Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Metric là gì và cách xác định chính xác metric cho từng kênh Marketing

Kiến thức

Metric là gì và cách xác định chính xác metric cho từng kênh Marketing

26 Tháng Hai, 2024

Metric là một trong những yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể theo dõi, đo lường được hiệu suất, hiệu quả của hoạt động Marketing, kinh doanh. Vậy cụ thể Metric là gì?

Metric là gì và cách xác định chính xác metric cho từng kênh Marketing

Metric là gì?

Metric là gì? Metric hay còn được biết đến là chỉ số, đây là những con số dùng để đo lường và theo dõi, cũng như đánh giá các sự thành công tùy thuộc vào ngữ cảnh, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau chứ không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp.

Các business metric (chỉ số trong doanh nghiệp), thường sẽ được dùng để theo dõi quy trình và hiệu suất quan trọng, giúp đánh giá được “sức khỏe” doanh nghiệp. Trong đó sẽ bao gồm các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, chỉ số liên quan đến nhân viên và khách hàng,…

Metric là gì?
Metric là gì?

Khác biệt giữa KPI và Metric là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng Metric bao gồm những gì đo đạc được và kết quả thu được về từ việc đo đạc đó.

Điểm khác biệt giữa KPI và Metric là gì?
Điểm khác biệt giữa KPI và Metric là gì?

KPI cũng là Metric nhưng nó là số liệu cuối cùng giúp phản ánh về mục tiêu, thể hiện rõ kết quả kinh doanh. Còn trong marketing KPI thường là Lead, lượng Order trên website, số điện thoại để lại tư vấn. Tùy vào mỗi phòng ban và mục tiêu theo từng giai đoạn của công ty sẽ cho ra KPI khác nhau. Dưới đây là những khác biệt cụ thể của Metric và Kpi.

MetricKPI
Khái niệmĐây là các điểm cơ sở dữ liệu khác nhau để để xây dựng KPI.

 

Được hiểu là mục tiêu kinh doanh, kết quả hoạt động của nhóm hay một bộ phận. KPI có thể có nhiều chỉ số khác nhau.
Thời gianKhông giới hạn về vấn đề thời gian.Cần đưa ra một mốc thời gian cụ thể để có thể đạt được mục tiêu.
Các yếu tố liên quanGồm nhiều yếu tố khác nhau, chỉ cần liên quan đến doanh nghiệp là được. Ví dụ như lượt tiếp cận quảng cáo, số lượng hàng hóa bán được, thứ hạng từ khóa SEO,…Liên quan trực tiếp đến cách mà doanh nghiệp kiếm tiền như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tỷ lệ ROI, CPA, CPL, số lượng leads,…
Mối liên hệ Không phải Metric nào cũng là KPI.KPI chính là một loại Metric.

Xem thêm: Kpi và okr: Hai chỉ tiêu đo lường quan trọng và sự khác biệt giữa chúng

Marketing Metric là gì?

Sau khi đã biết về định nghĩa Metric là gì, thì khái niệm marketing metric là gì cũng là yếu tố không nên bỏ qua.

Marketing metric chính là các giá trị có thể đo lường được trong các hoạt động marketing, được sử dụng để chứng minh hiệu quả của các chiến dịch trên các kênh thực hiện marketing.

Marketing Metric là gì đối với doanh nghiệp?

Như đã đề cập phía trên, nếu không có Metric thì chúng ta sẽ không có cơ sở để thiết lập KPI. Dù cho bạn đã thiết lập KPI nhưng khi muốn phân tích được lý do thất bại hay đạt được KPI thì bạn cần xem lại và phân tích các Metric có ảnh hưởng hay tạo nên KPI.

Không chỉ vậy, mà thông qua việc nghiên cứu và phân tích các chỉ số tiếp thị, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp đều có thể nắm rõ được tình trạng thực tế và biết được việc mình đang làm có hiệu quả hay không. Những thông số đánh giá hiệu quả này bao gồm: tỷ lệ tiếp cận với khách hàng, tương tác bài đăng, doanh số bán hàng, nhận thức và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm….

Thông qua những chỉ số đó, cũng chính là tiếng chuông cảnh báo khi chiến dịch marketing đang hoạt động không hiệu quả thì cần có những điều chỉnh để tránh gây lãng phí ngân sách mà không đem lại kết quả gần như mong muốn.

Thêm vào đó, marketing metric còn giúp doanh nghiệp thấy rõ những tác động của marketing quảng cáo đối với chính họ. Đây chính là cách cụ thể nhất cho thấy những chi phí theo quý, theo năm cho nhân sự và cả những hoạt động đang triển khai mỗi ngày của doanh nghiệp. Metric giúp bạn hiểu được 2 vấn đề:

Các chỉ số giúp bạn thu thập insight

Với mục đích đầu tiên là để thiết lập, theo dõi và đánh giá để gặt hái các insight khách hàng cũng như sản phẩm và thị trường.

Cơ sở để tối ưu các chỉ số KPI và tối ưu chiến dịch

Thông qua việc phân tích các chỉ số có liên quan đến chiến dịch của mình, bạn có thể đánh giá hiệu suất Marketing và mức độ thành công của các chiến lược của mình. Ngoài ra, ngay cả khi các kế hoạch của bạn không đạt được kết quả mong muốn, việc theo dõi các chỉ số là một cách thực sự hiệu quả để phản ánh những điểm ngắn hạn và học hỏi từ chúng.

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng marketing plan chi tiết, hoàn chỉnh

Các chỉ số bạn cần quan tâm trong Metric là gì?

Sẽ có rất nhiều, rất nhiều thước đo hoạt động Marketing, cách tiếp cận phân tích và cách để đo lường hiệu suất. Nhưng dù bạn đang làm cho công ty Việt hay tập đoàn đa quốc gia, đang đảm nhiệm vị trí Executive hay Quản lý đều cần biết đến 6 loại chỉ số dưới đây:

  • ROI (Return on marketing investment) – Tỷ suất hoàn vốn.
  • Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi (Hay tỉ lệ hoàn thành mục tiêu).
  • Customer acquisition cost (CAC) – Chi phí sở hữu khách hàng.
  • CLV – (Lifetime value of a customer) – Giá trị vòng đời khách hàng.
  • CiR (Cost Income Ration – Tỷ lệ chi phí trên Doanh Thu).
  • ROAS ( chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo bằng cách đo lường doanh thu so với chi tiêu quảng cáo).

Các metric phổ biến của từng kênh Marketing

Facebook Ads

Đối với campaign Branding:

  • Impression Reach (số lượng người mà quảng cáo/nội dung của bạn tiếp cận được).
  • Frequency (số lần trung bình quảng cáo của bạn hiển thị đến một người).
  • CPM (Cost Per Mille) – giá mỗi 1000 lượt hiển thị.
  • CPV (Cost per view) – Chi phí cho mỗi lượt xem.
  • CPE (Cost per engagement) – Chi phí mỗi lượt tương tác.

Đối với campaign thu lead:

  • CPM (Cost Per Mille) – giá mỗi 1000 lượt hiển thị.
  • CPE (Cost per engagement) – Chi phí mỗi lượt tương tác.
  • CPC (Cost per click) chi phí mỗi lần nhấp chuột.
  • CR (Conversion Rate) – tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi bao gồm: lượng comment, lượng điền form,…

Đối với campaign conversion nhằm tăng sale:

  • CR (Conversion Rate) – tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
  • CPS (Cost per session) – chi phí trên một lần tương tác.
  • CPC (Cost per click) chi phí mỗi lần nhấp chuột
  • CPO (Cost per order) – chi phí cho mỗi lần đặt hàng.
  • ROAS (chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo bằng cách đo lường doanh thu so với chi tiêu quảng cáo).

Bạn có thể tham khảo thêm:

  • CPM là gì? Bí quyết tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo
  • Frequency là gì? Tần suất chạy quảng cáo trên Facebook bao nhiêu là tốt?

Social Media

Tùy thuộc các kênh Social mà ta có các chỉ số khác nhau, ở kênh Facebook ta có các chỉ số sau.

  • Reach: Số người xem nội dung của bạn.
  • Engagement: Số lượng người tương tác với nội dung của bạn (lượt thích, lượt chia sẻ,…).
  • Action: Số người nhấp vào liên kết và nút gọi hành động trên trang của bạn.
  • Conversion: Số người chuyển đổi trở thành người dùng trang web của bạn hoặc trở thành khách hàng của bạn.
  • Demographics: Thông tin về những người tương tác với thương hiệu của bạn (tuổi, giới tính, vị trí).

Xem thêm: Social media marketing là gì? 6 bước xây dựng chiến lược hiệu quả

Email Marketing

  • Open Rates: Có bao nhiêu người mở email của bạn.
  • Click-through Rates: Tổng số người nhấp vào liên kết (button) có trong email của bạn.
  • Unsubscribe Rates: Tổng số người hủy theo dõi email.
  • Delivery Rate: Có bao nhiêu email thực sự được gửi.
  • Earnings per email/click: Email/liên kết nhấp chuột của bạn đang tạo ra bao nhiêu thu nhập.

Website

  • Traffic: Lưu lượng truy cập vào website.
  • Conversions: Những chuyển đổi của user trên website như là điền Form, xem video,..
  • Bounce Rate: Phần trăm số lần truy cập trang đơn lẻ (Single page visit) hoặc phiên (Session) mà trong đó, một user rời khỏi trang web từ trang đích mà không duyệt thêm.
  • Session: Một nhóm các lần truy cập được ghi lại của một người dùng trong một khoảng thời gian nhất định.
  • New and Returning Visitors: Số lượng khách truy cập mới và khách quay lại.
  • Interactions: Hành vi của user trên website (eg. time on each page, comments, shares, clicks).
  • Page Loading Times: Thời gian tải trang.

Đo lường hiệu quả trên website

Với tính năng Google Analytics , Google Tag Manager, được tích hợp sẵn trên website của GoWEB và hoàn toàn miễn phí, giúp bạn dễ dàng đo lường các chỉ số Metric key nhằm thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả hơn.

  • Traffic: Với tính năng Google Analytics được tích hợp trên GoWEB giúp nhà quản trị website có thể theo dõi được chỉ số biểu thị một cách rõ ràng nhất về số lượng khách hàng đã tiếp cận với website doanh nghiệp của bạn.
  • Session: Chỉ số này giúp doanh nghiệp đo lường được chất lượng điều hướng các nội dung trên website.
  • Time on site: Với chỉ số này doanh nghiệp hoàn toàn có thể biết được thời gian trung bình mà người dùng ở lại trên website của bạn.
  • Bounce rate: Với chỉ số này doanh nghiệp có thể biết được phần trăm khách hàng truy cập vào trang web và sau đó rời đi thay vì tiếp tục xem các trang khác trong trang web của bạn.
  • Nhân khẩu học: Giúp doanh nghiệp của bạn phân tích các vấn đề liên quan đến người dùng trên website như: giới tính, độ tuổi,…giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích về tệp khách hàng mục tiêu và từ đây có thể đưa ra những chiến dịch marketing hiệu quả hơn.
  • Luồng hành vi: Chỉ số này sẽ cho doanh nghiệp biết được, những khách hàng của mình đến từ những nguồn truy cập nào, có thể là qua: Email marketing, mạng xã hội, landing page, các chiến dịch quảng cáo,….và hướng truy cập của họ cho đến khi kết thúc.

CRM khách hàng

Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng dựa trên số lượng khách hàng chưa có đơn hàng, đã mua hàng, hoặc chưa hoàn thành đơn hàng trong từng khoảng thời gian cụ thể. Phân tích khách hàng dựa trên các tiêu chí: doanh thu, nền tảng mua hàng, kênh bán hàng, nhân viên bán hàng, độ tuổi / vị trí / cấp độ thành viên của khách hàng,…

Phân tích báo cáo

Tính năng phân tích báo cáo cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất.

Những sản phẩm khác mà GoSELL cung cấp

Bên cạnh những sản phẩm và tính năng vừa kể trên, GoSELL còn cung cấp đến các doanh nghiệp giải pháp thúc đẩy kinh doanh đa kênh hiệu quả bao gồm: Xây dựng app bán hàng (GoAPP), tạo landing gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (GoLEAD), quản lý kinh doanh tại cửa hàng (GoPOS), kinh doanh trên mạng xã hội (GoSOCIAL), hệ thống tổng đài ảo (GoCALL), cùng với đó là vô vàn các tính năng giúp tối ưu kinh doanh.

Với những chia sẻ trên của GoSELL, mong rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về Metric là gì, cũng như vai trò của nó với marketing và doanh nghiệp. Mong rằng với những chia sẻ trên, sẽ là kim chỉ nam giúp bạn đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả trong tương lai.

Bài viết cùng chuyên mục