu ích, dựa trên mối quan tâm của khách hàng sẽ được hiển thị đầy đủ và rõ ràng, tối ưu trải nghiệm người dùng. Thu hút khách hàng là điều chúng ta sẽ đạt được.

Tăng trải nghiệm cho khách hàng khi truy cập
Tăng trải nghiệm cho khách hàng khi truy cập

Rich Snippets

Thường thì Google sử dụng Schema để tạo ra các đoạn Rich Snippets cho một trang web cụ thể trên kết quả tìm kiếm, từ đó cung cấp cho người dùng đầy đủ các thông tin về đánh giá hoặc thông tin liên quan tới sản phẩm. Việc sử dụng Schema giúp khách hàng hiểu trực quan, đầy đủ hơn về website, về doanh nghiệp của bạn. Lúc đó, việc thúc đẩy họ truy cập vào website sẽ tăng lên đáng kể.

Cải thiện khả năng hiển thị của trang web trên trang tìm kiếm

Schema SEO giúp cải thiện khả năng hiển thị của trang web trên trang tìm kiếm. Một lợi ích cho thấy tầm quan trọng của Schema với SEO website là giúp tăng khả năng hiển thị của trang web trở nên hấp dẫn, rõ ràng và thu hút người dùng một cách hiệu quả hơn.

Với các dữ liệu cấu trúc như vậy, hiệu quả SEO được nâng cao đáng kể. Khi người dùng nhấp vào kết quả của bạn nhiều hơn, đây chính là sự thể hiện của giá trị mà Technical SEO Schema mang lại. Việc có nhiều lượt nhấp từ người dùng càng giúp trang web được Google đánh giá cao, cải thiện thứ hạng tốt hơn.

Việc tối ưu SEO tốt cho website chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và bán hàng hiệu quả hơn rất nhiều. Để làm được điều đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp GoWEB – thiết kế website chuyên nghiệp cũng như tính năng tối ưu SEO giúp website trở nên thân thiện với các công cụ tìm kiếm, cho phép doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hơn.

Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử với giải pháp GoWEB của GoSELL

GoWEB là giải pháp thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp được cung cấp bởi phần mềm GoSELL. Với GoWEB, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình tạo nên một website bán hàng đúng với định vị thương hiệu cũng như được tích hợp các tính năng bán hàng và quản lý bán hàng toàn diện. 

Cụ thể, GoWEB cung cấp cho doanh nghiệp một kho giao diện khổng lồ với những lựa chọn phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau. Bạn chỉ cần lựa chọn giao diện phù hợp và thực hiện các thao tác kéo thả đơn giản để có thể tạo nên một website bán hàng hoàn chỉnh.

Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử với giải pháp GoWEB của GoSELL
Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử với giải pháp GoWEB của GoSELL

Website bán hàng được thiết kế bởi GoWEB cũng được tích hợp nhiều tính năng giúp đồng bộ quản lý bán hàng từ website đến cửa hàng, app, các nền tảng TMĐT cũng như mạng xã hội mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Với khả năng đồng bộ đơn hàng, sản phẩm, kho hàng, khách hàng,… quy trình quản lý bán hàng đa kênh của doanh nghiệp sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Ngoài ra, website cũng hỗ trợ đa dạng các hình thức thanh toán cũng như vận chuyển phổ biến giúp đem lại sự thuận tiện và hài lòng nhất cho khách hàng.

Tối ưu SEO cho website bán hàng của doanh nghiệp

Một trong những mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp khi vận hành website bán hàng chính là tối ưu SEO cho website để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Hiểu được điều đó, GoSELL cung cấp tính năng tối ưu SEO một cách hiệu quả giúp website bán hàng trở nên thân thiện nhất với các bộ máy tìm kiếm. 

Đầu tiên, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp thiết lập nhiều từ khóa SEO cho nội dung mà mình đăng tải để tối ưu SEO bằng cách đặt dấu phẩy giữa mỗi từ khóa trong mục từ khóa của hệ thống. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thêm tiêu đề, tiêu đề phụ, mô tả, link sản phẩm… cho những nội dung của mình trước khi cập nhật lên website. GoSELL luôn sắp xếp những mục này một cách hợp lý nhất có thể giúp người dùng có thể thao tác một cách dễ dàng. 

Bên cạnh các trang bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng trang

 chia sẻ thông tin để tiếp cận khách hàng và nâng cao lưu lượng truy cập cho website. Hệ thống của GoSELL cũng cho phép doanh nghiệp tối ưu SEO bài viết để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google. Đây là một trong những cơ sở giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả các chiến dịch marketing, tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, GoSELL cũng hỗ trợ điều chỉnh cấu hình URL giúp doanh nghiệp có thể yên tâm khi đăng tải nhiều bài viết mà không lo trùng lặp URL webpage.

Các tính năng, sản phẩm mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp

Bên cạnh cạnh tính năng tối ưu SEO kể trên, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL còn mang đến rất nhiều các tính năng cần thiết khác cho doanh nghiệp như: quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, kho hàng, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, chi nhánh, các tính năng hỗ trợ các chiến dịch marketing,… để tối ưu quy trình bán hàng đa kênh.

Các tính năng, sản phẩm mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp
Các tính năng, sản phẩm mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh và toàn diện với các giải pháp hiệu quả mà GoSELL cung cấp bao gồm:

  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Kết luận

Bài viết trên chắc chắn đã giúp doanh nghiệp nắm được schema là gì cũng như những lợi ích mà nó có thể mang lại cho website bán hàng. Việc tối ưu các thành phần SEO cho website chắc chắn sẽ giúp quy trình kinh doanh, bán hàng đa kênh trở nên thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn rất nhiều.

Bài viết cùng chuyên mục